20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

Thế giới hôm nay: 15/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

 Đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2007: lợi tức của các trái phiếu có kỳ hạn mười năm giảm xuống dưới mức lợi tức của trái phiếu kì hạn hai năm. Sự đảo ngược của lợi tức dài hạn và ngắn hạn là dấu hiệu của mọi cuộc suy thoái trong nửa thế kỷ qua. Chỉ từng có một lần đường cong đảo chiều mà không có suy thoái theo sau. Đồng thời, đường cong lợi tức cũng đảo ngược ở Anh.

Vào tháng 7, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, còn doanh số bán lẻ tăng trong tháng này với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4. Dữ liệu tháng trước cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 6,2% trong Quý II so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/08/2019”

13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha

Nguồn: Aztec capital falls to Cortés, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1521, sau một cuộc bao vây kéo dài ba tháng, lực lượng Tây Ban Nha dưới quyền của Hernán Cortés đã chiếm được Tenochtitlán, thủ đô của Đế chế Aztec. Lính của Cortés đã san bằng thành phố và bắt giữ Cuauhtemoc, Hoàng đế Aztec.

Thành Tenochtitlán được lập vào năm 1325 bởi một bộ tộc săn bắn và hái lượm lang thang trên các hòn đảo ở Hồ Texcoco, nay là khu vực gần Thành phố Mexico. Chỉ trong vòng một thế kỷ, nền văn minh này đã phát triển thành Đế chế Aztec, phần lớn là nhờ hệ thống nông nghiệp tiên tiến. Họ sớm thống trị miền trung Mexico và khi Hoàng đế Montezuma II lên ngôi vào năm 1502 thì đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất, mở rộng hơn về phía nam, đến tận Nicaragua ngày nay. Continue reading “13/08/1521: Thủ đô Aztec rơi vào tay người Tây Ban Nha”

30/12/1853: Biên giới phía Nam nước Mỹ được thiết lập

Nguồn: Southern U.S. border established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1853, James Gadsden, Đại sứ Mỹ tại Mexico và Antonio Lopez de Santa Anna, Tổng thống Mexico, đã ký kết Hiệp ước Gadsden (Gadsden Purchase) tại Mexico City. Hiệp ước này giải quyết tranh chấp về vị trí của biên giới Mexico phía tây El Paso, Texas, và thiết lập các ranh giới cuối cùng của miền Nam nước Mỹ. Với cái giá 15 triệu đô la, sau giảm còn 10 triệu, người Mỹ đã mua lại khoảng 30.000 dặm vuông đất ở phía nam, nơi mà nay chính là New Mexico và Arizona. Continue reading “30/12/1853: Biên giới phía Nam nước Mỹ được thiết lập”

Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?

Nguồn:How Donald Trump could take America out of NAFTA“, The Economist, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump đã liên tục chỉ trích Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông đã gọi nó là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất có lẽ từng được ký ở bất cứ nơi nào, nhưng chắc chắn là thỏa thuận tồi tệ nhất từng được ký ở đất nước này”. Ông đổ lỗi cho hiệp định này về tình trạng mất việc làm trong ngành sản xuất ôtô của Mỹ, một phần tư trong số đó đã biến mất kể từ năm 1994. Và ông hứa hẹn sẽ đàm phán lại hoặc thậm chí rút khỏi hiệp định này. Liệu Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA hay không, và hậu quả sẽ là gì nếu ông ta thực sự làm điều đó? Continue reading “Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?”

13/05/1846: Hoa Kỳ tuyên chiến với Mexico

usmex

Nguồn:President Polk declares war on Mexico”, History.com (truy cập ngày 13/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1846, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỉ lệ áp đảo để ủng hộ yêu cầu của Tổng thống James K. Polk trong việc tuyên chiến với Mexico do một tranh chấp về Texas.

Do bị Mexico đe dọa chiến tranh, Hoa Kỳ đã tự kiềm chế không sáp nhập Texas sau khi Texas giành được độc lập khỏi Mexico vào năm 1836. Tuy nhiên, trong năm 1844, Tổng thống John Tyler đã khởi động lại các cuộc đàm phán với Cộng hòa Texas, dẫn tới một Hiệp ước Sáp nhập. Ban đầu hiệp ước bị Thượng viện bỏ phiếu bác bỏ với một tỉ lệ cách biệt lớn bởi vì Texas sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các bang ủng hộ và chống chế độ nô lệ ở miền Bắc và miền Nam, đồng thời dẫn tới nguy cơ chiến tranh với Mexico, nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Continue reading “13/05/1846: Hoa Kỳ tuyên chiến với Mexico”

Bài học về phát triển từ Mexico

20150919_LDP002_0

Nguồn: “The two Mexicos”, The Economist, 19/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Là sự kết hợp của cả tính hiện đại và sự nghèo đói, Mexico mang lại nhiều bài học cho tất cả các thị trường mới nổi.

“Trong quá trình thiết lập chế độ pháp quyền, năm trăm năm đầu tiên luôn là khó khăn nhất.” Câu nói trên của cựu thủ tướng Anh Gordon Brown dường như không chỉ quá cứng nhắc, mà có vẻ còn không chính xác trong suốt 2 thập niên qua.  Được khích lệ bởi (thực tiễn của) Trung Quốc, với tăng trưởng thương mại và thu hút dòng vốn nước ngoài, với vấn đề tầng lớp trung lưu mới và cả tỉ người ở dưới đáy xã hội, người ta dễ dàng quên đi thực tiễn từ xa xưa rằng việc biến các nước nghèo thành các nước giàu khó như thế nào. Và người ta hồ hởi nhận định: các thị trường mới nổi chắc chắn sẽ tiếp bước Hàn Quốc hoặc Đài Loan trên con đường làm giàu. Continue reading “Bài học về phát triển từ Mexico”