Người châu Phi đang chế tạo máy bay không người lái tự sát cho Putin

Nguồn:Africans are building Putin’s suicide drones”, The Economist, 29/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc lắp ráp máy bay không người lái của Iran tại một nhà máy ở Nga là một lựa chọn khác thường đối với chương trình vừa học vừa làm. Có lẽ ít sinh viên hoặc lao động nhập cư, dù tuyệt vọng hay liều lĩnh đến mấy, sẽ tự nguyện đăng ký để trở thành mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, đó lại là tình cảnh mà hàng trăm phụ nữ trẻ châu Phi, một số người trong số họ chưa đủ 18 tuổi, đã vô tình rơi vào. Continue reading “Người châu Phi đang chế tạo máy bay không người lái tự sát cho Putin”

Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ

Nguồn: Isaac B. Kardon và Alexander Gabuev, “Trump’s Greenland Obsession Will Not Secure America”, Foreign Policy, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Một trong những mối bận tâm thường xuyên nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 100 ngày đầu nhậm chức là mong muốn “có được Greenland”. Khi biện minh cho ý định cấp tiến này, tổng thống và các phụ tá đã viện dẫn sự cần thiết phải “đối trọng” với sự hợp tác ngày càng tăng ở Bắc Cực giữa các đối thủ quan trọng nhất của Mỹ — Nga và Trung Quốc.

“Các tàu của Nga có mặt khắp nơi. Các tàu của Trung Quốc có mặt khắp nơi. Họ đang giong thuyền khắp Canada, họ đang giong thuyền ngay cạnh Greenland. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói đúng rằng sự hợp tác mở rộng giữa Bắc Kinh và Moscow ở vùng Cực Bắc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ. Nhưng việc kiểm soát mối đe dọa mới nổi này đối với Tây Bán cầu đòi hỏi Washington phải hợp tác với các đồng minh Bắc Cực của mình, chứ không phải xa lánh hoặc sáp nhập họ. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược nên tập trung sự chú ý và nguồn lực của Mỹ vào vị trí của Mỹ ở Alaska, đặc biệt là gần eo biển Bering, vốn là điểm nút để Trung Quốc tiếp cận Bắc Băng Dương. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ”

Liệu Mỹ có đạt được một thỏa thuận tốt về vấn đề hạt nhân với Iran?

Nguồn: Richard Nephew, “Is a Good Iran Deal Possible?”, Foreign Affairs, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong số những quyết sách đối ngoại đi ngược lại sự đồng thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện, ít có động thái nào đáng ngạc nhiên bằng việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Xét cho cùng, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), vào năm 2018. Và sau bốn năm chính quyền Biden không thể đàm phán một thỏa thuận thay thế JCPOA, triển vọng về một thỏa thuận mới dường như rất mong manh. Thay vào đó, trong bảy năm xen kẽ đó, Iran đã sản xuất đủ uranium được làm giàu gần cấp độ vũ khí cho nhiều đầu đạn. Continue reading “Liệu Mỹ có đạt được một thỏa thuận tốt về vấn đề hạt nhân với Iran?”

Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s love-bombing of Gen Z Taiwanese has its limits”, The Strategist, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Thông qua việc sử dụng kết hợp các tour du lịch được trợ cấp, học bổng đại học, tuyên truyền kiểu TikTok và tiếp cận những người có ảnh hưởng, Bắc Kinh đang cố gắng thu phục thế hệ ở Đài Loan lớn lên cùng với dân chủ, tự do và ý thức sâu sắc về bản sắc Đài Loan tách biệt với Trung Quốc.

Nhưng chiến dịch này đã thành công đến mức nào? Và những hậu quả chính trị là gì? Mặc dù quyền lực mềm của Trung Quốc đã tạo được những bước đột phá về văn hóa – đặc biệt thông qua các ứng dụng phổ biến và nội dung về lối sống – nhưng nhìn chung, nó đã thất bại trong việc thay đổi niềm tin chính trị của giới trẻ Đài Loan. Kết quả là một thế hệ có ý thức chính trị hơn – một thế hệ ngày càng quen thuộc với các chiến thuật cưỡng chế được sử dụng chống lại họ. Continue reading “Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan”

Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?

Nguồn:  David Santoro, “The End of Extended Deterrence in Asia?”, Foreign Affairs, 22/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong hơn 5 năm qua, các tàu của Trung Quốc triển khai ở Biển Đông đã nhiều lần va chạm với tàu của Philippines, đôi khi dùng vòi rồng xịt nước và làm bị thương thủy thủ. Đáp lại, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon tới quốc đảo này vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho một đồng minh một vũ khí có tầm cỡ như vậy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc —và nó đã châm ngòi cho một cơn bão ngoại giao. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận rằng việc triển khai vũ khí này “phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực, làm suy yếu lợi ích an ninh hợp pháp của các quốc gia khác và đi ngược lại nguyện vọng hòa bình và phát triển của người dân”. Trung Quốc sẽ “không ngồi yên” nếu Philippines từ chối dỡ bỏ nó, bộ này nói thêm. Continue reading “Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?”

Logic đằng sau nhận thức về mối đe dọa của Kim Jong Un

Nguồn: Hyunseung Yu, “Inside Kim Jong Un’s Threat Perception”, The Diplomat, 24/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc tìm hiểu quan điểm của Triều Tiên về răn đe mở rộng giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ làm sáng tỏ tình thế lưỡng nan về an ninh.

Vào ngày 26 tháng 4, Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong Un đã có một bài phát biểu mang tính biểu tượng và chiến lược quan trọng tại Xưởng đóng tàu Nampo, khi ông chủ trì lễ hạ thủy một tàu khu trục 5.000 tấn mới. Mặc dù sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hải quân của Triều Tiên, nhưng bài phát biểu của ông không chỉ là để ăn mừng các tiến bộ trong ngành đóng tàu nước này. Nó đã cung cấp những hiểu biết chân thực về cách ông Kim nhìn nhận môi trường an ninh hiện tại trên Bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Logic đằng sau nhận thức về mối đe dọa của Kim Jong Un”

Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao

Nguồn:Star wars returns”, The Economist, 21/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

“Ronald Reagan muốn có nó nhiều năm trước,” Donald Trump tuyên bố, “nhưng lúc đó họ không có công nghệ”. Giờ đây, ông Trump nói, Mỹ cuối cùng đã có thể chế tạo một “lá chắn phòng thủ tên lửa tiên tiến”. “Vòm Vàng” của ông Trump—tương tự như hệ thống Vòm Sắt khiêm tốn hơn của Israel—được thiết kế để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng hàng trăm hoặc hàng nghìn vệ tinh, cùng với những thiết bị khác, để có thể vừa theo dõi, vừa tấn công tên lửa địch khi chúng cất cánh. Continue reading “Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao”

Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn:  Andrei Yakovlev, Vladimir Dubrovskiy & Yuri Danilov, “Putin’s New Hermit Kingdom”, Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ động tiếp cận Nga kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau nhiều năm cô lập Kremlin, chính quyền Trump đã đưa ra nhiều nhượng bộ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm dấy lên hy vọng trong một số nhà quan sát phương Tây rằng Mỹ có thể chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine sau hơn ba năm giao tranh. Tuy nhiên, dù Nga đã thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác với Trump, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt các chiến dịch quân sự. Thậm chí nếu nỗ lực của chính quyền Mỹ thành công trong việc đưa chính phủ Nga đến bàn đàm phán, thì vẫn còn một trở ngại lớn hơn nhiều để đạt được hòa bình: sự biến đổi nội bộ mạnh mẽ của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Continue reading “Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?”

Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?

Nguồn:  Bonny Lin, John Culver, và Brian Hart, “The Risk of War in the Taiwan Strait Is High—and Getting Higher”, Foreign Affairs, 15/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Nỗi lo của Bắc Kinh về tương lai có thể sớm dẫn đến một tính toán sai lầm chết người.

Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang gia tăng. Ngay cả trước khi Đài Loan bầu ông Lại Thanh Đức làm tổng thống vào tháng 1 năm 2024, Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối ông, gọi ông là “kẻ ly khai” và “kẻ gây chiến”. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng các cuộc công kích bằng lời lẽ: vào giữa tháng 3, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc gọi ông Lại là “kẻ phá hoại hòa bình eo biển” và cáo buộc ông đẩy Đài Loan đến “bờ vực chiến tranh nguy hiểm”. Hai tuần sau, khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn xung quanh Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lan truyền các hình ảnh biếm họa mô tả ông Lại như một con côn trùng. Còn có một hình ảnh còn vẽ đôi đũa gắp “ký sinh trùng” Lại ra khỏi một Đài Loan đang bốc cháy. Continue reading “Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?”

Logic đằng sau chính sách hòa giải của Việt Nam

Nguồn:  Khang Vu, “Understanding The Logic of Vietnam’s Reconciliation Policy”, The Diplomat, 15/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Hàng năm, lễ kỷ niệm “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” vào ngày 30 tháng 4 ở Việt Nam gây ra nhiều tranh cãi gay gắt trong và ngoài nước. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài, phần lớn là người tị nạn chiến tranh Việt Nam hoặc con cháu của họ, thường xem việc ăn mừng của Hà Nội là khơi lại vết thương chiến tranh. Trong khi đó, một số người Việt trong nước lại thắc mắc tại sao chính phủ Việt Nam chưa hòa giải với những người anh em miền Nam Việt Nam, dù đã bình thường hóa quan hệ với các cựu thù như Mỹ và Trung Quốc. Những ý kiến này cho rằng Hà Nội đối xử phân biệt với công dân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước đây và cố gắng xóa bỏ ký ức về một quốc gia có chủ quyền để phục vụ cho sự kiểm soát độc tài của mình. Continue reading “Logic đằng sau chính sách hòa giải của Việt Nam”

Sự phụ thuộc nguy hiểm nhất của Mỹ

Nguồn:  Heidi Crebo-Rediker, “America’s Most Dangerous Dependence”, Foreign Affairs, 07/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Washington cần đảm bảo nguồn cung khoáng sản quan trọng mà Trung Quốc không kiểm soát

Trước thềm Thế chiến II, Mỹ đã trở nên quá phụ thuộc đến mức nguy hiểm vào nguồn nhập khẩu khoáng sản và kim loại quan trọng từ nước ngoài – mặc dù các quan chức đã cảnh báo về sự mong manh của chuỗi cung ứng này cả thập kỷ trước đó. Quốc hội đã thông qua đạo luật thành lập Kho Dự trữ Quốc phòng vào năm 1939. Nhưng khi Mỹ bước vào chiến tranh một năm sau, quy mô và tính cấp bách của nhu cầu quốc phòng ngay lập tức đã vượt xa đáng kể năng lực khai thác và sản xuất trong nước, cũng như kho dự trữ vũ khí mới. Continue reading “Sự phụ thuộc nguy hiểm nhất của Mỹ”

Sự kết thúc của ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu

Nguồn:  Zainab Usman, “The End of the Global Aid Industry”, Foreign Affairs, 05/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sự suy tàn của USAID là cơ hội để ưu tiên công nghiệp hóa hơn viện trợ từ thiện.

Cứ khoảng mười năm một lần, ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu lại thấy mình phải chuyển đổi để tồn tại. Trong những giai đoạn thay đổi này, các quốc gia tài trợ tái cấu trúc các cơ quan viện trợ của họ, thu hẹp hoặc mở rộng ngân sách hỗ trợ, và vận động hành lang cho việc thành lập hoặc giải thể một hoặc hai sáng kiến của Liên Hợp Quốc. Thông thường, một khi ngành công nghiệp viện trợ tuân theo những ý thích bất chợt của các quốc gia tài trợ, cuộc khủng hoảng sẽ được ngăn chặn và mọi việc lại tiếp tục như thường lệ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, ngành công nghiệp viện trợ đã thấy mình ở một bước ngoặt khác. Chính quyền Trump đã làm suy yếu nghiêm trọng USAID, cơ quan phát triển lớn nhất thế giới, chấm dứt 86% chương trình viện trợ của cơ quan này, đóng cửa trụ sở và sa thải gần như toàn bộ 10.000 nhân viên. Đồng thời, chính quyền Trump đã cắt giảm tài trợ cho nhiều sáng kiến đa phương khác nhau về khí hậu, y tế toàn cầu và giáo dục. Continue reading “Sự kết thúc của ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu”

Ý nghĩa của việc tân Giáo hoàng là người Mỹ

Nguồn:  The Economist, “What it means to have an American on the throne of St Peter”, 08/03/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuối cùng thì Donald Trump đã không được chọn làm Giáo hoàng, dù ông từng nói đùa như vậy. Nhưng vào ngày 8 tháng 5, các hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã đã bầu một người Mỹ, phá vỡ điều cấm kỵ về việc đồng nhất một siêu cường quốc địa chính trị với một quyền lực tinh thần.

Khó có khả năng tổng thống Mỹ sẽ vui mừng với việc Hồng y Robert Prevost được chọn. Vị Giáo hoàng mới đã gửi đi thông điệp đầu tiên về ý định của mình khi chọn tên hiệu là Leo XIV: một sự tôn kính đối với vị Giáo hoàng cuối cùng mang tên này, người trị vì từ năm 1878 đến 1903. Giáo hoàng Leo XIII là một người có tư tưởng tiến bộ theo tiêu chuẩn thời đại của ông. Nổi tiếng với những nỗ lực hòa nhập với thế giới hiện đại, ông là cha đẻ của học thuyết xã hội Công giáo và là tác giả của một thông điệp quan trọng, Rerum Novarum (Tân sự). Continue reading “Ý nghĩa của việc tân Giáo hoàng là người Mỹ”

Ấn Độ và Pakistan đang tiến đến bờ vực chiến tranh như thế nào?

Nguồn:  Sushant Singh, “India and Pakistan Are Perilously Close to the Brink”, Foreign Affairs, 29/04/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Ngày 24 tháng 4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đứng trước đám đông ở bang Bihar phía bắc và, khác với thường lệ vẫn nói bằng tiếng Hindi, đã đưa ra lời cảnh báo bằng tiếng Anh: “Ấn Độ sẽ tìm ra và trừng trị mọi kẻ khủng bố cùng những kẻ hậu thuẫn chúng”. Chúng tôi sẽ truy đuổi chúng đến tận cùng trái đất. Tinh thần Ấn Độ sẽ không bao giờ bị khuất phục bởi chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt.” Thông điệp này, được đưa ra chỉ hai ngày sau vụ tấn công đẫm máu nhất vào dân thường ở khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý trong hơn hai thập kỷ, không chỉ dành cho người dân trong nước hay cho Pakistan, quốc gia mà New Delhi cáo buộc đứng sau vụ tấn công; đó là một tín hiệu gửi đến thế giới rằng Ấn Độ đang chuẩn bị một phản ứng quân sự mạnh mẽ. Continue reading “Ấn Độ và Pakistan đang tiến đến bờ vực chiến tranh như thế nào?”

Về chính sách đối ngoại của Giáo hoàng Francis

Nguồn:  Victory Gaetan, “The Pope’s Foreign Policy”, Foreign Affairs, 25/04/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cách Đức Giáo hoàng Francis mở rộng và biến đổi phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Vatican.

Sau khi Đức Giáo hoàng Francis qua đời, vào ngày 21 tháng 4, phần lớn sự chú ý của thế giới tập trung vào tính cách của ông: sự khiêm tốn, sự hài hước, phong cách quản lý thực tiễn. Tất cả những đức tính đó sẽ theo ông xuống mồ. Trong khi đó, những đóng góp của vị giáo hoàng người Argentina cho nền ngoại giao Vatican sẽ là một di sản lâu dài. Giáo hoàng Francis đã vạch ra một đường lối ngoại giao độc lập với các cường quốc phương Tây, nâng cao vị thế của các nhà lãnh đạo Công giáo ở những quốc gia chưa bao giờ tham gia vào bộ máy quản trị của Giáo hội, và rèn giũa một phương pháp ngoại giao vừa thực dụng vừa đầy khát vọng. Continue reading “Về chính sách đối ngoại của Giáo hoàng Francis”

Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật

Nguồn:  Takahashi Kosuke, “The Tyranny of Distance: What Trump Needs to Know About the Japan-US Alliance”, The Diplomat, 15/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Những cáo buộc cho rằng Nhật Bản đang lợi dụng các cam kết an ninh của Mỹ đã bỏ qua giá trị chiến lược và địa lý to lớn của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm Okinawa và Yokosuka.

Tổng thống đắc cử Donald Trump nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất và là ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ sắp tới của ông. Trump cũng đã bổ nhiệm những nhân vật chống Trung Quốc quyết liệt vào các vị trí nội các về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Continue reading “Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật”

Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?

Nguồn:  William M. Moon, “How the War in Ukraine Could Go Nuclear—by Accident”, Foreign Affairs, 05/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trách nhiệm lớn nhất của một quốc gia hạt nhân là giữ an toàn cho các đầu đạn của mình. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khoảng 30% trong số ước tính 5.580 đầu đạn của Nga đã bị đặt vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Vào đầu cuộc chiến, những lo ngại rằng cuộc xâm lược có thể làm tăng nguy cơ kích nổ hạt nhân hoặc nổ do tai nạn tập trung vào rủi ro có thể xảy ra đối với bốn nhà máy điện hạt nhân của Ukraine và các mối đe dọa của Nga về việc cố ý leo thang xung đột vượt qua ngưỡng hạt nhân. Nhưng với việc Ukraine càng tìm cách tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, thì càng rõ ràng rằng việc Nga không sẵn sàng bảo vệ đầy đủ các kho vũ khí hạt nhân ở phía tây – hiện nằm trong tầm tấn công của tên lửa và drone của Ukraine và thậm chí là từ bộ binh Ukraine – có thể gây ra rủi ro khủng khiếp. Continue reading “Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?”

Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn:  Kyle Balzer and Dan Blumenthal, “The True Aims of China’s Nuclear Buildup”, Foreign Affairs, 21/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kho vũ khí ngày càng phình to của Bắc Kinh có mục đích làm tan rã hệ thống liên minh của Mỹ tại châu Á.

Kể từ năm 2018, các nhà phân tích quốc phòng Mỹ đã nhiều lần xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ. Họ đã mô tả Bắc Kinh bằng nhiều cách khác nhau như là một “thách thức mang tính hệ thống” (systemic challenge), một “mối đe dọa lâu dài” (pacing threat) và thậm chí là một “đối thủ ngang hàng” (peer adversary), do sự gia tăng quân sự ồ ạt của Trung Quốc, hành vi hiếu chiến của nước này ở Châu Á – Thái Bình Dương và một chiến dịch cưỡng ép kinh tế toàn cầu. Những cụm từ mơ hồ, gây chú ý này chỉ ra một sự đồng thuận ngày càng tăng: tham vọng của Trung Quốc gây nguy hiểm lớn cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận nào liên quan tới ý định đằng sau các động thái chiến lược của Trung Quốc, chủ yếu trong số đó là việc nước này nhanh chóng tăng cường xây dựng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân”

Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo

Nguồn:  Henry A. Kissinger, Eric Schmidt, và Craig Mundie, “War and Peace in the Age of Artificial Intelligence”, Foreign Affairs, 18/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Từ việc tái điều chỉnh chiến lược quân sự đến việc tái cấu trúc ngoại giao, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành yếu tố quyết định đối với trật tự thế giới. Không sợ hãi và thiên vị, AI mở ra khả năng mới về tính khách quan trong việc ra quyết định chiến lược. Nhưng tính khách quan đó, được khai thác bởi cả các chiến binh và những người kiến tạo hòa bình, cần phải được sử dụng để bảo tồn tính chủ quan của con người, vốn là thứ quan trọng cho việc sử dụng vũ lực có trách nhiệm. AI trong chiến tranh sẽ giúp soi sáng những biểu hiện tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của loài người. Nó sẽ đóng vai trò là phương tiện để tiến hành chiến tranh và chấm dứt chiến tranh. Continue reading “Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo”

Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên

Nguồn:  Ian Bowers and Henrik Stålhane Hiim, “Lousy Deterrence Options on the Korean Peninsula”, War on the Rocks, 04/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong một buổi lễ long trọng vào tháng 8 năm nay, Triều Tiên đã tổ chức lễ bàn giao 250 bệ phóng tên lửa có khả năng hạt nhân cho các đơn vị quân đội tiền tuyến. Trước đám đông dân chúng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng Triều Tiên cần tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và các bệ phóng là “vũ khí tấn công chiến thuật hiện đại” do “cá nhân ông thiết kế”.

Một tháng sau, Tổng thống Yoon Suk-yeol hứa rằng vũ khí thông thường của Hàn Quốc, cùng với sự răn đe mở rộng của Mỹ, sẽ có thể răn đe Triều Tiên. Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược phản công thông thường trong gần một thập kỷ, trong đó họ tìm kiếm khả năng nhắm mục tiêu phủ đầu vào vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, chiến lược này đe dọa các nhà lãnh đạo Triều Tiên bằng các hình phạt nặng nề. Tuy nhiên, bất chấp việc giới thiệu các loại vũ khí mới, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5, chiến lược răn đe của Hàn Quốc đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Continue reading “Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên”