Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

Cái giá của các Viện Khổng Tử

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trao đổi giáo dục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục. Đi kèm với những chương trình này không chỉ có các giá trị học thuật mà còn có cả các rủi ro.

Các Viện Khổng Tử là một ví dụ cho sự đánh đổi này. Những trung tâm này, vốn được cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay bởi chính phủ Trung Quốc, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường đại học của Hoa Kỳ. Chính sự kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc này là nguồn gốc của rủi ro. Continue reading “Cái giá của các Viện Khổng Tử”

“New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?

Author: Đỗ Thị Thủy*

Introduction

China and Japan have undergone a long history of bilateral relations fraught with traumas and bitterness. The memory of Japanese aggression in China during the World War II is still haunting many hearts and minds in both countries. The unresolved history issue thus ranks very high in their bilateral agenda. Taking a retrospective look at the evolution of the history issue, it seems that the management of this issue represents the patterns of cooperation and struggle between the two East Asian powers. While many former enemies have become true friends in international relations today, this is not the case of China and Japan. The Cold War period elapsed without Sino-Japanese reconciliation as the way France and Germany did although there had been time China and Japan were ‘de facto allies’ against Soviet hegemony in East Asia. The post-Cold War period witnesses the rapid rise of China, Japan’s strive to become a “normal country”, and a tensed dispute between the two countries over the history issue. It is against this context that this study aims to examine what stays behind the history issue in China-Japan relations. Continue reading ““New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?”

Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012

Tác giả: Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy Linh*

Tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác, và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, và tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Continue reading “Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012”

Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế

Tác giả: Đỗ Thị Thủy*

Mặc dù Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời và đã có các mối quan hệ, giao lưu quốc tế từ rất sớm nhưng cho đến nay có thể nói chưa có một trường phái lý thuyết về QHQT nào của riêng Trung Quốc được trình bày một cách bài bản, logic, và có ảnh hưởng như các học thuyết của phương Tây (chủ nghĩa hiện thực, tự do, Mác-xít). Việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc trước đây thường dựa trên nghiên cứu lịch sử và kinh nghiệm hành vi của nước này. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, nền tảng lý luận cơ bản của CSĐN Trung Quốc được xác định là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, nhiều học giả (đặc biệt là các học giả phương Tây) cũng cho rằng việc áp dụng các thuyết phương Tây truyền thống ngoài mô hình Mác-xít như chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự do cũng làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Và trong khi các học giả Trung Quốc vẫn không ngừng tìm tòi một “lý thuyết QHQT mang màu sắc Trung Quốc”, có thể thấy rằng những lý luận trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế về Trung Quốc đã và đang có ảnh hưởng lớn đến CSĐN đương đại của nước này. Continue reading “Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế”

Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc. Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới  lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thể cho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm. Continue reading “Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc”

Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông

Tác giả: Yun Sun | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những tháng gần đây, các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao. Các hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố trong lẫn ngoài nước. Những yếu tố này bao gồm việc thúc đẩy uy tín và thẩm quyền của Tập Cận Bình nhằm phục vụ chương trình nghị sự cải cách trong nước; và nhận định rằng Hoa Kỳ rất nhiều khả năng sẽ không can thiệp vào thời điểm này. Bên cạnh những hành động công khai nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông, các tuyên bố chính thức và các phân tích pháp lý trong nội bộ Trung Quốc cũng phản ánh một quyết tâm được điều chỉnh lại nhằm củng cố (yêu sách) đường chín đoạn gây tranh cãi của nước này ở Biển Đông. Continue reading “Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông”

Vietnam’s Domestic–Foreign Policy Nexus: Doi Moi, Foreign Policy Reform, and Sino-Vietnamese Normalization

Title: Vietnam’s Domestic–Foreign Policy Nexus: Doi Moi, Foreign Policy Reform, and Sino-Vietnamese Normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Asian Politics & Policy—Volume 5, Number 3—Pages 387–406.

Abstract:
This article examines the link between Vietnam’s adoption of the Doi Moi (renovation) policy and transformations in its China policy in the late 1980s and early 1990s as a case study of the domestic–foreign policy nexus. The article argues that during this period, changes in Vietnam’s foreign policy in general and its China policy in particular originated first and foremost from the Vietnamese Communist Party’s (VCP) domestic agenda of promoting economic reform and protecting the regime’s survival. As the VCP considered hostile relations with China as detrimental to both its economic reform and regime security, it strived to mend relations with China as quickly as possible. Against this backdrop, Vietnam made a number of important concessions to China regarding the Cambodian issue in order to accelerate the normalization process, which eventually concluded in late 1991.

Download: >>PDF

#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

ieng4

Nguồn: John D. Ciorciari (2013). “China and the Pol Pot Regime”, Cold War History,  Vol. 14, No. 2, pp. 215-235.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Quá khứ từng ủng hộ chế độ Pol Pot đến nay vẫn là một trong những khía cạnh nhạy cảm nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, Trung Quốc là đối tác bên ngoài chính yếu của chính phủ Campuchia Dân chủ tàn bạo. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã luôn cố hạ thấp mối quan hệ thân cận này, trong khi giới lãnh đạo Campuchia ngày nay lại mong muốn tái lập mối ràng buộc gần gũi với Bắc Kinh.[1] Continue reading “#159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot”

#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi

Nguồn: Samuel Kim (2008). “The Evolving Asian System: Three Transformations”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 35-56.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn International Relations of Asia

Lịch sử liệu có lặp lại ở châu Á? Tương lai châu Á có tương đồng với quá khứ của nó? Và sẽ giống với quá khứ của châu Á hay của châu Âu? Trong những năm hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn này đã gây tranh cãi giữa nhiều học giả và các nhà phê bình chính sách thuộc những hướng lý thuyết và quy chuẩn khác nhau, và rút cục chỉ làm nảy sinh hàng loạt dự báo đối lập nhau. Nhằm phục vụ mục tiêu phân tích trong chương về lịch sử này, chỉ có hai viễn cảnh “trở về tương lai” đáng được xem là điểm xuất phát khả dĩ ở đây. Continue reading “#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”

#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972

Nguồn: Yafeng Xia (2006). “China’s Elite Politics and Sino-American Rapprochement, January 1969–February 1972”, Journal of Cold War Studies, Vol. 8, No. 4, Fall 2006, pp. 3–28

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: 94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72 

Các học giả phương Tây từ lâu cho rằng có sự phản đối ở các cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại các nỗ lực của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 nhằm tiếp cận Hoa Kỳ.[1] Các văn bản và tư liệu của những người tham gia trực tiếp được xuất bản ở Trung Quốc suốt hai thập niên qua khiến lập luận này trở nên đáng ngờ.  Các nguồn mới bằng tiếng Hoa trái ngược với tin đồn cho rằng lãnh đạo Trung Quốc bị chia rẽ trong vấn đề xích lại gần với Hoa Kỳ – những tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lý giải của Henry Kissinger đối với cách Mao miêu tả Lâm Bưu trong một lần gặp Richard Nixon vào tháng 2-1972. Continue reading “#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972”

#115 – Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc

trotsky

Nguồn: Chen Tian (2014). “Trotsky in China”, News China Magazine, January 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nhà lý luận chủ nghĩa Cộng sản gây tranh cãi nhất cuối cùng đã tìm được độc giả cho mình tại Trung Quốc như thế nào?

Cuốn “Quan điểm của Trotsky” (Trotsky’s Views) được xuất bản rộng rãi tại Trung Quốc vào năm 1980, hai năm sau khi đất nước này bắt đầu bước vào thời kỳ Cải cách và Mở cửa, và 40 năm sau ngày Leon Trotsky, một trong những nhà tư tưởng chính trị gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới, bị ám sát.

Tiền thân của cuốn sách này là cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” (Excerpts of Trotsky’s Reactionary Views), được biên soạn bởi Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương và in ấn bởi Nhà xuất bản Nhân dân. Đây là một trong những quyển “Bìa Xám” được xuất bản năm 1964, chỉ dành cho một số lượng nhất định cán bộ của Đảng. Continue reading “#115 – Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc”

#103 – Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hóa?

Blog.Democracia

Nguồn: Yu Liu & Dingding Chen (2012). “Why China will Democratize”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 1, pp. 41 – 63.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?

Đằng sau vẻ bề ngoài đình trệ của môi trường chính trị trong nước, có nhiều dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi về chính trị mang tính căn bản đang diễn ra tại Trung Quốc. Vào mùa thu năm 2011, một nhóm các công dân độc lập với số lượng lớn bất thường đã thực hiện nhiều chiến dịch gây tiếng vang nhằm cạnh tranh các vị trí đại biểu tại nhiều hội đồng địa phương. Cùng thời gian đó, nhiều nhóm ”cư dân mạng” đã đến một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Sơn Đông với mục đích thăm Trần Quang Thành, một nhà hoạt động nhân quyền đang bị quản thúc tại gia, bất chấp các báo cáo liên tiếp về việc những người đến thăm ông trước đó bị đánh đập. Tháng 7 năm 2011, Continue reading “#103 – Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hóa?”

#100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị

Nguồn: Hyoung-kyu Chey (2013). “Can the Renminbi Rise as a Global Currency? The Political Economy of Currency Internationalization”, Asian Survey, Vol. 53, No. 2 (March/April), pp. 348-368.

Biên dịch: Hà Thị Thu Hà | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Bài liên quan: #38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

Do quyền lực chính trị quốc tế và nền kinh tế của Trung Quốc chưa đủ mạnh, cho nên ít nhất trong thời gian tới, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chưa chắc đã thay thế được đồng đô la Mỹ để trở thành đồng tiền quốc tế hàng đầu, tuy nhiên trong chừng mực nào đó, nó có thể phát triển thành đồng tiền châu Á.

Continue reading “#100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị”

#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?

china-90-years-communist-image_full_600

Nguồn: Cheng Li (2013). “China at the Tipping Point? Top-Level Reform or Bottom-Up Revolution?”, Journal of Democracy, Vol. 24, No. 1 (January), pp. 41-48.

Biên dịch: Đỗ Thị Thanh Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần đây phải đối mặt với nhiều bất ổn xã hội, kinh tế phát triển chậm lại, và nạn tham nhũng tràn lan như đã được phơi bày trong vụ việc Bạc Hy Lai. Tuy thế giới bên ngoài khó thấy rõ, nhưng có hai góc nhìn hoàn toàn trái ngược và gây nhiều tranh cãi về tương lai gần và trung hạn của quốc gia này hiện đang cạnh tranh lẫn nhau. Hai kịch bản trái ngược này phản ánh những đánh giá khác nhau cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội và quỹ đạo chính trị khả dĩ (trong tương lai) của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Continue reading “#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?”

#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72

NIXON FAREWELL DINNER

Nguồn: Chris Connolly (2005). “The American Factor: Sino-American Rapprochement and Chinese Attitudes to the Vietnam War, 1968–72”, Cold War History, Vol. 5, No. 4, pp. 501-527.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Bài liên quan: #59 – Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1972-75

Giới thiệu

Rõ ràng là bất kỳ công trình nghiên cứu nào về Hoa Kỳ và Trung Quốc trong thập niên 1960 và 1970 ắt hẳn đều dẫn chiếu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như bất kỳ công trình nào về sự can dự của Trung Quốc vào cuộc chiến tranh Việt Nam không thể bỏ qua mối quan hệ dần khởi sắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này cố gắng lấp đầy khoảng trống giữa hai quan điểm ấy, và xem xét mối liên hệ giữa hai sự kiện đúng như bản chất của chúng. Đó là một quá trình chuyển biến thực sự bất thường từ chỗ Bắc Kinh hoàn toàn phản đối Bắc Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Paris (hay bất cứ nơi nào khác), tới việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) yêu cầu rằng Mao không nên tiếp tổng thống Hoa Kỳ ở Bắc Kinh (và yêu cầu này đã bị từ chối). Continue reading “#94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72”

#76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978

Nguồn: Xiaorong Han (2009). “Spoiled Guests or Dedicated Patriots? The Chinese in North Vietnam, 1954–1978”, International Journal of Asian Studies, Vol. 6, No. 1, pp. 1–36.

Biên dịch & Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Bài báo này đánh giá quan hệ ba bên giữa cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam, chính quyền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào ảnh hưởng của mối quan hệ lên bản sắc quốc gia và dân tộc của Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ 1954 đến 1978. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng hai vấn đề trọng tâm về tư cách công dân và hệ thống trường học của người Hoa cho thấy các lãnh đạo Bắc Việt Nam thực hiện những chính sách khoan dung đối với Hoa kiều, chủ yếu bởi họ xem mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với cộng đồng người Hoa là nhân tố cốt lõi trong mối quan hệ của Bắc Việt Nam với Trung Quốc. Các chính sách này rốt cuộc đã góp phần trì hoãn việc đồng hóa Hoa kiều và tới cuối những năm 1970, chúng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi những đối tượng lưu trú được ưu đãi thành công dân Việt Nam. Mặc dù nhiều Hoa kiều mang địa vị người nước ngoài được hưởng đặc quyền, số khác lại sẵn sàng thay mặt Việt Nam tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau khi tái thống nhất, với mong muốn làm rõ sự trung thành, nói cách khác là “thanh lọc” quốc gia – dân tộc, chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một quy trình đồng hóa bắt buộc mang tính quyết đoán. Chính sách này cùng với sự suy thoái trong quan hệ Việt – Trung cuối những năm 1970 đã làm dấy lên một làn sóng di cư ra nước ngoài của các Hoa kiều.
Continue reading “#76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978”