Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu”

Tác giả: Phạm Cao Phong

Những câu chuyện về thời thơ ấu ông Ngô Đình Quỳnh kể cho tôi mang âm hưởng trầm buồn.

Câu chuyện thời thơ ấu của ông làm tôi không cười nổi. Lần đầu đến trường ở Paris, giờ ra chơi, ông trố mắt nhìn những bạn cùng lớp:

-Khi đám bạn tổ chức trò ‘cút bắt’ thì tôi ngớ cả người, trò gì vậy ? Tôi như một một nhà bác học ngây người khám phá cuộc sống sinh hoạt của những chú kiến!

-Lần đầu thấy tuyết rơi, tôi ngạc nhiên lắm, tại sao lại có một đất nước như vậy!

Continue reading “Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu””

12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Lyndon B. Johnson visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, trong chuyến công du các nước châu Á. Gọi Diệm là “Churchill của châu Á”, Johnson đã khuyến khích tổng thống Nam Việt Nam tự coi mình là nhân vật không thể thiếu đối với Mỹ, và hứa sẽ viện trợ quân sự bổ sung để hỗ trợ chính phủ của ông chống lại lực lượng cộng sản. Continue reading “12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa”

24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam

Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.

Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”

Chân dung ‘Bạo chúa miền Trung’ Ngô Đình Cẩn

Tác giả: Phan Bùi Bảo Thy

Ngô Đình Cẩn (1910 – 1964), là người con thứ 8 trong gia đình có 9 anh chị em (6 trai, 3 gái) của quan thượng thư triều Nguyễn, Micae Ngô Đình Khả và bà Anna Phạm Thị Thân. Cuối năm 1955, khi người anh thứ 4 trong gia đình là Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách “hợp pháp” để trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thì ở miền Trung Việt Nam, Ngô Đình Cẩn bắt đầu tác oai tác quái.

Với bản tính thâm độc, tàn bạo và vô luân, với chức danh “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể cách mạng trong nước và hải ngoại” được ông anh Tổng thống bổ nhiệm, Ngô Đình Cẩn đã gieo rắc vô vàn nỗi tang thương cho những người yêu nước và nhân dân vô tội ở miền Trung và cao nguyên Trung phần. Người đời gọi Cẩn là “bạo chúa miền Trung”, tội lỗi của Cẩn và gia đình họ Ngô trong 9 năm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam đã được nhiều sách, báo ở trong và ngoài nước ghi lại. Continue reading “Chân dung ‘Bạo chúa miền Trung’ Ngô Đình Cẩn”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược”

Nguồn: Saigon announces success of strategic hamlet program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Sài Gòn thông báo rằng 4.077 ấp chiến lược (strategic hamlet) đã được hoàn thành trong tổng số dự kiến là 11.182 ấp. Con số này cũng cho thấy 39% dân số miền Nam Việt Nam đã được đưa về sinh sống tại ấp chiến lược, nhưng các quan chức Mỹ cho rằng những con số này có vấn đề. Continue reading “29/12/1962: Sài Gòn công bố thành công của “ấp chiến lược””

05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính

Nguồn: South Vietnamese generals plan coup, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1963, Đại sứ Henry Cabot Lodge báo cáo với Tổng thống John F. Kennedy từ Sài Gòn rằng các tướng lĩnh miền Nam đang có kế hoạch đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Kennedy và chính quyền của ông ngày càng lo ngại về Diệm vì làn sóng bất đồng đang tăng cao ​​chống lại chế độ Diệm ở miền Nam Việt Nam. Diệm, một người Công giáo ở một quốc gia nơi Phật giáo chiếm đa số, đã từ chối tiến hành các cải cách chính trị từng được hứa hẹn. Ông bị phản đối bởi nhiều phe phái, trong đó chiếm phần đông là các tu sĩ Phật giáo. Continue reading “05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính”

09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương

Nguồn: Support is pledged to civilian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, dưới áp lực của các quan chức Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh thuộc Hội đồng Quân lực mới thành lập – những người tham gia vào cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 19/12/1964 – đã đồng ý ủng hộ chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương.

Cuộc đảo chính diễn ra khi Khánh và một nhóm các tướng lĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng Lục Quân Nguyễn Văn Thiệu, đã bắt hơn ba mươi viên chức cao cấp và quan chức dân sự, giành quyền kiểm soát chính phủ. Cuộc đảo chính là một phần trong tình trạng bất ổn chính trị liên tục diễn ra sau cuộc đảo chính tháng 11/1963 vốn dẫn đến việc ám sát Ngô Đình Diệm. Giai đoạn sau khi lật đổ Diệm được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ “cửa xoay”. Continue reading “09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương”

21/11/1975: Chính phủ Mỹ bị cáo buộc ám sát lãnh đạo nước ngoài

Nguồn: Congressional report charges U.S. involvement in assassination plots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một Ủy ban của Thượng viện Mỹ đã đưa ra một báo cáo cáo buộc rằng các quan chức chính phủ nước này đứng sau các kế hoạch ám sát hai nhà lãnh đạo nước ngoài và đã tham gia vào ít nhất là ba âm mưu khác. Những tiết lộ gây sốc này cho thấy Mỹ sẵn sàng làm đến mức giết người để theo đuổi các chính sách Chiến tranh Lạnh.

Ủy ban Thượng viện Điều tra Các Hoạt động của Chính phủ Liên quan đến Hoạt động Tình báo (Study Governmental Operations with Respect to Intelligence Activities) do Thượng nghị sĩ Frank Church chủ trì cáo buộc rằng các quan chức Mỹ đã xúi giục các âm mưu ám sát lãnh đạo Cuba Fidel Castro và Patrice Lumumba của Congo. Continue reading “21/11/1975: Chính phủ Mỹ bị cáo buộc ám sát lãnh đạo nước ngoài”

01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ

Nguồn: South Vietnam requests a bilateral defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Việt Nam Cộng Hòa đã yêu cầu ký kết một hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ. Tổng thống John F. Kennedy đã phải đối mặt với tình trạng lưỡng nan nghiêm trọng ở Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng không được lòng người dân miền Nam vì ông từ chối tiến hành cải cách chính trị và đàn áp các phe phái chính trị và tôn giáo dám chống đối. Tuy nhiên, Diệm lại là người kiên quyết chống cộng, điều đó khiến ông thu hút được sự chú ý của Tổng thống Mỹ, người lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của phe Cộng sản ở Đông Nam Á. Continue reading “01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ”

28/03/1961: Mỹ nghi ngờ sự ủng hộ dành cho Diệm

Nguồn: Diem’s popular support questioned, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, một bản báo cáo mà tình báo quốc gia chuẩn bị cho Tổng thống John F. Kennedy đã viết rằng Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng Hòa đang phải đối mặt với một tình huống vô cùng nghiêm trọng. Báo cáo chỉ ra hơn một nửa khu vực nông thôn xung quanh Sài Gòn đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản, và hồi tháng 11/1960, đã có một cuộc đảo chính chống lại Diệm (nhưng thất bại). Continue reading “28/03/1961: Mỹ nghi ngờ sự ủng hộ dành cho Diệm”

27/02/1962: Diệm sống sót sau âm mưu đảo chính

Nguồn: Diem survives coup attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống sót sau một cuộc đảo chính khi hai phi công thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa, Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử, đã âm mưu giết ông và em trai Ngô Đình Nhu trong một vụ đánh bom và bắn phá dinh tổng thống. Continue reading “27/02/1962: Diệm sống sót sau âm mưu đảo chính”

11/01/1956: Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh Số 6

Nguồn: Diem issues Ordinance No. 6, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã ban hành Sắc lệnh số 6, cho phép bắt giữ các cựu thành viên Việt Minh và những người “được coi là nguy hiểm đối với quốc phòng và an ninh chung.”

Việt Minh là tổ chức cộng sản đã lật đổ chế độ thực dân Pháp và lên nắm quyền kiểm soát chính phủ miền Bắc Việt Nam vào tháng 10/1954. Việc cho phép bắt giữ các cựu thành viên Việt Minh là một nỗ lực của Diệm nhằm củng cố quyền lực của ông tại miền Nam. Trước đó, ông đã dập tắt sự phản đối từ nhiều tôn giáo và còn tiến hành một chương trình chống lại các thành viên Việt Minh bấy giờ vẫn đang ở miền Nam. Continue reading “11/01/1956: Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh Số 6”

18/10/1955: Bảo Đại cố gắng loại bỏ Ngô Đình Diệm

18-10-1955-emperor-bao-dai-attempts-to-dismiss-diem

Nguồn: Emperor Bao Dai attempts to dismiss Diem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, một thông cáo từ văn phòng của Bảo Đại ở Paris tuyên bố rằng ông đã cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm.

Trong thông điệp gửi người dân Việt Nam, Bảo Đại từng dự báo “việc dùng các biện pháp công an trị và chế độ độc tài cá nhân phải kết thúc, tôi không thể tiếp tục để tên tuổi và quyền lực của mình vào tay một người sẽ khiến cả nước rơi vào đổ nát, đói kém và chiến tranh.” Thật không may, Diệm đã chặn thông điệp này và nó chưa bao giờ được công khai trước dân chúng. Continue reading “18/10/1955: Bảo Đại cố gắng loại bỏ Ngô Đình Diệm”

04/07/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam âm mưu đảo chính

daochinh1963

Nguồn: “South Vietnamese officers plot coup”, History.com (truy cập ngày 3/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1963, tướng Trần Văn Đôn thông báo cho Lucien Conein của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) rằng một số sĩ quan đang có kế hoạch tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm. Diệm, người đã được chính quyền Kennedy ủng hộ, đã từ chối thực hiện bất kỳ cải cách có ý nghĩa nào và đã đàn áp các tín đồ Phật giáo vốn chiếm đa số dân chúng. Conein thông báo cho Washington rằng các tướng lĩnh đang có âm mưu lật đổ chính phủ. Tổng thống John F. Kennedy, người đã đi đến kết luận rằng chính phủ của Diệm không nên tiếp tục nắm quyền, đã gửi lời rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc đảo chính. Continue reading “04/07/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam âm mưu đảo chính”

02/11/1963: Ngô Đình Diệm bị sát hại trong đảo chính

diem-nhu

Nguồn:Diem murdered during coup,” History.com (truy cập ngày 01/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm cùng em trai là Ngô Đình Nhu đã bị sát hại trong một cuộc đảo chính của các tướng lĩnh bất đồng chính kiến trong quân đội miền Nam Việt Nam. Sau cuộc đảo chính này, Hội đồng Quân nhân Cách mạng miền Nam do Dương Văn Minh đứng đầu lên nắm quyền. Continue reading “02/11/1963: Ngô Đình Diệm bị sát hại trong đảo chính”

26/10/1955: Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam CH

Diem-1956

Nguồn:Diem declares himself premier of Republic of Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng thể theo nguyện vọng của người dân miền Nam Việt Nam, bằng chứng là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ít ngày trước đó, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập và ông sẽ là tổng thống đầu tiên của chính thể này. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong sự can dự ngày càng sâu sắc của Mỹ vào Việt Nam, và cho thấy dấu hiệu của một số khía cạnh đáng lo ngại vốn đặc trưng cho 8 năm cầm quyền (1955–1963) của ông Diệm. Continue reading “26/10/1955: Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống Việt Nam CH”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)

Referendum-Diem-v.-Bao-Dai.-Oct.-23-1955

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Ngô Đình Diệm vận động Bảo Đại

Ngô Đình Diệm sang Nhật gặp Cường Để rồi sang Hoa Kỳ vận động sự ủng hộ của chính giới nước này. Giáo sư Edward Miller đã nhắc đến: “Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đình Diệm kể lại là ông đã gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Ðại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Ngô Đình Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Ðề nghị này có vẻ là bước lùi của Ngô Đình Diệm, vì trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đòi quyền tự trị lãnh thổ thì ông mới đồng ý phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Ðại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đình Diệm, và chỉ trả lời chung chung.” Không thấy Bảo Đại trình bày việc này trong hồi ký của ông. Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)

51424925-new

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Ðình Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller trình bày những hoạt động của Ngô Ðình Diệm trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đã chủ động tìm cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “… Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Ðại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.”  Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)

ngo_dinh_diem_22_FLPT

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm, 1953-1954

Quyết định rời Hoa Kỳ đến châu Âu tháng 5 năm 1953 của Ngô Đình Diệm là một bước khởi đầu trong ván cờ chính trị mới. Mặc dù cuộc chiến ở Đông Dương vẫn ở thế bế tắc, ông và những đồng minh của ông nhận thấy có sự thay đổi chính trị mà họ hy vọng rằng sẽ có lợi cho ông. Nhờ vị trí thuận lợi của mình ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu nhận thấy rằng những nhà quốc gia không cộng sản đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Bốn năm kể từ ngày ký kết Hoà ước Elysée, Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, và với Paris, Quốc gia Việt Nam nhiều nhất là độc lập trên danh nghĩa. Đa số người quốc gia thất vọng với Thủ tướng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là thân Pháp và chuyên quyền. Cuối cùng, những người quốc gia đã nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, một hành động vi phạm những thoả thuận trước đó với các Quốc gia Liên hiệp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. [1] Khi những bất mãn với Pháp và Bảo Đại tăng cao, anh em họ Ngô ý thức được rằng thời gian đã chín muồi để có thể đưa ra ván cược quyền lực mới. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)”