‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?

Nguồn: Georgy Bulychev, “Kim Jong Nam’s assassination: a Pyongyang palace conspiracy?”, PACNet #19, 08/03/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhận định thông thường lập luận rằng các đặc vụ Bắc Triều Tiên đứng đằng sau vụ sát hại Kim Jong Nam ở Malaysia. Giả thuyết hiện hành cho rằng vụ ám sát là một hành động của chính phủ Triều Tiên. Cho phép tôi đưa ra một giả thuyết khác, trong đó lập luận rằng Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un có thể không phải là người chịu trách nhiệm, mà thay vào đó có thể chỉ là một “nạn nhân” khác của cuộc tấn công mà thôi.

Hãy tưởng tượng rằng một nhóm các quan chức tình báo cấp cao của Triều Tiên không ưa thích gì Kim Jong Un và cảm thấy bị đe dọa. Họ cũng có thể cảm thấy rằng Kim Jong Un đang phản bội “sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” bằng cách thị trường hóa nền kinh tế, ảnh hưởng tới lợi ích của tầng lớp “quý tộc” cai trị. và làm tổn hại đất nước bằng cách kích động kẻ thù và các đồng minh của họ. (Những động cơ ý thức hệ này không nhất thiết phải là một phần của giả thuyết, mà chỉ một khả năng để giải thích cho việc tại sao “giới quý tộc” lại có thể nổi loạn chống lại “nhà vua” của mình). Đọc tiếp “‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?”

Sát thủ cáo buộc TT Duterte từng tự tay giết người

duterte2

Nguồn: Duterte killed justice official, hitman tells Philippine senate”, AFP, 15/09/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông Rodrigo Duterte đã bắn chết một nhân viên Bộ Tư pháp và ra lệnh giết các đối thủ, một cựu thành viên biệt đội ám sát điều trần trước Quốc hội vào hôm thứ năm (15 tháng 9), trong một cáo buộc gây chấn động chống lại vị tổng thống Philippines.

Tay sát thủ tự xưng đã tuyên bố trước phiên điều trần ở Thượng viện rằng ông và một nhóm cảnh sát cùng cựu phiến quân cộng sản đã giết chết khoảng 1.000 người suốt 25 năm theo lệnh của ông Duterte, trong đó có một nạn nhân được vứt cho cá sấu ăn thịt.

Nhiều người trong số những người còn lại bị siết cổ, đốt cháy, phân thây, rồi đem chôn ở một mỏ đá thuộc sở hữu của một sĩ quan cảnh sát và là một thành viên của biệt đội ám sát. Những người khác bị ném xuống biển cho cá ăn. Đọc tiếp “Sát thủ cáo buộc TT Duterte từng tự tay giết người”

Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ

xi10y

Nguồn: Xi Jinping tipped to outstay 10-year term”, AFP, 09/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Theo các nhà phân tích, dù đã là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên qua, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình ra hơn 10 năm, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên làm như vậy kể từ thời Đặng Tiểu Bình.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền đã nhóm họp tại cuộc họp bí mật thường niên ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Beidaihe) trên bờ biển phía Bắc Trung Quốc, nơi các cuộc thảo luận của họ dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề thành phần của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực trong nhiệm kỳ tiếp theo. Đọc tiếp “Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ”

Tập Cận Bình ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên

cnyl

Nguồn: CCP scales back Communist Youth League”, Financial Times, 03/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Động thái diễn ra trong bối cảnh có những tin đồn về sự rạn nứt và tranh giành quyền lực giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thu hẹp Đoàn Thanh niên của mình, trong một đòn giáng mạnh vào một phe nhóm trong bộ máy hành chính mà trong đó Thủ tướng Lý Khắc Cường là một thành viên.

Việc ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc vốn có 87 triệu đoàn viên và có ảnh hưởng lớn nhất dưới thời cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, là một chiến thắng nữa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã củng cố quyền lực trong đảng và quân đội kể từ khi ông nhậm chức hơn ba năm trước. Đọc tiếp “Tập Cận Bình ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên”

Chính quyền Venezuela buộc công dân đi làm nông

ven fs

Nguồn: Venezuela’s new decree: Forced farm work for citizens“, CNN, 29/07/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Một nghị định mới của chính phủ Venezuela có thể buộc công dân nước này phải làm việc tại các trang trại để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trầm trọng tại nước này.

Đó “cơ bản là lao động cưỡng bức”, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố, đồng thời phê phán nghị định này là “bất hợp pháp.”

Trong một sắc lệnh có câu chữ mơ hồ, các quan chức Venezuela cho biết các nhân viên khu vực công và tư có thể bị buộc phải làm việc trên các cánh đồng của đất nước trong khoảng thời gian ít nhất 60 ngày, có thể lâu hơn “nếu hoàn cảnh bắt buộc.” Đọc tiếp “Chính quyền Venezuela buộc công dân đi làm nông”

Tại sao Rodrigo Duterte thắng cử ở Philippines?

duterte-0210

Nguồn:Why a tough-talking mayor is about to become president of the Philippines”, The Economist, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một ứng cử viên mang tính kế tục có thể đã dễ dàng thắng cử ở Philippines. Trong phần lớn sáu năm mà tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino nắm quyền, Philippines đã tăng trưởng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Ngoài tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, dòng kiều hối ổn định từ lao động ở nước ngoài cùng nhu cầu nội địa mạnh mẽ đã giúp Philippines vượt qua tình trạng nhu cầu yếu toàn cầu và giá hàng hóa cơ bản thấp một cách thành công hơn so với hầu hết các thị trường mới nổi khác. Ông Aquino có vẻ sẽ rời nhiệm sở như khi ông tiếp quản nó, với một sự chuyển giao quyền lực có trật tự – một sự hiếm hoi trong lịch sử Philippines. Chất lượng quản trị và xếp hạng tín dụng đã được cải thiện trong khi đầu tư nước ngoài gia tăng, thậm chí ở cả đảo Mindanao phía Nam vốn bất ổn lâu nay, nơi mà chính phủ của ông Aquino gần hoàn tất một thỏa thuận hòa bình để kết thúc một cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập niên qua. Tất cả những gì các ứng cử viên cần phải làm là hứa hẹn với cử tri sẽ tiếp nối tất cả những chính sách đó, phải không? Đọc tiếp “Tại sao Rodrigo Duterte thắng cử ở Philippines?”

Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?

xili

Nguồn: AFP, “President Xi’s allies taking pot shots at Premier Li’s power base”, The Straits Times, 30/04/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các đồng minh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những động thái chống lại một tổ chức cộng sản vốn là cơ sở quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong những diễn biến mà các nhà phân tích cho rằng có thể là dấu hiệu của một cuộc chiến phe phái ở thượng tầng của đảng cầm quyền.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CYL) từ lâu đã là một nơi để các cán bộ trẻ và đang lên chứng minh tài năng chính trị của mình, đặc biệt là với những người – không giống như ông Tập – không phải là “thái tử Đảng” với lợi thế có cha mẹ là cán bộ cấp cao. Đoàn đã từng là nơi đào tạo một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, bao gồm cả người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào cũng như ông Lý Khắc Cường, và các cựu cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niên được xem như là một nhóm hàng đầu trong Đảng Cộng sản. Đọc tiếp “Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?”

Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự

Japan-TC90

Nguồn:Japan leasing 5 military aircraft to Philippines”, The Straits Times, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Manila s dng các máy bay này đtun tra Bin Đông trong bối cảnh tham vng lãnh th ca Bc Kinh tăng cao.

Nhật Bản sẽ cho Philippines thuê năm máy bay quân sự mà Philippines dự kiến sẽ sử dụng để tuần tra các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani “tái khẳng định việc chuyển giao” các máy bay trinh sát TC-90 trong cuộc hội đàm qua điện thoại với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong tuyên bố. Đọc tiếp “Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự”

Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới

taiwan_s_tsai_meets_with_dpj_execs_53174823

Nguồn:Japan, Taiwan poised for new era in ties”, The Straits Times, 03/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một Đài Bắc do bà Thái đứng đầu thân thiện với Tokyo thay vì Bắc Kinh sẽ làm thay đổi địa chính trị của khu vực.

Theo các nhà phân tích, việc chuyển giao quyền lực tại Đài Loan vào ngày 20 tháng 5 tới sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Nhật Bản – Đài Loan và cùng với đó là một sự thay đổi trong động lực địa chính trị Đông Bắc Á theo hướng có lợi cho Tokyo.

Ngay cả trước khi Tổng thống-đắc-cử của Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đưa đảng có xu hướng ủng hộ độc lập của bà là Dân Tiến Đảng đến chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hồi tháng Giêng, các tin đồn về một cuộc gặp giữa bà và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi bà tới thăm Tokyo vào mùa thu năm ngoái đã tạo nên xu hướng chung cho một mối quan hệ song phương chặt chẽ. Đọc tiếp “Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới”

Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông

0,,19069468_303,00

Nguồn:M’sian, Aussie Defence Ministers to discuss Beijing’s S China Sea actions”, Today Online, 15/03/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp là nhằm đảm bảo rằng có những nỗ lực được đưa ra để buộc Bắc Kinh giữ lời hứa của mình về việc phi quân sự hóa Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua nói rằng ông sẽ gặp gỡ với người đồng nhiệm Australia vào tuần tới để thảo luận việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ hội đàm với các bên đồng tranh chấp khác là Philippines và Việt Nam.

Ông Hishammuddin nói ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne để đảm bảo rằng có những nỗ lực được thực hiện để “buộc Trung Quốc giữ lời hứa không đặt các tài sản quân sự của họ trong khu vực này”. Đọc tiếp “Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông”

Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh

missile

Nguồn:N Korea rocket launch chills Beijing-Seoul ties”, The New York Times, 11/02/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ là Hàn Quốc vào năm 2014, đó dường như là sự khởi đầu của một mối quan hệ gần gũi đầy hứa hẹn.

Người đón tiếp ông Tập, Tổng thống Park Geun-hye, đã đáp lại bằng cách đến Bắc Kinh năm ngoái để tham dự một cuộc diễu binh mà các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay, một cử chỉ mà ông Tập có thể đã tin rằng sẽ khiến bà Park ngày càng cách xa Washington hơn.

Về phần mình, bà Park hy vọng rằng người bạn mới ở Bắc Kinh – đối tác kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc – sẽ giúp kiềm chế tham vọng không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Đọc tiếp “Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh”

Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam

laocongress

Nguồn:Selection of New National Leaders in Laos Indicates Tilt to Vietnam”, RFA, 22/01/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc bầu lên dàn lãnh đạo quốc gia mới và bắt giữ một số lãnh đạo cũ, Lào dường như đang củng cố mối quan hệ với Việt Nam trong khi cố gắng đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng nhiều hơn lên đất nước  này.

Kết quả của cuộc bầu cử ủy ban trung ương đảng mới dự kiến ​​sẽ được công bố sớm tại Vientiane với việc ông Bounnhang Vorachit được chuẩn thuận giữ chức chủ tịch nước (kiêm tổng bí thư) và Thongloun Sisoulith được đề bạt chức thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương (bà) Pany Yathotou cũng có thể được chấp nhận làm phó chủ tịch nước. Đọc tiếp “Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam”

Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un

KimJUn

Nguồn:H-bomb or A-bomb, N Korean nuke test is about Kim: An analysis“, Today Online, 08/01/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một bức hình duy nhất được phát ra bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cho thấy một bức thư viết tay của nhà độc tài. Bức hình chứa đầu mối cho chúng ta hiểu được thứ tư duy đằng sau tuyên bố bất ngờ và gây tranh cãi của Bắc Triều Tiên rằng họ đã thử nghiệm quả bom khinh khí (bom H) đầu tiên của mình.

Bức thư đề ngày 15 tháng 12 của Kim Jong Un kêu gọi khởi đầu một năm mới bằng những “âm thanh tuyệt vời của vụ nổ bom khinh khí đầu tiên của nước ta”. Tài liệu này kết thúc với chữ ký của Kim – gần giống như một ngôi sao nhạc rốc ký tặng người hâm mộ vậy. Đọc tiếp “Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un”

Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc

20150314kw_0019300010

Nguồn:Japan rushes ahead at high speed in rail battle with China“, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Nhật Bản thua Trung Quốc trong việc giành thỏa thuận trị giá 5 tỷ đô la Mỹ để xuất khẩu đường sắt cao tốc sang Indonesia hồi tháng Mười, quốc gia này đã rất thất vọng trước việc hệ thống đường sắt Shinkansen yêu quý của mình, vốn là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh công nghệ Nhật Bản, bị chối bỏ.

Tuy nhiên, tháng này tình thế đã đổi ngược khi Nhật Bản vui mừng đón nhận một thỏa thuận trị giá 15 tỉ đô la để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao nối Mumbai và Ahmedabad ở Ấn Độ, trong khi các quan chức Trung Quốc khẳng định họ vẫn chưa thua vì chưa có đầu thầu công khai. Đọc tiếp “Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc”

Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây”

24616387

Nguồn:South Korea and Japan reach landmark deal on comfort women”, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hơn 70 năm sau khi kết thúc Thế Chiến II, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào hôm qua để giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội đế quốc Nhật.

Theo thỏa thuận này, Nhật đã đưa ra một lời xin lỗi và hứa đền bù một khoản 1 tỷ yên (11,7 triệu đô la) nhằm loại bỏ một trong những trở ngại khó khăn nhất trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Những “phụ nữ giải khuây” là di sản đau đớn nhất từ chế độ thuộc địa của Nhật Bản tại Hàn Quốc, kéo dài từ năm 1910 cho đến khi Nhật thất bại trong Thế Chiến II vào năm 1945. Đọc tiếp “Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây””

Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ

ono

Nguồn:Japan grows an island to check China’s territorial ambitions“, The Financial Times, 26/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc đang thổi bùng một cuộc cạnh tranh mới để giành quyền kiểm soát các đại dương của châu Á, nhưng trong khi cường quốc của khu vực (chỉ Trung Quốc) đang nạo vét đại dương để tạo nên các căn cứ quân sự thì Nhật Bản lại đang phát triển một hòn đảo trong một bồn tắm.

Hòn đảo này được gọi là Okinotorishima, hay “đảo chim xa”; một đảo san hô vòng xa xôi bị bão tàn phá trên Biển Philippines, nơi chỉ hai mỏm nhỏ nhô ra khi thủy triều lên. Nhật coi đảo san hô vòng này là điểm cực Nam của mình, trong khi Trung Quốc nói rằng đó không phải là đảo mà chỉ là đá. Đọc tiếp “Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ”

Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

20151107_blp508

Nguồn:How hurricanes get their names”, The Economist, 12/11/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã hình thành ra sao? Đọc tiếp “Các cơn bão được đặt tên như thế nào?”