Ngoại trưởng Anh Liz Truss: “Chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”

Nguồn: Liz Truss: „Wir müssen auf das Schlimmste gefasst sein“, WELT, 19/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Không giống như Đức, Anh hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí. Trong một cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Anh Liz Truss giải thích, đây là việc làm thích hợp nhất để đương đầu với Vladimir Putin. Bà Bộ trưởng không tin vào các giải pháp của Berlin và Paris.

Hỏi: Thưa Bộ trưởng, Nga đã thông báo về các cuộc tập trận tên lửa. Đây là loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân. Có phải những dấu hiệu về sự hòa dịu mà một số người gần đây muốn thấy, chỉ là một sự lừa dối? Continue reading “Ngoại trưởng Anh Liz Truss: “Chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất””

Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại

Nguồn: Ukraine-Krise: “Und dann wäre der perfekte Zeitpunkt, um zuzuschlagen” – WELT, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Matthew Schmidt là một chuyên gia về chính sách quân sự và an ninh, đồng thời là một người am hiểu về nước Nga. Ông giải thích tính cách của Putin có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, và tại sao ông không tin vào một giải pháp hòa bình cũng như việc Putin sẽ thực hiện được kế hoạch của mình.

Trong nhiều thế kỷ qua, nước Nga luôn tìm kiếm vai trò của mình: giữa một bên là châu Âu với các giá trị tự do, là sự khai sáng và thế tục hóa, và một bên là cội nguồn của bản thân nó, các truyền thống Chính thống giáo của Nga và các tín ngưỡng bảo thủ. Điều này tác động như thế nào đến chính sách đối ngoại của Nga hiện nay và ảnh hưởng của nó đến các nước láng giềng của Nga? Continue reading “Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại”

Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai

Nguồn: Autonome Kampfmaschinen: Diese Waffen entscheiden allein, wen sie töten, WELT, 06/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Một cuộc cách mạng đang diễn ra trong nghệ thuật chiến tranh, vũ khí hiện đại không cần con người điều khiển, chúng tự nhận dạng và giết chết nạn nhân của mình. Các nhà nghiên cứu Đức đang kêu gọi cấm các loại robot giết người kiểu này. Nhưng điều đó không phù hợp với một số quốc gia.

Trong bộ phim “Kẻ hủy diệt” (Terminator) năm 1984, máy tính và cỗ máy chiến tranh thông minh đã giành quyền lực trong tương lai, Kẻ hủy diệt đưa một robot được lập trình để giết người vào cuộc chiến với hiệu quả cao. Người xem nghĩ đây là khoa học viễn tưởng thuần túy. Trong thực tế, kỷ nguyên của những cỗ máy chiến đấu biết “tư duy” đã diễn ra từ lâu, cho dù chúng chưa mang hình hài con người, mà mới ở dạng chó robot có khả năng chiến đấu. Continue reading “Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai”

George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do

Nguồn: George Soros: Die größte Bedrohung der freien Gesellschaft ist China”, WELT, 02/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Không có quốc gia nào thu thập dữ liệu về công dân của mình ghê gớm như Trung Quốc, nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 2022. Trung Quốc làm được điều này là nhờ trí tuệ nhân tạo, điều sẽ định hình cuộc xung đột mang tính hệ thống với Hoa Kỳ. Nhưng Tập Cận Bình đang thất bại trong việc cố giành toàn quyền kiểm soát tuyệt đối.

Năm 2022 sẽ là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử thế giới. Trong vài ngày tới Trung Quốc, quốc gia độc tài quyền lực nhất thế giới, sẽ khai mạc Thế vận hội Mùa đông, và giống như nước Đức năm 1936, Trung Quốc sẽ tìm cách lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền cho thắng lợi của hệ thống giám sát chặt chẽ của mình. Continue reading “George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine

Nguồn: “Türkei und Russland: Erdogans Ukraine-Dilemma”, WELT, 29/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong vấn đề Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía NATO. Thổ cảnh báo về nguy cơ một cuộc xâm lược của Nga, cung cấp vũ khí cho Kiev và kiểm soát lối vào duy nhất tới Biển Đen. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi vào tình thế khó xử. Moscow có trong tay những đòn bẩy mạnh mẽ để đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ muốn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hai nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước đã nói :”Chúng tôi hy vọng sẽ đưa được hại vị này (Vladimir) Putin và (Volodymyr) Zelensky gặp nhau càng sớm càng tốt”. Cả Ukraine và Nga đều có phản ứng tích cực về khả năng hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, theo các phương tiện truyền thông và trích dẫn lời giới chức ngoại giao. Continue reading “Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine”

“Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO”

Nguồn: Ukraine-Politik: “Deutschland ist das trojanische Pferd Putins in der Nato”, WELT, 25/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các quan điểm của chính phủ liên bang Đức trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc duy trì dự án Nord Stream 2 đang khiến thế giới khó hiểu. Nhiều nước đối tác thậm chí bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của Đức đối với liên minh NATO.

Trong bối cảnh tình hình biên giới với Ukraine đang căng thẳng và bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Đức vẫn kiên trì duy trì dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2. Trong nhiều năm, Berlin đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ. Và mới đây, việc chỉ huy hải quân Đức Kay-Achim Schönbach tỏ ra thông cảm với hành động gây hấn của Nga đã khiến dư luận phẫn nộ. Mối quan hệ dao động với Moscow đang ngày càng khiến các đối tác của Đức lo lắng – điều không chỉ liên quan đến Ukraine đang bị đe dọa. Sau đây là một cái nhìn tổng quan: Continue reading ““Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO””

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn:Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh. Continue reading “Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng”

Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?

Nguồn: “Konfliktherde: Wo in diesem Jahr Krieg droht”, WELT, 1/1/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa chúng ta.

Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Moskva. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của phương Tây. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Continue reading “Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?”

Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới

Nguồn: Chinas Wandel – die neue Doktrin und ihre Folgen für die Welt”, WELT, 29/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Chế độ Trung Quốc đang thay đổi sâu rộng mô hình kinh tế của mình. Phương châm là “Thịnh vượng chung”. Nhưng đằng sau việc tạo ra sự bình đẳng lớn hơn, chính quyền cộng sản còn có một mục tiêu thực sự khác. Kế hoạch này có tác động toàn cầu.

Người khổng lồ đã lung lay từ nhiều tháng nay. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande đang gồng mình, rên siết vì gánh nặng nợ nần, điều này làm cho cả thế giới phải nín thở vì lo lắng. Đầu tháng 12, các khoản thanh toán cho các chủ nợ đã đến hạn, nhưng thanh toán thì không thấy đâu. Continue reading “Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới”

Taliban sẽ là lực lượng cứu châu Âu khỏi nạn khủng bố?

Nguồn: “Afghanistan: Taliban sollen die Welt vor islamistischem Terrorismus bewahren?”, WELT, 21/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Những lời đe dọa từ phương Tây không còn lại bao nhiêu. Bên cạnh nước Đức, Hoa Kỳ cũng đang từng bước thiết lập quan hệ với nhà cầm quyền mới ở Kabul. Chính họ sẽ là những người có nhiệm vụ kiểm soát các phần tử Hồi giáo khác. Cái giá phải trả là khá cao.

Trong những tuần qua, các đại diện từ khắp nơi trên thế giới đã đến Doha, chi nhánh duy nhất của Taliban bên ngoài Afghanistan để tiến hành các cuộc đàm phán. Những người khác lại bay thẳng đến Kabul. Ví dụ, đại sứ Đức đi cùng người đồng cấp Hà Lan cũng như một số quan chức khác. Continue reading “Taliban sẽ là lực lượng cứu châu Âu khỏi nạn khủng bố?”

Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un

Nguồn:Nordkorea: Wie Kim Jong-un unbemerkt sein „Endziel“ erreichte”, WELT, 16/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kim Jong-un lên cầm quyền cách đây đúng mười năm. Khi đó anh ta bị coi thường, thậm chí bị nhạo báng. Đấy chính lại là điều may mắn cho nhà độc tài còn trẻ tuổi này. Kim Jong-un đã tận dụng sự ngây thơ của phương Tây để thay đổi thế giới.

Jang Jin-sung nhìn thính giả của mình một cách thoải mái nhưng nghiêm nghị. Ông ta từng là cán bộ tuyên huấn và là “nhà thơ cung đình của Kim Jong-il”, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Vị “cán bộ tuyên huấn ” này có mặt tại Hội trường Clevinga của Đại học Leiden ở Hà Lan. Đó là cuối tháng 9 năm 2014. Ông ta nói chuyện về tình hình Triều Tiên, về hoạt động của chính thể này và nói về hy vọng của ông trong tương lai đối với đất nước. Ông nói: “Tôi nghĩ, không bao lâu nữa chế độ này sẽ sụp đổ. Có thể là năm năm, nhiều nhất là 7 năm, chế độ này sẽ không còn tồn tại.” Hoàn toàn ngược lại, Kim Jong-un, con trai Kim Jong-il, hiện vững như bàn thạch, ông ta là “nhà lãnh đạo tối cao” đang kỷ niệm 10 năm ngày lên nắm quyền của mình, ngày 17 tháng 12. Continue reading “Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un”

Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải

Nguồn: Griechenland: Der neue US-Verbündete im Mittelmeer”, WELT, 13/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một thời gian dài, Mỹ đã dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy các lợi ích của mình trong khu vực. Nhưng vì chính sách khôn lường của Erdogan, Washington đang tìm kiếm các giải pháp thay thế  và đang chuyển hướng sang Hy Lạp. Điều đó có thể gây ra hậu quả cho toàn bộ khu vực Địa Trung Hải.

USS Eisenhower là một tàu chiến quan trọng của Mỹ. Chính nhờ con tầu này mà máy bay phản lực của Mỹ đã cất cánh trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS, nó đã hoạt động trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh và hỗ trợ nhiệm vụ tác chiến ở Afghanistan. Tháng 3 vừa qua, con tầu này đi vào Địa Trung Hải và lên đường đến đảo Creta của Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải”

Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?

Nguồn: François Heisbourg: „Das Risiko eines Krieges ist jetzt höher als vor der Pandemie“, WELT, 7/11/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại dịch Corona đã khiến cho những hiểu lầm chết người giữa các siêu cường dễ xảy ra hơn – và thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Đó là những gì chuyên gia địa chính trị François Heisbourg dự báo trong một cuộc phỏng vấn. Chiến lược gia lừng danh này nhìn nước Đức với con mắt phê phán.

Nhà địa chính trị François Heisbourg tỏ ra lo ngại. Trong cuốn sách “Le Retour de la Guerre” (Sự trở lại của chiến tranh), triết gia người Pháp viết lý do tại sao nguy cơ xẩy ra chiến tranh trong tương lai gần lại có nhiều khả năng hơn . Continue reading “Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?

Nguồn: “Zapfenstreich für Angela Merkel: Rententipps für die Bundeskanzlerin aus dem Ausland”, WELT, 3/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Với 16 năm làm thủ tướng, bà Angela Merkel có nhiều đồng nghiệp ở nước ngoài hơn bất kỳ người đứng đầu chính phủ nào khác. Hầu hết trong số họ đã nghỉ hưu về chính trị từ lâu. Tuy nhiên bà Thủ tướng không nên lấy tất cả các vị này làm hình mẫu cho mình.

Khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng liên bang, bà Angela Merkel được Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức tiễn đưa bằng một nghi lễ truyền thống của nước Đức dành cho các vị nguyên thủ. Chính thức bà thủ tướng sẽ nghỉ hưu trong tuần tới, khi chính phủ mới lên nắm quyền. Vậy bà Markel sẽ định hình việc nghỉ hưu của mình ra sao? Các cựu nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ ở các nước khác, những người mà bà Merkel đã cộng tác trong 16 năm qua, cho thấy điều đó có thể được thực hiện như thế nào. Continue reading “Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?”

Putin có muốn một cuộc chiến tranh mới với Ukraine?

Nguồn: Pavel Lokshin, Ukraine: Will Putin einen neuen Krieg?, WELT, 04/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nga đưa một lực lượng lớn quân đội đến biên giới Ukraine. Chưa bao giờ Vladimir Putin lại có cơ hội tốt như thế này để thôn tính Ukraine trong mùa đông năm nay. Một phần cũng do sự yếu kém của phương Tây. Nhưng cuộc tấn công này cũng có nhiều rủi ro đáng kể.

Tình hình biên giới với Ukraine đang hết sức nghiêm trọng. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã bao vây quân sự ở nước này. Gần biên giới, Điện Kremlin đã tập trung 115.000 binh sĩ, hơn 4.000 xe tăng và xe bọc thép, hàng trăm máy bay chiến đấu và trực thăng. Có 75 tàu chiến và 6 tàu ngầm ở Biển Đen ngoài khơi Crimea, nơi đang bị chiếm đóng. Báo chí Mỹ đưa tin, theo tình báo Mỹ, Điện Kremlin đã lên kế hoạch cho cuộc xâm lược Ukraine với 175.000 binh sĩ, có thể được thực hiện sớm nhất là vào đầu năm sau. Continue reading “Putin có muốn một cuộc chiến tranh mới với Ukraine?”

Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?

Nguồn: Hannes Stein,“Die USA nach Joe Biden: Erst kommt die Finsternis, dann ein neues Land”, WELT, 30/11/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Donald Trump rất có thể sẽ trở lại nắm quyền vào năm 2024, nước Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Di sản của Joe Biden sẽ tồn tại cả sau cuộc khủng hoảng này và mở đường cho một nền dân chủ đa chủng tộc. Tổng thống đã thực hiện bước đi có ý nghĩa quyết định đối với sự kiện này.

Không phải ai cũng thích thú với khoa học viễn tưởng, vì vậy ngay từ đầu xin có lời giải thích như sau: Hari Seldon là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Foundation” của Isaac Asimov. Hari Seldon là một nhà toán học lỗi lạc và ông ta biết chắc chắn về hai điều. Điều đầu tiên, đế chế thiên hà mà ông ta đang sống, có quyền lực và sự giàu có dường như vô biên, rồi đây cũng sẽ sụp đổ. Hàng nghìn năm sau đó sẽ diễn ra các cuộc nội chiến triền miên và sự tàn bạo khôn lường. Thứ hai, Hari Seldon biết ông ta cũng chỉ là một người trần tục. Ông ấy cũng có thể phải ngồi xe lăn, trở thành một người già nua, bệnh tật, và cuộc sống của ông cũng không còn được bao lăm. Vì vậy, Seldon soạn thảo một kế hoạch để nó giúp ông và đế chế ngân hà này giảm được thời gian tăm tối khoảng một nghìn năm sau khi đế chế sụp đổ. Continue reading “Nước Mỹ hậu Biden: Sẽ là nền cộng hòa thứ ba sau một thời kỳ tăm tối?”