01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết

Nguồn: Ninety students die in Chicago school fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, vụ hỏa hoạn xảy ra tại một trường tiểu học ở Chicago đã khiến 90 học sinh thiệt mạng.

Trường Đức Mẹ Thiên Thần (Our Lady of Angels School) được điều hành bởi các Nữ Tu Bác Ái (Sisters of Charity) ở Chicago. Năm 1958, có hơn 1.200 học sinh theo học tại trường, vốn là một tòa nhà lớn và đã cũ. Thật không may, người ta đã không quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy trước thời điểm tháng 12/1958. Tòa nhà không có bất kỳ vòi phun nước nào, và cũng không có cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ nào được tiến hành. Khi một đám cháy nhỏ bùng phát trong đống rác ở tầng hầm, nó đã dẫn đến thảm họa. Continue reading “01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết”

01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự

Nguồn: Antarctica made a military-free continent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên Xô, đã cùng ký Hiệp ước Nam Cực, theo đó chính thức cấm mọi hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí trên lục địa này. Đây là hiệp định kiểm soát vũ khí đầu tiên được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ thập niên 1800, một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Chile và Na Uy, đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ thuộc Nam Cực – trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngoại giao và thậm chí là đụng độ vũ trang. Năm 1948, lính Argentina đã bắn vào lính Anh trong một khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Continue reading “01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự”

01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông

Nguồn: Chunnel makes breakthrough, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tầm 11 giờ sáng, ở độ sâu khoảng 132 feet (40,2m) dưới Eo biển Manche, các công nhân đã khoan một chiếc lỗ với kích thước của một chiếc xe hơi thông qua bức tường đá. Đây không phải là một chiếc lỗ thông thường mà là điểm kết nối hai đầu của một đường hầm dưới nước nối liền Vương quốc Anh với châu Âu lục địa lần đầu tiên sau hơn 8.000 năm.

Đường hầm Eo biển Manche – còn gọi là Chunnel (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – không phải là một ý tưởng mới. Thực ra, Napoléon Bonaparte đã từng nhận được bản đề xuất từ đầu năm 1802. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20, công nghệ cần thiết để xây dựng đường hầm mới được phát triển. Năm 1986, Anh và Pháp đã ký hiệp ước cho phép xây dựng một đường hầm chạy giữa Folkestone, Anh và Calais, Pháp. Continue reading “01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông”

01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam

President-Johnson

Nguồn:Johnson Administration makes plans to bomb North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 30/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai cuộc họp diễn ra vào ngày này năm 1964 và hai ngày sau đó tại Nhà Trắng, sau khi tranh luận, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và các cố vấn cấp cao của ông đã đồng ý tiến hành một kế hoạch ném bom gồm hai giai đoạn vào Bắc Việt Nam.

Theo kế hoạch này, giai đoạn I sẽ bao gồm các cuộc không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nhằm vào các tuyến đường xâm nhập và các cơ sở dọc biên giới Lào. Giai đoạn II sẽ mở rộng các cuộc không kích sang nhiều mục tiêu khác ở Bắc Việt Nam. Các cố vấn “diều hâu” hơn của Mỹ – đặc biệt là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – đề nghị một loạt các cuộc tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn nhằm vào nhiều mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, trong khi các cố vấn “bồ câu” đã nghi ngờ việc liệu chiến dịch ném bom này có thể có bất cứ tác động nào tới sự hỗ trợ của Hà Nội cho cuộc chiến hay không. Continue reading “01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam”