23/03/1983: Bệnh nhân được cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời

Nguồn: First artificial heart patient dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Barney Clark, một nha sĩ 61 tuổi, đã qua đời sau 112 ngày trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tim nhân tạo vĩnh viễn. Ông đã dành bốn tháng cuối đời nằm trên giường bệnh tại Trung tâm Y tế Đại học Utah ở Salt Lake City, được gắn với một thiết bị nặng gần 160kg, giúp bơm không khí vào và ra khỏi “quả tim” thay thế làm từ nhôm và nhựa thông qua hệ thống ống dẫn. Continue reading “23/03/1983: Bệnh nhân được cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời”

23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh

Nguồn: Patrick Henry voices American opposition to British policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, trong một bài phát biểu trước Hội nghị Virginia lần thứ hai, Patrick Henry đã phản ứng lại sự cai trị ngày càng áp bức của người Anh đối với các thuộc địa Mỹ bằng cách tuyên bố, “Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào, nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hoặc cho tôi cái chết!” Sau khi ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4/7/1776, Patrick Henry được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm làm thống đốc bang Virginia. Continue reading “23/03/1775: Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh”

23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới

Nguồn: President Reagan calls for new antimissile technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, trong một bài phát biểu trước cả nước, Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Mỹ nên bắt tay vào chương trình phát triển công nghệ chống tên lửa có thể khiến nước này gần như không thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Bài phát biểu của Reagan đánh dấu sự khởi đầu của cái được gọi là “Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược” (Strategic Defense Initiative – SDI) đầy tranh cãi.

Bất chấp việc ông có luận điệu chống cộng mạnh mẽ, Reagan đã coi việc kiểm soát vũ khí hạt nhân là một trong những điểm mấu chốt trong chính quyền của mình. Tuy nhiên, đến năm 1983, các cuộc đàm phán với Liên Xô đã bị đình trệ do các vấn đề như: loại vũ khí nào nên được kiểm soát, loại biện pháp kiểm soát nào nên được thiết lập và làm thế nào để đánh giá mức độ tuân thủ các biện pháp kiểm soát đó. Đây cũng là thời điểm Reagan trở nên đặc biệt quan tâm đến ý tưởng được đề xuất bởi một số cố vấn quân sự và khoa học của mình, bao gồm cả Tiến sĩ Edward Teller, “cha đẻ của bom hydrogen.” Continue reading “23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới”

23/03/1994: Ứng cử viên tổng thống Mexico bị ám sát

Nguồn: Leading Mexican presidential candidate assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, Luis Donaldo Colosio, ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Mexico, đã bị bắn chết trong một chiến dịch tranh cử ở thị trấn biên giới phía bắc Tijuana.

Là thành viên của Đảng Cách mạng Thể chế (PRI), đảng chính trị nắm quyền ở Mexico trong gần suốt cả thế kỷ 20, Colosio đã được tổng thống sau này của Mexico là Carlos Salinas de Gortari bảo trợ, đồng thời được bầu vào Hạ viện và Thượng viện. Năm 1988, ông đã phụ trách chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Salinas, và được bầu làm lãnh đạo đảng PRI cùng năm đó. Continue reading “23/03/1994: Ứng cử viên tổng thống Mexico bị ám sát”

23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý

Bundesarchiv_Bild_146-1969-065-24,_Münchener_Abkommen,_Ankunft_Mussolini

Nguồn:Mussolini founds the Fascist party,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Benito Mussolini, cựu binh Thế chiến I và nhà xuất bản của nhiều tờ báo Xã hội, đã rời bỏ Đảng Xã hội Ý và thành lập Fasci di Combattimento, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa đặt theo tên của các cuộc cách mạng nông dân Ý trong thế kỷ 19. Thường được gọi là Đảng Phát xít, tổ chức cánh hữu mới của Mussolini ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý, có đồng phục là áo sơ mi đen, và phát động một chương trình khủng bố và đe dọa chống lại những đối thủ cánh tả của nó.

Tháng 10 năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Roma, và Vua Emmanuel III, người chẳng mấy tin vào chính phủ nghị viện Ý, đã đề nghị Mussolini thành lập một chính phủ mới. Ban đầu, Mussolini, người được bổ nhiệm làm Thủ tướng đứng đầu một nội các có ba phần tư thành viên thuộc Đảng Phát xít, đã hợp tác với Quốc hội, nhưng sau đó với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát tàn bạo của mình, Mussolini nhanh chóng trở thành nhà độc tài của nước Ý. Năm 1924, cuộc nổi dậy của phe Xã hội bị dập tắt, và tháng 1 năm 1925, một nhà nước Phát xít chính thức được tuyên bố, với Mussolini là Il Duce, hay “Nhà lãnh đạo.” Continue reading “23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý”