Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?

Nguồn: Antonio Terone, “Why the Panchen Lama Matters,” The Diplomat, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các Ban Thiền Lạt Ma và Đạt Lai Lạt Ma tự xem mình là “những người bạn tâm linh,” nhưng mối quan hệ giữa hai nhân vật này và cộng đồng của họ không hề suôn sẻ.

Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 của Tây Tạng, Chokyi Gyalpo, đã bị gọi bằng nhiều cái tên khác nhau ở cả trong và ngoài Trung Quốc, bao gồm “kẻ giả mạo,” “con rối Trung Quốc,” “Ban Thiền của Giang Trạch Dân,” và “Ban Thiền Trung Quốc.”

Nhiều người cho rằng ảnh hưởng của ông trong các vấn đề của Tây Tạng là không đáng kể. Lý do cho quan điểm tiêu cực này bắt nguồn từ việc khi còn nhỏ, ông đã được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lựa chọn sau khi họ loại Gendun Chokyi Nyima, cậu bé mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã công nhận là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, vì quá trình đó thiếu thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?”

Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nguồn: Lobsang Sangay, “The Battle for the Soul of the Dalai Lama,” Foreign Affairs, 6/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để kiểm soát Tây Tạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến vào cõi tâm linh.

Năm 1954, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đã gặp Tenzin Gyatso, khi đó mới 19 tuổi và đang là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần và thế tục của Tây Tạng. “Tôn giáo là thuốc độc,” Mao nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi một cách gay gắt. Năm năm sau, quân Trung Quốc tràn vào Tây Tạng và chiếm đóng nước này, đẩy Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người dân Tây Tạng khác vào cảnh lưu vong. Phe cộng sản, những người tán dương chủ nghĩa vô thần và thường chế nhạo các tôn giáo, đã tìm cách trói buộc Tây Tạng vào Trung Quốc bằng cách đàn áp văn hóa địa phương và các truyền thống lịch sử; phá hủy các tu viện, ni viện, cùng nhiều hiện vật văn hóa Phật giáo Tây Tạng; đồng thời ngăn cấm việc thực hành tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma”

Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?

Nguồn: Why has China’s president, Xi Jinping, visited Tibet?”, The Economist, 23/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lời giải thích rõ ràng nhất cho việc tại sao Tập Cận Bình trong tuần này lại chọn thăm Tây Tạng lần đầu tiên trên tư cách là chủ tịch Trung Quốc cũng có thể áp dụng cho chuyến thăm Tây Tạng 10 năm trước của ông, khi còn là phó chủ tịch nước. Cả hai chuyến thăm đều đánh dấu những lần kỷ niệm chẵn sự kiện mà Trung Quốc gọi là “giải phóng hòa bình Tây Tạng” vào năm 1951. Đó là năm ký kết “thỏa thuận 17 điểm”. Theo thỏa thuận này, một vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi — lúc đó là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của Tây Tạng — đã nhượng chủ quyền đối với Tây Tạng cho Trung Quốc, đổi lấy lời hứa về quyền tự trị. Nhưng thỏa thuận này, vốn chưa bao giờ được Trung Quốc tôn trọng, và được đàm phán với vị Đạt Lai Lạt Ma, người mà Trung Quốc thường xuyên phỉ báng, không được đề cập tới trong hầu hết các bản tin chính thức của Trung Quốc về chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập. Trung Quốc cũng không đề cập đến một hiệp ước tương tự, một tuyên bố chung về tương lai của Hồng Kông, mà họ đã ký với Anh vào năm 1984. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?”

Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung

Nguồn: America’s pressure on China over Tibet will come to nought”, The Economist, 12/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài. Continue reading “Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung”

Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

Nguồn: China’s unruly periphery resents the Communist Party’s heavy hand”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây vài ngày, hàng trăm thanh niên, bao gồm một số thiếu niên, đã biến khuôn viên có màu gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, hầu hết họ vẫn giữ vững tinh thần kháng cự khi bị bao vây. Cảnh sát bắn đạn cao su và phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Những người cố thủ trong khuôn viên sử dụng chai thủy tinh đổ đầy nhiên liệu và gắn kèm ngòi cháy để chế tạo bom xăng. Nhiều người đã hoan hô thông tin nói rằng một mũi tên bắn bởi một trong những cung thủ của họ đã trúng vào chân một cảnh sát. Sau hơn năm tháng bất ổn bởi biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, rủi ro đang lên tới mức nguy hiểm chết người. Continue reading “Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình”

Tập Cận Bình lãng quên bài học lịch sử từ các hoàng đế Trung Hoa

Nguồn: James A. Millward, “What Xi Jinping Hasn’t Learned From China’s Emperors”, The New York Times, 01/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10, bộ máy nhà nước-đảng có nhiều điều để ăn mừng: một thành tích chưa từng có về phát triển kinh tế, giáo dục và đổi mới công nghệ đẳng cấp thế giới, một vị trí ngày càng nổi bật trên sân khấu thế giới. Nhưng ngay cả khi chính quyền cố gắng hết sức để đảm bảo một cuộc diễu hành mừng quốc khánh hoành tráng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế dữ dội nhất kể từ năm 1989, khi họ sát hại hàng trăm người biểu tình không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh. Ba mươi năm sau, mối quan tâm của quốc tế tập trung vào các khu vực ngoại vi của Trung Quốc: Tân Cương và Hồng Kông. Continue reading “Tập Cận Bình lãng quên bài học lịch sử từ các hoàng đế Trung Hoa”

Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Hồi ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có tên “My Land and People” (Quốc Thổ và Quốc Dân tôi) do Chánh Quang dịch và đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182 (tháng 10-1967). Bài viết chỉ gồm 6 trang nhưng đã cho thấy nhiều minh chứng về một số sự kiện liên quan đến việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức đánh Tây Tạng  bằng vũ lực vào năm 1950, mặc dù chính quyền Trung Quốc cho là họ giải phóng hòa bình Tây Tạng, hay hợp nhất Tây Tạng. Sau đó khoảng 9 năm, một lần nữa vấn đề Tây Tạng lại bùng phát và lần này thì bi kịch xảy ra: Tây Tạng bị chiếm đóng vào năm 1959 và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Chính phủ của ông và dân chúng phải lưu vong ra nước ngoài. Trước biến cố này, Ngài có viết ba bức thư cho tướng Tan Kuan-san, quyền đại diện của Chính phủ trung ương Trung Quốc tại Tây Tạng và là chính ủy của Quân khu Tây Tạng.[1] Continue reading “Sự thật về ba bức thư của Đạt Lai Lạt Ma”

06/07/1935: Đức Dalai Lama ra đời

dalai

Nguồn: “Dalai Lama, leader of Tibet and bestselling author, is born”, History.com (truy cập  ngày 6/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1935, một đứa trẻ tên là Tenzin Gyatso, nhà lãnh đạo tương lai của Tây Tạng và là tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất, được sinh ra trong một gia đình nông dân ở Takster, Tây Tạng. Lúc hai tuổi, ông được tuyên bố là Đức Dalai Lama. Tới năm 1999, ông đã có hai cuốn sách bán chạy nhất trong danh mục sách phi hư cấu.

Năm 1937, ông được tuyên bố là hiện thân của một nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và được xác định là Dalai Lama thứ 14. Quyền lãnh đạo của ông đã được thực hiện bởi một vị nhiếp chính cho đến năm 1950. Cùng năm đó, ông bị Trung Quốc buộc phải chạy trốn nhưng đã đàm phán được một thỏa thuận và quay trở lại để dẫn dắt Tây Tạng trong tám năm tiếp theo. Continue reading “06/07/1935: Đức Dalai Lama ra đời”

10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ

Tibet Rebellion

Nguồn:Rebellion in Tibet,” History.com (truy cập ngày 09/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã cùng nhau nổi dậy, bao vây cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, bất chấp các lực lượng quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Tây Tạng từ gần một thập niên trước đó, vào tháng 10 năm 1950, khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm lược đất nước này, chỉ một năm sau khi phía cộng sản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng. Continue reading “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”

05/10/1989: Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa bình

Nguồn:Dalai Lama wins Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 4/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị lưu vong của Tây Tạng, được trao giải Nobel Hòa bình để ghi nhận chiến dịch bất bạo động của ông nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Đức Dalai Lama thứ 14 được sinh ra với tên Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố) ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, năm 1935. Cha mẹ ông là người Tây Tạng, và các nhà sư Tây Tạng đã đến tìm ông năm ông ba tuổi và công bố ông là hóa thân của Đức Dalai Lama thứ 13 quá cố. Các nhà sư đã được chỉ dẫn đến nơi có thể tìm thấy hậu thân của Đức Dalai Lama bằng các điềm báo và giấc mơ. Lên năm tuổi, Tenzin Gyatso được đưa tới thủ phủ Tây Tạng Lhasa và tôn làm nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “05/10/1989: Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa bình”

Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?

_81862004_dalailama_getty

Nguồn: Evan Osnos, “Who Will Control Tibetan Reincarnation?The New Yorker, 13/3/2015.

Biên dịch: Phan Hoài Thương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Bắc Kinh tuần qua, các vị đại biểu của Quốc hội Trung Quốc đã dành một chút thời gian trong việc thảo luận các mục tiêu hàng năm về tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng (3%), tỉ lệ thất nghiệp (4,5%), cắt giảm nồng độ các bon (3,1%) để nhắc lại lập trường chính sách của họ về quá trình luân hồi chuyển kiếp của các linh hồn. Nói đúng hơn, không phải mọi linh hồn: chỉ linh hồn của Dalai Lama, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang lưu vong, và của các vị Lama (Lạt-ma) Phật giáo Tây Tạng cấp cao khác.

Padma Choling, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, giải thích với báo giới rằng thẩm quyền xác định vị trí và thời gian tồn tại của linh hồn Dalai Lama trong tương lai là hoàn toàn thuộc về Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. “Điều đó không phụ thuộc vào chính Dalai Lama,” Padma nói. Việc người hiện đang nắm giữ linh hồn Dalai Lama (tức Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama hiện tại – NHĐ) đề nghị bất cứ điều gì khác là “báng bổ Phật giáo Tây Tạng,” ông nói thêm. Continue reading “Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?”

Động lực địa chính trị: Trung Quốc, Tây Tạng và Dalai Lama

image4545628x

Tác giả: Zhixing Zhang | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

“Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan,”[i] câu văn mở đầu cho Tam quốc diễn nghĩa, cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc về chiến tranh và chiến lược, là cách tóm lược tốt nhất các động lực cốt yếu của địa chính trị Trung Quốc. Trọng tâm của nó là cuộc đấu tranh kéo dài hàng thiên niên kỷ của những kẻ muốn làm người cai trị của Trung Quốc nhằm thống nhất và cai trị phần lớn vùng địa lý gần như bất trị của nước này. Đó là câu chuyện của những lực lượng ly tâm và sự chia rẽ không thể vượt qua bắt nguồn từ địa lý và lịch sử cũng như, có lẽ cơ bản hơn, những lực lượng hướng tâm hướng tới sự thống nhất cuối cùng. Continue reading “Động lực địa chính trị: Trung Quốc, Tây Tạng và Dalai Lama”