Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài

Nguồn:, “China is quietly reducing its reliance on foreign chip technology.The Economist, 13/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ hàng gia dụng cho đến ô tô, Trung Quốc đã nhiều lần phô diễn khả năng sao chép công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhưng các vi mạch bán dẫn là đối tượng khó bắt chước hơn, gây ra nhiều lo lắng trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Trung Quốc những năm gần đây. Quyết định ngừng xuất khẩu chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc của Mỹ vào năm 2022 đã cho thấy thế dưới của Bắc Kinh trước các đối thủ địa chính trị về năng lực bán dẫn. Vào tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc đối với máy in thạch bản dùng để in mạch lên tấm silicon đã tăng 450% so với năm trước đó, khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc chạy đua mua bộ công cụ tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan, trước khi các hạn chế xuất khẩu của Hà Lan có hiệu lực từ tháng 1. Continue reading “Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài”

Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Kinh Việt Nam; tiếng Hán là tiếng nói của dân tộc Hán Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai thứ tiếng này xưa nay vẫn là mối quan tâm lớn của người Việt, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế; trong gần 150 năm nay họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt[1] dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân tộc ta, là những vấn đề ai cũng quan tâm. Vì vậy, tuy là kẻ ngoại đạo với ngôn ngữ học, chúng tôi vẫn đánh bạo bày tỏ ý kiến về các vấn đề đó; nếu có sai sót xin quý vị chỉ bảo. Continue reading “Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”

Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ

Nguồn: Hamish McDonald, “Yang Hengjun’s death sentence shows power of China’s secret service,” Nikkei Asia, 08/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ An ninh Nhà nước đã gửi thông điệp cảnh báo đến những nhà hoạt động dân chủ.

Với số lượng nhân viên ước tính khoảng 110.000 người, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) có lẽ là cơ quan tình báo lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được người ngoài biết đến, và chắc chắn không có những truyền thuyết gián điệp nổi tiếng như các đối tác phương Tây của họ.

Khoảng 20 năm trước, Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bắt đầu thay đổi mọi chuyện bằng ba tập tiểu thuyết viết về những trận chiến ngầm giữa MSS và CIA, được thêm thắt các yếu tố tình dục, hỗn loạn, và tham nhũng ở cấp cao. Sách được xuất bản tại Hong Kong và Đài Loan, nhưng độc giả khắp Trung Quốc cũng rất háo hức đọc những bản sao lậu. Continue reading “Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ”

Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 18 tháng Chạp năm Thái Trinh thứ nhất [22/1/1505], Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tông nhân lệnh Tự ân sứ Lê Năng Nhượng cùng các Công, Hầu, Bá, Phò mã, Đô uý, các quan năm phủ, sáu bộ, Ngự sử đài, Đông các, Hàn lâm, Lục tự, Lục khoa, Đề hình các quan 13 đạo, đến điện Hương Minh đón con thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu lấy năm sau là năm Đoan Khánh thứ nhất. Continue reading “Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nay có số lượng nhà văn và tác phẩm văn học nhiều nhất thế giới, tuy vậy thế giới lại ít biết về văn học nước này. Nền văn hoá, văn học Trung Quốc có lịch sử lâu đời mấy nghìn năm mà vẫn chưa có tác giả và tác phẩm văn học nổi tiếng toàn cầu. Trước năm 2012 nước này chưa có nhà văn Trung Quốc nào được trao giải Nobel Văn. Continue reading “Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc”

Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới

Nguồn: Parag Khanna, “The Red Sea Crisis Proves China Was Ahead of the Curve,” Foreign Policy, 20/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là một âm mưu nham hiểm, mà là bản kế hoạch chi tiết về những gì mọi quốc gia cần trong thời đại của bất ổn và gián đoạn.

Suốt hai tháng qua, sự gia tăng đột ngột các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Eo biển Bab el-Mandeb, vị trí chiến lược nối Biển Đỏ với Biển Ả Rập, đã khiến các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới phải tạm dừng quá cảnh qua Kênh đào Suez trong vài tuần – và thậm chí còn phải điều chỉnh lịch trình nhiều hơn sau khi Mỹ và Anh tiến hành các đợt tấn công vào Yemen, khiến căng thẳng leo thang. Continue reading “Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới”

Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Balance of power between Xi’s top two aides is tipping,” Nikkei Asia, 25/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các diễn biến kịch tính sau trận lụt Hà Bắc mùa hè năm ngoái cho thấy Thái Kỳ có thể đã vượt qua Lý Cường.

Sau hơn một thập niên thâu tóm quyền lực với mức độ chưa từng có, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện chỉ có hai phụ tá nổi bật, được ông trọng dụng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai phụ tá đó chính là nhân vật phụ trách an ninh quốc gia, Thái Kỳ, 68 tuổi, và Thủ tướng Lý Cường, 64 tuổi, lần lượt xếp thứ 5 và thứ 2 trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định cao nhất của đảng, bao gồm bảy thành viên và đứng đầu là Tập, 70 tuổi. Continue reading “Cán cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập”

Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Cảnh Thống thứ 3 [24/2/1500], tức Minh Hoằng Trị năm thứ 13, Vua sai 2 sứ bộ sang nhà Minh: Hình bộ tả thị lang Nguyễn Duy Trinh, Lễ khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ ơn phúng tế Vua cha Thánh Tông; Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, Thông sự ty thừa Bùi Đoan Giáo tạ ơn việc sách phong và xin ban mũ áo cho Vua. Năm sau các sứ bộ đến Bắc Kinh, được ban yến, tặng các loại lụa; và tặng cho Vua Hiến Tông một bộ lễ phục, một bộ thường phục, 1 bộ dây đai vàng và tê giác. Sau khi nhận y phục, Sứ thần Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu nhận thấy rằng y phục tặng cho Vua không đúng theo phục sức của tước Vương, nên đưa lời khiếu nại; triều đình nhà Minh với lập luận kỳ thị, bảo rằng Vương An Nam còn có bổn phận làm thần dân của Thiên tử, nên chỉ ban y phục thần dân mà thôi: Continue reading “Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà”

Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển. Continue reading “Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?”

Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai

Nguồn: Luke de Pulford, “How I Became a Prop in Hong Kong’s Show Trials,” Foreign Policy, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp tra tấn và ép cung trong vụ điều tra và truy tố Jimmy Lai.

Bắc Kinh có thói quen để dành những công việc bẩn thỉu nhất vào thời điểm Lễ Giáng sinh. Lý do là vì dịp lễ này thường là cơ hội tốt để chôn vùi những tin tức xấu. Chính trị cũng cần một kỳ nghỉ. Lượng tin chất vấn sẽ giảm, và nhiều nhà báo sẽ cảm thấy biết ơn khi được ẩn náu sau các câu trả lời tự động, rằng họ không có mặt ở văn phòng. Continue reading “Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai”

Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In Taiwan, distrust of Xi Jinping’s China is real,” Nikkei Asia, 18/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành viên của các đảng đối lập thân Bắc Kinh cũng cảm nhận được khủng hoảng.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, khi người dân Đài Bắc tranh luận sôi nổi nên bỏ phiếu cho ai, một cuộc tranh luận đặc biệt thú vị đã xảy ra giữa một ông già và một phụ nữ trẻ. Đáng ngạc nhiên là, trong số những từ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trò chuyện của họ, có Tập Cận Bình, tên nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!

Tác giả: Tây Xuyên (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Lâu nay người Trung Quốc bàn cãi nhiều về vấn đề nền văn học lâu đời của họ chưa có tác phẩm nào được xếp vào hàng tác phẩm văn học đỉnh cao thế giới, chưa có nhà văn nào được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới. Giải Nobel Văn 2012 trao cho Mạc Ngôn (trong hình) không làm thoả mãn cơn khát giải Nobel của họ và dường như họ đã nhanh chóng quên đi niềm vinh hạnh ấy. Tháng 12/2012, từ Stockholm trở về cho tới nay, Mạc Ngôn chưa được một lãnh đạo cấp cao nào tiếp kiến. Ngược lại ông được “đón tiếp” ngay bằng cuốn “Phê phán Mạc Ngôn” của hai giáo sư tiến sĩ văn học Lý Bân và Trình Quế Đình xuất bản tháng 4/2013, gồm bài viết của hơn 40 nhà phê bình văn học vạch ra 9 khuyết điểm lớn của Mạc Ngôn. Tiếp đó mạng xã hội có nhiều bài phê phán tác phẩm của Mạc Ngôn bôi xấu Trung Quốc, hợp với ý đồ của phương Tây… Tình hình nói trên cho thấy sự phức tạp, bế tắc, bi quan trên văn đàn Trung Quốc. Bài dưới đây của nhà thơ Tây Xuyên dưới tiêu đề “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới! Tất cả chỉ là những trò vui chơi bịp bợm” là một ví dụ. Continue reading “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!”

Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?

Nguồn: Gideon Rachman, “Taiwan can still avoid Ukraine’s fate,” Financial Times, 15/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.” Continue reading “Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?”

Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s ambition to unify Taiwan motivates military purges,” Nikkei Asia, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc hòn đảo chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo, Bắc Kinh đang tìm cách gây thêm áp lực.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc một cái cớ để phô diễn sức mạnh quân sự, và quân đội nước này, đặc biệt là các quân chủng rocket và tên lửa, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Chiều thứ Ba (09/01/2024), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát đi một cảnh báo khẩn cấp, thông báo cho người dân rằng một tên lửa do Trung Quốc phóng đi đã bay qua khu vực phía nam của hòn đảo. Chuông báo động vang lên khắp Đài Loan, trong lúc người dân nhận được thông báo khẩn cấp trên điện thoại của mình. Continue reading “Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?”

Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”