Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Russians at War,” Foreign Affairs, 18/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hung hăng của Putin đã khiến một quốc gia tự chống lại chính mình.

Đầu tháng 4, quan tài chứa thi thể của Vladimir Zhirinovsky, 75 tuổi – một nhà dân túy cực đoan, người từng là trụ cột quan trọng của nhà nước Nga suốt hai thập niên – đã được đưa đến Sảnh Cột (Hall of Columns) ở trung tâm Moscow để mọi người có thể đến viếng. Cách đây 69 năm, thi hài Stalin cũng được quàn tại đây, và vì thế dẫn đến cái chết của hàng loạt người Nga, những người đã bị giẫm đạp đến chết trong đám đông khổng lồ tụ tập để tiễn biệt nhà độc tài Liên Xô.

Đã không có đợt giẫm đạp nào ở đám tang Zhirinovsky, nhưng nó gợi lại một khoảnh khắc khác trong thời kỳ Liên Xô. Thi thể của ông đã được đưa đến Sảnh Cột trong một chiếc Aurus Lafet – dòng xe tang đen phiên bản siêu giới hạn, được sản xuất bởi Aurus Motors, nhà sản xuất xe hơi hạng sang mới nổi của Nga. Trong tiếng Nga, lafet có nghĩa là “xe tang”, và đối với những người Nga như tôi, những người đủ lớn tuổi để nhớ được giai đoạn đầu thập niên 1980, tên của chiếc xe gợi lên một câu chuyện đùa tăm tối: khi các nhà lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko liên tiếp qua đời, sự kiện đó đã được gọi là Cuộc đua của những chiếc xe tang (Race of the Lafets). Continue reading “Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine”

Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây

Nguồn: Treffen mit Olaf Scholz: Indien, der unsichere Partner, WELT, 03/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Lập trường trung lập của Ấn Độ đối với cuộc chiến ở Ukraine không chỉ khiến nước Đức lo lắng. Phương Tây lo ngại về một trục mới giữa Ấn Độ với Nga và Trung Quốc. Nhưng trò chơi này cũng không phải là không có rủi ro cho chính Ấn Độ.

Hôm thứ Hai, khi tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Ấn Độ là “đối tác trọng yếu của Đức về kinh tế, an ninh và chính sách khí hậu ở châu Á”. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov thăm Ấn Độ vào đầu tháng 4, không khí có vẻ hào hứng hơn nhiều. Continue reading “Ấn Độ: Đối tác thiếu chắc chắn của phương Tây”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Sự va chạm giữa các hệ thống

Lịch sử xây dựng trật tự quốc tế là một lịch sử chứa đầy những cuộc cạnh tranh tàn bạo giữa các hệ thống xung đột, không thể hợp tác hài hòa với nhau. Trong thời kỳ ‘yên bình’ nhất, cuộc cạnh tranh đó diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh, hai bên tranh giành lợi thế và thăm dò lẫn nhau bằng mọi biện pháp, chỉ trừ lực lượng quân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối đầu cuối cùng trở thành chiến tranh nóng, và kết thúc với việc một bên đè bẹp bên kia. Trật tự của kẻ chiến thắng sau đó sẽ thống trị, cho đến khi nó bị phá hủy bởi một đối thủ cạnh tranh mới – hoặc cho đến khi nó đơn giản là sụp đổ, vì không có mối đe dọa từ bên ngoài nào còn tồn tại để giữ nó đứng vững. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P3)”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Long tranh hổ đấu

Người ta chưa bao giờ nghi ngờ ý định của Trung Quốc, bởi vì lãnh đạo nước này vẫn luôn khẳng định những mục tiêu không đổi suốt hàng thập niên: duy trì sự cầm quyền của Đảng Cộng sản (ĐCSTQ), tái thống nhất Đài Loan, kiểm soát Biển Hoa Đông và Biển Đông, và đưa Trung Quốc trở lại vị thế đích thực của mình – cường quốc thống trị châu Á và hơn nữa là cường quốc mạnh nhất thế giới. Phần lớn trong bốn mươi năm qua, nước này đã lựa chọn tiếp cận các mục tiêu này một cách âm thầm, bền bỉ và hòa bình. Tập trung phát triển kinh tế và lo ngại sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập, Trung Quốc quyết định đi theo chiến lược “trỗi dậy hòa bình,” chủ yếu dựa vào sức mạnh kinh tế để thúc đẩy lợi ích quốc gia, và rộng hơn, là đi theo chủ trương “ẩn mình chờ thời” của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P2)”

Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley, Enemies of My Enemy – How Fear of China Is Forging a New World Order, Foreign Affairs, 14/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trật tự thế giới đang sụp đổ, và ai cũng có ý kiến riêng về việc giải quyết tình trạng này. Một số người cho rằng Mỹ chỉ cần tái khởi động nỗ lực lãnh đạo trật tự tự do mà nước này đã giúp thiết lập từ 75 năm trước. Số khác nói rằng các cường quốc cần chung tay hướng dẫn cộng đồng quốc tế bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác đa cực. Lại cũng có những người vẫn kêu gọi phân chia thế giới thành những vùng ảnh hưởng nhất định. Điểm chung của tất cả các quan điểm này là giả định rằng quản trị toàn cầu là thứ có thể được thiết kế và áp chế từ trên xuống. Với kỹ năng ngoại giao khôn ngoan và hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh, ‘khu rừng’ thế giới sẽ có thể được chuyển hóa thành đất trồng trọt. Xung đột lợi ích và những thù hằn lịch sử cũng có thể được thương lượng gạt bỏ và thay thế bằng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Continue reading “Nỗi sợ Trung Quốc đang định hình Trật tự Thế giới Mới như thế nào? (P1)”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Doesn’t End?,” Foreign Affairs, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?”

Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine

Nguồn:An interview with Oleksiy Arestovych, military adviser to Ukraine’s presidency,” The Economist, 25/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn dự đoán tình hình sẽ bế tắc kéo dài.

Chúng ta luôn nhìn thấy vệ sĩ của ông trước tiên, nhưng đối với một người giữ vai trò trung tâm trong nỗ lực chiến tranh của Ukraine, thật ra Oleksiy Arestovych được bảo vệ ít đến mức đáng ngạc nhiên. “Người khác thấy sợ hãi,” ông nói, “nhưng tôi lại phấn khích trước cơ hội này. Điều đó thật tuyệt.” Hai tháng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, người đàn ông 46 tuổi này đã trở thành người nổi tiếng trong bất kỳ ngôi nhà Ukraine nào có TV. Các thông báo tình hình chiến sự hàng ngày có chút trào phúng của ông đã giúp xoa dịu một đất nước đang ở vào một trong những thời khắc đen tối nhất, và thậm chí còn tạo ra những tiếng cười. Vài người mô tả ông như một loại ‘thuốc chống trầm cảm’ quốc gia; số khác xem ông là một biểu tượng tình dục; trong khi những người thích phê bình gọi ông tay chơi ăn may, hay thậm chí là một kẻ mạo danh. Continue reading “Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine”

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Nguồn: “How did Ukraine destroy the Moskva, a large Russian warship?” The Economist, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các tổ hợp tên lửa S-300F và OSA-MA để bắn hạ mối đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, dường như lại xác nhận tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. Làm thế nào mà một bên được coi là yếu thế lại có thể gây ra tổn thất hải quân đáng kể như vậy? Continue reading “Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?”

Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!

Nguồn: Stephen M. Walt, The Ukraine War Doesn’t Change Everything, Foreign Policy, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Không sớm thì muộn, giao tranh ở Ukraine sẽ dừng lại. Chẳng ai biết được nó sẽ kết thúc thế nào, và giải pháp cuối cùng trông sẽ ra sao. Có thể lực lượng Nga sẽ sụp đổ và rút lui hoàn toàn (khó xảy ra). Có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị loại khỏi chiếc ghế quyền lực và (những) người kế nhiệm ông sẽ chấp nhận một thỏa thuận hào phóng với hy vọng quay ngược thời gian (cũng khó xảy ra). Có thể các lực lượng Ukraine sẽ mất ý chí chiến đấu (rất khó xảy ra). Có thể cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc bất phân thắng bại, cho đến khi các bên kiệt sức và một thỏa thuận hòa bình được thương lượng (đây là dự đoán của tôi). Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, thật khó để biết các điều khoản cuối cùng sẽ là gì hoặc chúng sẽ tồn tại trong bao lâu. Continue reading “Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!”

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Nguồn:Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia,” The Economist, 17/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng. Continue reading “Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga”

Tại sao khủng hoảng Ukraine không hẳn là lỗi của phương Tây?

Nguồn: Adam Roberts, “Sir Adam Roberts Rebuffs the View that the West is Principally Responsible for the Crisis in Ukraine”, The Economist, 26/03/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại sao John Mearsheimer, một giáo sư quan hệ quốc tế nổi tiếng của Mỹ, lại tổng kết một cách khác người như vậy về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine? Nó quả nhiên là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” – khi bị lên án vi phạm các quy tắc và chuẩn tắc cơ bản nhất [về luật pháp quốc tế]. Song Mearsheimer lại lập luận rằng “phương Tây, đặc biệt là Mỹ, phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng bắt đầu vào tháng 2 năm 2014.”

Xem thêm: John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Giáo sư Mearsheimer không hề có ý ủng hộ Vladimir Putin: “Rõ ràng là Vladimir Putin khai màn khủng hoảng và chịu trách nhiệm về cách thức nó được tiến hành,” ông viết. Nhưng lập luận chủ đạo của Giáo sư Mearsheimer là cuộc khủng hoảng thật sự khai màn từ hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest hồi tháng 4 năm 2008, khi Tổng thống George W. Bush, cùng với các nước thành viên NATO, cam kết sẽ kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên trong tương lai. Giới lãnh đạo Nga kịch liệt phản đối NATO mở rộng đến sát lãnh thổ nước này. Continue reading “Tại sao khủng hoảng Ukraine không hẳn là lỗi của phương Tây?”

Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?

Nguồn: “Wie Putin seinen Sowjet-Traum zerstört”, WELT, 28/03/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong cuộc chiến Ukraine, Putin mơ về sự tái sinh của Liên Xô. Nhưng cuộc chiến của ông ta lại đang tạo ra những điều trái ngược. Kazakhstan là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ quan trọng đầu tiên tách khỏi Nga – và muốn quay sang phương Tây. WELT đã có các cuộc trao đổi độc quyền với các quan chức chính phủ tại đây.

Chưa đầy ba tháng trước, Tổng thống Kazakhstan yêu cầu Điện Kremlin đưa quân vào đất nước ông. Hồi tháng Giêng, ngay trước khi Nga tấn công Ukraine, bạo loạn đã làm rung chuyển quốc gia Trung Á rộng lớn này. Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối mức giá quá cao của khí đốt hóa lỏng, nguồn nhiên liệu chủ yếu của người dân tại đây. Đây cũng là một nguồn năng lượng rất phong phú ở Kazakhstan, tuy nhiên chỉ có một số ít người làm giàu giờ nguồn nhiên liệu này. Các nhóm bạo loạn đã tấn công các đồn cảnh sát và sân bay thủ đô. Tổng thống Qassym-Jomart Tokayev lo sợ xảy ra đảo chính. Ông kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga thống trị, một hiệp ước của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?”

Ukraine chính là Afghanistan của Putin

Nguồn: Milton Bearden, “Putin’s Afghanistan”, Foreign Affairs, 24/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với những diễn biến hiện tại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rõ ràng là gần như không có gì diễn ra theo đúng kế hoạch. Không được chào đón như những người giải phóng, lực lượng Nga đã bị đối xử như những kẻ thù đáng ghét. Thay vì nhanh chóng đầu hàng, người Ukraine đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn bước tiến của Nga và chiến đấu bằng mọi giá. Ở thời điểm này, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh vốn kéo dài hơn nhiều so với ước tính của Putin, nhiều báo cáo cho rằng chiến dịch của Nga đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề về hậu cần và sa sút tinh thần. Hiện tại, cuộc chiến đang có dấu hiệu trở thành điều mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả là tình trạng “bế tắc”. Đáng chú ý nhất, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng quân đội Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ chỉ trong 20 ngày đầu của cuộc chiến, và mất tổng cộng 5 vị tướng chỉ trong tháng qua. Dựa trên tất cả các chỉ số, Nga sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng mà không có leo thang lớn, và cuộc chiến này thực sự đã khiến Điện Kremlin – và đặc biệt là chính Putin – phải trả một cái giá đắt. Continue reading “Ukraine chính là Afghanistan của Putin”

Tại sao lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ gặp khó khăn ở Ukraine?

Nguồn:Russia’s brutal mercenaries will struggle to make their mark in Ukraine”, The Economist, 03/04/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu tiên, nhìn vào góc trên cùng của bức ảnh, nơi có bốn người đàn ông mặc quân phục và khung cảnh có vẻ thật nhẹ nhàng. Một người mỉm cười. Một người khác vừa phì phèo điếu thuốc, vừa trừng mắt nhìn vào ống kính. Rồi hãy nhìn xuống chân họ, và bạn sẽ thấy một cái đầu bị chặt rời nằm trên sàn bê tông. Trước khi chặt đầu nạn nhân, những người đàn ông này đã quay một đoạn video, ghi lại cảnh họ cười cợt trong lúc dùng búa tạ đập vào tay và chân nạn nhân. Vụ việc xảy ra ở Syria vào năm 2017. Nạn nhân được cho là đã đào ngũ khỏi quân đội Syria, và những kẻ giết anh nhiều khả năng là người Nga. Ít nhất một trong số họ đã được xác định là đặc nhiệm của Tổ chức Wagner, một đơn vị lính đánh thuê Nga có mối liên hệ với tình báo quân đội nước này. Tổ chức này bị tình nghi, không phải lần đầu tiên, là đang hoạt động ở Ukraine. Continue reading “Tại sao lính đánh thuê Wagner của Nga sẽ gặp khó khăn ở Ukraine?”

Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

Ngày 24/02/2022, trong bài phát biểu tuyên bố bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ chống lại Ukraine, ông Putin đã nêu những lý do cho cuộc chiến, trong đó có lý do ‘tự vệ’. Luận điệu này sau đó được ông Vasily Nebenzya – Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – nhắc lại trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Ông Vasily Nebenzya thậm chí còn trích dẫn điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ cho quan điểm ‘tự vệ’ của Nga. Bài viết này phân tích làm rõ những khía cạnh liên quan đến quyền tự vệ của các quốc gia theo Luật pháp quốc tế. Continue reading “Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế”

Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

1. GIỚI THIỆU

Trước khi phát động các hoạt động quân sự chống lại Ukraine, chính phủ của ông Putin đã ra quyết định công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ và cũng là hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk vốn thuộc Ukraine. Từ đó, trong phát biểu khởi đầu cuộc chiến, ông Putin đã nêu một số lý do, trong đó có vấn đề ‘gìn giữ hòa bình và an ninh’, ý là đối với hai vùng lãnh thổ này, trước các hoạt động quân sự của chính phủ Ukraine. Các động thái này tương tự như năm 2008 khi Nga tấn công Georgia (Gruzia), cũng được bắt đầu với việc công nhận độc lập đối với hai vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Georgia. Vậy, hành vi công nhận các vùng lãnh thổ ly khai thuộc quốc gia khác có hợp pháp không theo luật pháp quốc tế, và vấn đề đó tạo nên những hệ quả pháp lý gì? Vấn đề giải quyết các vùng lãnh thổ ly khai thuộc thẩm quyền của quốc gia hay cộng đồng quốc tế? Vai trò của các thể chế quốc tế như thế nào trong vấn đề này? Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề liên quan để trả lời các câu hỏi này, trên cơ sở nguyên tắc ‘độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ của các quốc gia và dựa vào thực tiễn quốc tế. Continue reading “Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế”

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nguồn: Ob man Russland provoziert oder nicht – wenn sie angreifen wollen, dann werden sie es tun“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.” Continue reading “Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?”

Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine

Nguồn: David A. Deptula, Marc R. DeVore, Emma Salisbury, và Michael Hunzeker, “Six Things NATO Can Do to Help Ukraine Right Now”, Foreign Policy, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vùng cấm bay là một động thái leo thang cao, nhưng nhiều khả năng sẽ không hiệu quả. Dưới đây là sáu lựa chọn tốt hơn.

Cuộc chiến tàn khốc của Nga ở Ukraine đã đặt ra một tình thế lưỡng nan cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Can thiệp quân sự trực tiếp sẽ đi kèm rủi ro leo thang đến mức không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với các thành viên NATO. Nhưng việc để Nga thản nhiên xâm lược một nền dân chủ châu Âu mà không bị ngăn chặn sẽ gây ra những hậu quả lâu dài và tàn khốc đối với người dân Ukraine, an ninh châu Âu, và toàn bộ khái niệm về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Việc đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đã không thể ngăn cản bước tiến xâm lược của Nga. Việc triển khai trừng phạt một cách nhanh chóng và toàn diện dường như cũng không có khả năng buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin sớm từ bỏ chiến dịch tàn bạo của mình. Continue reading “Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine”

Alexander Dugin nói về ‘sự cáo chung của lịch sử’ và cuộc chiến của Putin với trật tự tự do

Nguồn: End of history that has never happened and Russian war on the liberal order [1], The Fourth Political Theory.

Biên dịch: Lê Doãn Cường |Giới thiệu và hiệu đính: TS. Lê Tuấn Huy

Độc giả Việt Nam đã biết đến Alexander Dugin qua bài giới thiệu sơ khởi về ông, đăng trên BBC Việt ngữ. Quả thật, để hiểu thêm về mặt địa chiến lược quanh cuộc chiến đang xảy ra tại Ukraine, không thể không biết đến Alexander Dugin và luận thuyết của ông, với tư cách nhà lý luận và nền tảng lý luận cho tư tưởng và đại chiến lược Đại Nga.

Với vai trò như vậy, mới đây, Alexander Dugin đã đáp trả Francis Fukuyama, sau khi học giả này công khai nhận định rằng Nga chuẩn bị thất trận. Với một tiểu luận không quá dài, Dugin một mặt thanh toán học thuật với Fukuyama nói riêng và chủ nghĩa tự do nói chung, một mặt tái xác định những luận điểm chính quanh đại chiến lược Đại Nga. Thậm chí, ông không úp mở về cuộc đấu hạt nhân như một cách để ngăn phương Tây can thiệp giúp Ukraine.

 Bản dịch này nhằm cung cấp thêm thông tin nguyên bản của một bên “tham chiến”, để bạn đọc, qua đó, truy tầm lại các vấn đề học thuật, và có nhận định cho riêng mình về những gì liên quan, cũng như về chính Alexander Dugin. Continue reading “Alexander Dugin nói về ‘sự cáo chung của lịch sử’ và cuộc chiến của Putin với trật tự tự do”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Russia Makes a Deal?”, Foreign Affairs, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để kết thúc một cuộc chiến mà không ai có khả năng chiến thắng?

Hai cuộc thế chiến hồi thế kỷ 20 đã cho chúng ta một nguồn vô tận các tiền lệ và so sánh. Giai đoạn trước Thế chiến 2 đã sản sinh ra phép so sánh Munich, ám chỉ quyết định năm 1938 của Anh và Pháp, cho phép Đức Quốc xã sáp nhập một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. “Munich” sau đó đã trở thành một từ viết tắt của “chính sách xoa dịu.” Trong khi đó, giai đoạn hậu Thế chiến 2 tạo ra phép so sánh Nuremberg, khơi gợi về các phiên tòa xét xử công khai những nhà lãnh đạo còn sống của chế độ Đức Quốc xã, mà khi đó đã bị đánh bại hoàn toàn. “Nuremberg” bây giờ là viết tắt của “đầu hàng vô điều kiện.” Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?”