Thế giới hôm nay: 10/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã gặp nhau lần đầu kể từ khi ông Johnson nhậm chức hồi tháng Bảy. Ông Johnson cho biết một Brexit không có thỏa thuận sẽ là “một thất bại của chính sách đối ngoại”; Ông Varadkar nói Anh vẫn chưa đề xuất một giải pháp thay thế thực tế cho giải pháp biên giới cứng với Ireland, điều mà những người ủng hộ Brexit coi là trở ngại chính để đạt được một thỏa thuận.

Trong cuộc bầu cử các thống đốc và hội đồng khu vực ở Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin đã mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp Moskva. Sau khi các quan chức bầu cử loại bỏ nhiều ứng cử viên đối lập, Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo phe đối lập, đã khuyên những người ủng hộ bỏ phiếu cho các ứng cử viên có khả năng đánh bại Đảng Nước Nga Thống nhất nhất, một chiến lược dường như đã có hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2019”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”

Phân tích tình hình đảo chính Venezuela

Nguồn: Juan Guaidó makes another dramatic attempt to oust Venezuela’s regime”, The Economist, 30/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Juan Guaidó, người được hầu hết các nền dân chủ phương Tây và Mỹ Latinh công nhận là tổng thống lâm thời Venezuela, dường như đã quyết định giành quyền lực thực sự, bây giờ hoặc không bao giờ. Vào sáng sớm ngày 30/04/2019, ông đứng bên ngoài căn cứ không quân La Carlota ở thủ đô Caracas, tuyên bố rằng Operación Libertad, hay Chiến dịch Tự do, cuộc nổi dậy cuối cùng để giải thoát Venezuela khỏi chế độ độc tài của Nicolás Maduro, đã bắt đầu.

Một vài dấu hiệu cho thấy ông Guaidó, người nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người Venezuela đang chịu đói khát và nhiều khó khăn khác do chế độ hiện tại gây nên, có thể có được sự hậu thuẫn cần thiết để loại bỏ nó. Một video cho thấy ông được bao quanh bởi một nhóm nhỏ những người lính đeo băng tay màu xanh, báo hiệu sự ủng hộ dành cho phong trào của ông. Một số xe bọc thép đang đậu phía sau họ. Continue reading “Phân tích tình hình đảo chính Venezuela”

Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp

Nguồn: Andrés Velasco, “Venezuela Shatters the Myth of Non-Intervention”, Project Syndicate, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng đầu Quốc hội được bầu một cách dân chủ, đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Hoa Kỳ, Canada và phần lớn Nam Mỹ ngay lập tức công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm điều tương tự.

Nhưng Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố ông sẽ tuân thủ nguyên tắc không can thiệp. Uruguay cũng từ chối công nhận Guaidó, và Bộ Ngoại giao nước này nói rằng vấn đề của Venezuela phải được giải quyết một cách hòa bình bởi người Venezuela. Thật tình cờ khi cả hai nước đã tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế mà qua đó họ muốn đóng vai trò người trung gian trong cuộc đối đầu ở Venezuela. Continue reading “Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp”

Bài học từ Venezuela cho các chế độ độc tài

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Khi báo chí chính thống của Việt Nam hầu như án binh bất động vì nhà nước chưa thể hiện quan điểm về vấn đề Venezuela, việc đưa tin hầu như chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nước lên tiếng ủng hộ chính phủ Maduro hay ủng hộ tân tổng thống tự phong Juan Guaidó. Quan sát một số bình luận trên mạng xã hội có thể nhận thấy ba dòng quan điểm khác biệt nhau, khá sinh động. Các dòng quan điểm này chủ yếu bao gồm: Continue reading “Bài học từ Venezuela cho các chế độ độc tài”

Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?

Nguồn: The roots of hyperinflation, The Economist, 12/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm mươi bảy trường hợp lạm phát ngoài tầm kiểm soát đã được ghi nhận. Chúng có cùng những khuôn mẫu chung.

Ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm là bốn con số, tháng trước đó có thể giống như một thời kỳ vàng son. Đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar, đã mất 99,9% giá trị trong một thời gian ngắn. Thật khó hiểu làm thế nào mà một chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế sai lầm đến vậy khi tác động của siêu lạm phát là quá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của nó là gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa. Năm 1956, Phillip Cagan, một nhà kinh tế làm việc tại Phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, đã xuất bản một nghiên cứu chuyên đề về siêu lạm phát, theo đó ông định nghĩa đó là thời kỳ mà giá cả tăng hơn 50% một tháng. Hiện tượng này rất hiếm. Continue reading “Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?”

27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu

Nguồn: Britain recognizes U.S. authority over Western Hemisphere, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Vương quốc Anh đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài Mỹ trong một cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ – Anh.

Năm 1841, việc vàng được phát hiện ở miền đông Guiana thuộc Anh đã làm gia tăng tranh chấp biên giới vốn đã kéo dài giữa Anh và Venezuela. Năm 1887, Venezuela cáo buộc Anh đưa các khu định cư lấn sâu vào khu vực tranh chấp và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Năm 1895, Anh từ chối đưa vụ tranh chấp lên tòa trọng tài Mỹ, điều này đã tạo ra phản ứng thù hằn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Grover Cleveland. Continue reading “27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu”

Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?

Nguồn: Ricardo Hausmann, “D-Day Venezuela”, Project Syndicate, 02/01/2018.

Biên dịch: Trịnh Việt Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Venezuela đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Hình ảnh người dân Venezuela sống trong nghèo khổ, chịu đựng và sự tàn phá khốc liệt đã chạm đến ngưỡng mà cộng đồng quốc tế cần ngẫm lại xem có thể trợ giúp quốc gia này như thế nào.

Hai năm trước, tôi đã cảnh báo về một nạn đói sắp xảy ra ở Venezuela giống như những gì xảy ra ở Ucraina trong giai đoạn 1932-1933 tại Holomador. Vào ngày 17/12/2017, tờ The New York Times đã đăng lên trang bìa hình ảnh về thảm họa nhân tạo này. Continue reading “Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Venezuela: Dân chủ hay là chết

Nguồn: Enrique ter Horst, “Death or Democracy in Venezuela,” Project Syndicate,           05/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực – trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.

Hơn ba phần tư trong số 31 triệu người Venezuela muốn giải phóng mình khỏi vòng kìm kẹp của những người cầm quyền, một nhóm nhỏ chỉ gồm 150 nhân vật không khác gì mafia (phần lớn là quân đội), những người đã cưỡng đoạt nền dân chủ của đất nước, cướp bóc người dân, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh hoàng. Chế độ 18 tuổi đời này – do Hugo Chávez thành lập và giờ được điều hành bởi Tổng thống Nicolás Maduro – thà bắt toàn bộ đất nước làm con tin hơn là từ bỏ quyền lực và có khả năng phải trả lời những câu hỏi về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng tình trạng này còn tiếp diễn được bao lâu? Continue reading “Venezuela: Dân chủ hay là chết”

Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?

Nguồn:Why is Venezuela’s Nicolás Maduro still in power”, The Economist, 11/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, một nền kinh tế hỗn loạn và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cũng không thể lay chuyển quyền lực của vị tổng thống.

Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela, không được nhiều người ủng hộ. Bốn trong số năm người Venezuela nghĩ rằng chính phủ của ông làm việc không hiệu quả. Họ nói đúng. Đất nước của họ, có trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh là nhiều hơn Ả Rập Saudi, dân số chỉ 31 triệu người, và một vị trí địa lý đáng ghen tị, lại đang ở giữa cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất thế giới, với những hàng người xếp hàng mua bánh mỳ theo phong cách Liên Xô, sự thiếu hụt các loại thuốc cơ bản và sự gia tăng đáng chú ý các chỉ số tiêu cực như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và sốt rét. Lạm phát đang hướng đến mức 2.000% vào năm tới. Đồng nội tệ bolívar chỉ còn 0,8% giá trị so với đồng USD trong năm năm qua. Các chính phủ đang công khai mô tả rằng những động thái gần đây của Tổng thống Venezuela nhằm tiếm quyền của quốc hội dân cử là một mối đe dọa đối với dân chủ và khu vực. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng đang vất vả để có thể mô tả về Maduro như là một người có chút sức hấp dẫn. Vậy tại sao ông ta vẫn đang nắm quyền? Continue reading “Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?”

Bài học từ thảm họa kinh tế Venezuela

venbh

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Through the Venezuelan Looking Glass”, Project Syndicate, 02/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mỗi khi chúng ta nghe tin một người bạn phải gánh chịu một thảm họa nào đó, ta thường cảm thấy đồng cảm và chênh vênh. Chúng ta tự hỏi rằng điều đó có thể xảy ra với mình hay không: Liệu thảm họa đó có phải là hệ quả của những đặc điểm bất thường mà chúng ta may mắn không gặp phải? Hay chúng ta cũng dễ bị tổn thương như thế? Nếu vậy thì chúng ta có thể làm gì để tránh khỏi một vận mệnh tương tự?

Logic này cũng áp dụng được với các quốc gia. Vào những ngày cuối tuần 16-17/07, người Venezuela được phép sang biên giới Colombia tối đa 12 tiếng. Sự kiện này khiến người ta nhớ về sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Hơn 135.000 người đã tận dụng cơ hội này để sang Colombia mua nhu yếu phẩm. Họ phải đi hàng trăm cây số và chỉ đổi được tiền theo tỉ giá chỉ bằng 1% tỉ giá chính thức để mua thực phẩm và thuốc men. Tuy vậy, họ vẫn cảm thấy xứng đáng trong bối cảnh nạn đói, thiếu hụt và tuyệt vọng tại quê nhà. Continue reading “Bài học từ thảm họa kinh tế Venezuela”

Chính quyền Venezuela buộc công dân đi làm nông

ven fs

Nguồn: Venezuela’s new decree: Forced farm work for citizens“, CNN, 29/07/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Một nghị định mới của chính phủ Venezuela có thể buộc công dân nước này phải làm việc tại các trang trại để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trầm trọng tại nước này.

Đó “cơ bản là lao động cưỡng bức”, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố, đồng thời phê phán nghị định này là “bất hợp pháp.”

Trong một sắc lệnh có câu chữ mơ hồ, các quan chức Venezuela cho biết các nhân viên khu vực công và tư có thể bị buộc phải làm việc trên các cánh đồng của đất nước trong khoảng thời gian ít nhất 60 ngày, có thể lâu hơn “nếu hoàn cảnh bắt buộc.” Continue reading “Chính quyền Venezuela buộc công dân đi làm nông”

Tại sao các hãng hàng không ngừng bay tới Venezuela?

37-Venezuela

Nguồn:Why airlines are abandoning Venezuela“, The Economist, 07/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm 1970, trữ lượng dầu mỏ của Venezuela đã thu hút các du khách là thương nhân từ khắp nơi trên thế giới. Một chiếc Concorde của Air France đã từng bay giữa Paris và Caracas một lần một tuần. Nhưng đối với các hãng hàng không, cuộc bùng nổ siêu thanh đã nhường chỗ cho một sự đổ vỡ gây thất vọng. Vào ngày 28/5, Lufthansa thông báo đã đình chỉ đường bay ba chuyến một tuần từ Frankfurt đến Caracas kể từ ngày 18/6. Hai ngày sau đó LATAM, tập đoàn hàng không lớn nhất Mỹ Latinh, tuyên bố sẽ cắt tất cả các đường bay đến quốc gia này sau ngày 1/8. Trong những năm gần đây, Air Canada, American Airlines, Alitalia và Gol đều đã giảm hoặc đình chỉ các chuyến bay của họ tới Venezuela. Tại sao lại có nhiều hãng hàng không gạch tên quốc gia này khỏi lịch trình của họ như vậy? Continue reading “Tại sao các hãng hàng không ngừng bay tới Venezuela?”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do

1362728303_0

Nguồn: Andrés Velasco, “Two blows against illiberal democracy”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số chính phủ dân cử cạnh tranh cho danh hiệu tồi tệ nhất thế giới hiện đã giảm đi hai. Robert Mugabe của Zimbabwe vẫn nắm quyền, cũng như Viktor Orbán của Hungary. Ba Lan đang dần trở nên phi tự do, và các chế độ khắp từ Bắc Phi đến dãy Hindu Kush (ở Afghanistan) vẫn còn nằm trong danh sách các ứng cử viên đó.

Nhưng 12 năm chuyên quyền ngạo mạn dưới thời Néstor và Cristina Kirchner vừa kết thúc tại Argentina. Và một thất bại đáng kinh ngạc trong các cuộc bầu cử quốc hội chắc chắn sẽ đánh dấu khởi đầu của việc kết thúc 16 năm chủ nghĩa Chavez gây bất ổn ở Venezuela. Chừng đó là đủ lý do để ăn mừng. Continue reading “Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?

IMF1

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Fear the IMF”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại nhiều nơi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức mà mọi người đều căm ghét. Theo một số người, IMF không mang lại gì tốt đẹp cho người nghèo, phụ nữ, ổn định kinh tế và môi trường. Joseph Stiglitz, người có tầm ảnh hưởng được nhân rộng bởi giải thưởng Nobel, đổ lỗi cho IMF vì đã gây ra và sau đó càng làm tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế mà IMF được yêu cầu giải quyết. IMF được cho là làm như vậy để giải cứu các nhà tư bản và chủ ngân hàng chứ không phải người dân bình thường. Mặc dù không đúng sự thật nhưng niềm tin này sẽ gây hại rất lớn và hạn chế tiềm năng những điều tốt đẹp mà IMF có thể mang lại.

Trước tiên, hãy xem xét cách thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, chẳng hạn như khủng hoảng người tị nạn Syria, và cách thế giới giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính. Như tên gọi của nó cho thấy, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn là một cá nhân, không phải là một tổ chức. Ông ta hoặc bà ta đứng đầu một “văn phòng”, không phải là một tổ chức hoàn chỉnh. Điểm yếu này là điều đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel phải ép buộc các đối tác Liên minh châu Âu có phản ứng thống nhất hơn đối với dòng người tị nạn. Continue reading “Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?”