Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”

Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại

hands_2785083b

Nguồn: George Friedman, “Population Decline and the Great Economic Reversal”, Stratfor, 17/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những tuần vừa qua, chúng ta tập trung sự chú ý vào các nước Hy Lạp, Đức, Ukraine, và Nga. Tất cả đều là những vấn đề nóng bỏng. Nhưng trong mỗi trường hợp, các độc giả muốn tôi chú ý vào điều mà họ coi là khía cạnh ẩn đằng sau và thậm chí mang tính quyết định đối với những vấn đề ấy – nếu không phải bây giờ thì cũng sẽ không bao lâu nữa. Khía cạnh ấy là sự suy giảm dân số và tác động của nó đến những quốc gia kể trên. Lập luận được đưa ra là sự suy giảm dân số sẽ tạo ra những cuộc khủng hoảng ở các nước này và những nước khác, làm suy yếu nền kinh tế và quyền lực quốc gia của họ. Đôi khi chúng ta cần dừng lại và bỏ qua những cuộc khủng hoảng trước mắt để đến với những vấn đề rộng lớn hơn. Hãy bắt đầu với một vài suy nghĩ trong cuốn sách “Thế giới 100 năm tới” (The Next 100 Years) do tôi viết. Continue reading “Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại”

Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!

debt-free

Nguồn: Paul Krugman, “Nobody Understands Debt”, The New York Times, 09/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế, bao gồm cả Janet Yellen (Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – NBT), chủ yếu nhìn nhận các vấn đề kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 như một câu chuyện xoay quanh quá trình “thoái nợ” (deleveraging) – nỗ lực được các con nợ ở hầu như khắp mọi nơi thực hiện cùng một lúc nhằm giảm số nợ phải trả. Tại sao quá trình thoái nợ lại là một vấn nạn? Bởi vì chi tiêu của tôi là thu nhập của bạn, và chi tiêu của bạn là thu nhập của tôi, vậy nên nếu tất cả mọi người cắt giảm chi tiêu cùng một lúc, thu nhập trên thế giới sẽ bị giảm đi. Continue reading “Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!”

Tại sao giảm phát lại tồi tệ?

B6HYHG_3090984b

Nguồn:Why deflation is bad”, The Economist, 07/01/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp & Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Giá cả ở khu vực đồng euro đang hạ xuống. Số liệu công bố ngày 7/1 cho thấy giá tiêu dùng trong năm 2014 tính đến tháng 10 đã tụt 0,2%, đánh dấu sự quay trở lại của giảm phát lần đầu tiên kể từ năm 2009. Mức cầu yếu do chính sách thắt lưng buộc bụng, nợ và sự thiếu hụt tăng trưởng đang kéo mức giá cả xuống. Giá dầu giảm cũng khiến hàng hóa rẻ hơn. Người ta có thể nghĩ rằng giá cả giảm là một điều đáng để ăn mừng, nhưng những lo ngại về bẫy giảm phát và vòng xoáy suy thoái vẫn đang tồn tại khắp nơi. Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể sẽ khởi động chương trình nới lỏng định lượng trong tháng này để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vậy tại sao các nhà kinh tế học lại rất sợ việc giá cả giảm? Continue reading “Tại sao giảm phát lại tồi tệ?”

Tương lai của vũ lực và chiến tranh

tank_1640626i

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Future of Force”, Project Syndicate, 05/02/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại hội nghị thường niên gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức ở Davos, tôi đã tham gia cùng một nhóm các nhà lãnh đạo quốc phòng để thảo luận về tương lai của quân đội. Vấn đề mà chúng tôi đề cập có vai trò rất quan trọng: hiện nay quân đội nên chuẩn bị cho loại hình chiến tranh nào?

Các chính phủ sở hữu lượng hồ sơ lưu trữ hết sức nghèo nàn khi chúng ta tìm câu trả trả lời cho câu hỏi này. Chẳng hạn, sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ đã đánh mất những gì nó học được về biện pháp chống quân nổi dậy, để rồi phải tìm hiểu lại vấn đề này với cái giá rất đắt ở Iraq và Afghanistan. Continue reading “Tương lai của vũ lực và chiến tranh”

Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới

zbigniew-brzezinski

Nguồn: Zbigniew Brzezinski, “America’s Global Balancing Act”, Project Syndicate, 21/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea, biên giới giữa Iraq và Syria bị phá vỡ và Trung Quốc ngày càng hành động xác quyết hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh có vẻ như đã kết thúc trong năm 2014. Liệu điều này có đúng?

Kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh không thực sự là một “kỷ nguyên”, nó giống với một giai đoạn chuyển tiếp từng bước từ trật tự hai cực thời Chiến tranh Lạnh sang một trật tự quốc tế phức tạp hơn mà bản chất là vẫn tiếp tục xoay quanh hai siêu cường thế giới. Nói ngắn gọn, trục cốt lõi của trật tự thế giới mới ngày càng xoay quanh Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh hai thực tế quan trọng, khiến nó tách biệt với sự ganh đua thời Chiến tranh Lạnh: không bên nào mang nặng tư tưởng ý thức hệ trong phương hướng hành động, và cả hai bên đều nhận thấy họ cần phải chung sống hòa thuận với nhau. Continue reading “Brzezinski nói về Hoa Kỳ và tình hình thế giới”

Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay

great_wall_china_photo_gov

Nguồn: Michael D. Swaine, “China: The Influence of History”, The Diplomat, 14/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Lịch sử tác động đến suy nghĩ và cách hành xử của người Trung Quốc ngày nay như thế nào?

Với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở châu Á và các khu vực khác, nhiều nhà phân tích tìm đến lịch sử Trung Quốc để tìm hiểu xem một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ hành xử và nhìn nhận thế giới như thế nào trong tương lai. Nhiều nỗ lực áp dụng lăng kính lịch sử ấy đã mắc phải lỗi đơn giản hóa quá mức và diễn giải sai lệch mối liên hệ với hiện tại và ý nghĩa của lịch sử hàng trăm năm tư tưởng và cách hành xử của người Trung Quốc. Continue reading “Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay”

Các nhà kinh tế học mang lại ích lợi gì?

4economists

Nguồn: Robert J. Shriller, “What Good Are Economists?”, Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Tường Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế 2007 – 2009 diễn ra đến nay, những chỉ trích nhắm vào lĩnh vực kinh tế học ngày càng mạnh mẽ. Thất bại của hầu hết chuyên gia kinh tế trong việc dự báo sự kiện này mà hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng đã dẫn tới câu hỏi liệu các chuyên gia kinh tế có đóng góp bất kỳ điều gì quan trọng cho xã hội hay không. Nếu như họ không thể dự đoán những thứ quan trọng đối với sự thịnh vượng của người dân, vậy họ có tác dụng gì?

Thực vậy, các nhà kinh tế học đã không thể dự đoán được đa số các cuộc khủng hoảng lớn trong thế kỷ trước, bao gồm cuộc suy thoái kinh tế 1920-1921, những cuộc khủng hoảng diễn ra liên tiếp trong giai đoạn 1980-1982 và tồi tệ nhất là Đại suy thoái 1929 xảy ra sau khi thị thường chứng khoán đổ vỡ. Continue reading “Các nhà kinh tế học mang lại ích lợi gì?”

Tại sao đồng Đô la Mỹ sẽ không tăng giá?

Dollar_7-16-2014_153990_l

Nguồn: Barry Eichengreen, “Don’t Bet on a Stronger Dollar,” Project Syndicate, 13/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều đang dự đoán rằng đồng đô la sẽ trở nên mạnh hơn trong năm 2015 – một kỳ vọng đang đưa đẩy các nhà đầu tư đến những khoản đánh cược rất lớn. Dẫu vậy chiến lược thị trường này có thể trở thành một sai lầm vô cùng tai hại.

Sự đồng thuận trong những dự đoán này phản ánh thực tế rằng Hoa Kỳ đang là nền kinh tế lớn duy nhất nơi mà triển vọng tăng trưởng đang được cải thiện. Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tăng con số ước tính tăng trưởng GDP của quý III năm ngoái (2014) lên 5% – mức cao nhất trong vòng 11 năm qua. Continue reading “Tại sao đồng Đô la Mỹ sẽ không tăng giá?”

Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?

china cics

Nguồn: Yu Yongding, “China faces challenges but bears beware of betting on collapse”,  East Asia Forum, 28/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Orwell từng nhận xét: “Những kẻ đang chiến thắng có vẻ như sẽ luôn bất khả chiến bại”. Cách đây không lâu, nhiều người phương Tây đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Dù vậy, trong vòng hai năm qua nhiều người phương Tây đã bắt đầu nhận ra những nguy cơ sắp xảy ra ở Trung Quốc. Tình trạng bất ổn lao động, bong bóng nhà đất ngày càng phình to, hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking), nợ chính quyền địa phương tăng cao và tình trạng dư thừa sản xuất (overcapacity) chung quy lại đều cho thấy một điều: sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc đang đến gần.

Nhưng không như kỳ vọng của những người có suy nghĩ bi quan về nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế nước này sẽ một lần nữa đi ngược lại những dự báo tồi tệ của năm 2014. Tăng trưởng năm 2014 được kỳ vọng sẽ gần đạt mục tiêu 7,5% mà chính phủ đặt ra. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”

Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc

4th plenum ccp

Tác giả: Timothy Heath, “Fourth Plenum: Implications for China’s Approach to International Law and Politics“, China Brief, Volume Vol.14, Issue No.22, 20/11/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 bế mạc gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tập trung các nỗ lực nhằm cải cách các thể chế và luật pháp quốc tế bên cạnh thúc đẩy các giá trị, nguyên tắc chính trị và lập luận pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu của Trung Quốc. Những định hướng này cho thấy nỗ lực ở quy mô rộng lớn hơn, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính quyền, nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tại châu Á. Tuy nhiên nó cũng đồng thời mở ra cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực song trùng lợi ích và mở rộng đối thoại trong những vấn đề còn tồn tại nhiều bất đồng. Continue reading “Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản

130723021713-abe-new-story-top

Nguồn: Shinzo Abe, “Japan’s Vote for Bold Reform”, Project Syndicate, 05/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với sứ mệnh to lớn được người dân Nhật Bản giao phó thể hiện qua số phiếu ủng hộ áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng 12 vừa rồi, khả năng hành động quyết đoán của chính phủ chúng tôi đã được tăng cường đáng kể. Thật vậy, giờ đây chúng tôi không chỉ có thẩm quyền để hành động mà còn nhận được một thông điệp rõ ràng và dứt khoát từ cử tri rằng chúng tôi phải hành động như vậy.

Cụ thể, giờ đây chúng tôi có nhiệm vụ khởi động chương trình cải cách cơ cấu, thứ được thế giới biết đến như là “mũi tên thứ ba” của cái gọi là chính sách kinh tế “Abenomics.” Chính cải cách cơ cấu sẽ giải phóng khả năng cạnh tranh cũng như tính năng động vốn bị kìm hãm quá lâu của các doanh nghiệp và người dân Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn cải cách mạnh mẽ của Nhật Bản”

Gục ngã vì tài chính

140320140740-large

Nguồn: Dani Rodrik, “Death by Finance”, Project Syndicate, 10/2/2014.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các thị trường mới nổi đổi vận mới nhanh làm sao. Cách đây không lâu, chúng còn được ca tụng như những cứu tinh của nền kinh tế thế giới, là những đầu tàu kinh tế có thể thế chỗ các nền kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu trong khi những nền kinh tế này tỏ ra ì ạch. Các nhà kinh tế tại Citigroup, McKinsey, PricewaterhouseCoopers và nhiều nơi khác đều đưa ra dự đoán về một kỷ nguyên tăng trưởng toàn diện và ổn định ở cả châu Á và châu Phi.

Nhưng hiện tại thì hình ảnh ảm đạm từ các nền kinh tế mới nổi đã quay trở lại. Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu thắt chặt chính sách tài khóa, đồng tiền của các nước này đã phải hứng chịu một cú đòn đau. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Dường như nhìn vào bất kì đâu ta cũng có thể nhận ra những vấn đề cố hữu. Continue reading “Gục ngã vì tài chính”

Sự cô lập không còn đem lại vinh quang

Vladimir Putin, Raul Castro

Nguồn: Dominique Moisi, “Not So Splendid Isolation”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Vào cuối thế kỷ 19, Đế quốc Anh theo đuổi một chính sách được biết đến với cái tên “sự cô lập huy hoàng” vốn thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo nước này đối với việc không tham gia vào các vấn đề quốc tế. Với tiềm năng kinh tế cùng với sức mạnh hải quân vượt trội, Anh Quốc có đủ khả năng để tránh bị vướng vào vấn đề của những nước khác.

Các sự kiện diễn ra gần đây cho thấy rằng sự cô lập thời nay thường là một sai lầm hay một hoàn cảnh không đáng mong muốn bắt nguồn từ những chính sách thất bại. Việc Cuba thoát khỏi sự bao vây cô lập do Hoa Kỳ áp đặt sau hàng thập kỷ là một thắng lợi của đảo quốc này trong khi việc Triều Tiên bị nhiều quốc gia tẩy chay đã và đang đưa đất nước đến gần bờ vực sụp đổ. Continue reading “Sự cô lập không còn đem lại vinh quang”