Toàn cầu hóa (Globalization)

globalization-edudemic

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới. Continue reading “Toàn cầu hóa (Globalization)”

Viễn cảnh khủng hoảng nước toàn cầu và hình mẫu Israel

lettbw

Tác giả: Seth M. Siegel

Bạn sẽ không nhớ đến nước cho đến khi giếng của bạn cạn khô. – Bob Marley

Mặc dù có cái tên bí hiểm, nhưng Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA) không có một hoạt động nào gọi là bí mật. Đó là một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ thận trọng và trang nghiêm, nó giống như một câu lạc bộ giảng viên đại học hoặc một think tank (viện nghiên cứu chính sách) hơn là một cơ quan gián điệp như tên gọi của nó. Hội đồng này đưa ra các bản báo cáo, một số là tuyệt mật, tổng hợp thông tin từ các cơ quan tình báo khác nhằm giúp quan chức chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có viễn kiến về các vấn đề sắp xảy đến. Vì vậy, sẽ là một điều kỳ lạ khi tổ chức kỳ cựu này phát hành một báo cáo được gọi là tối mật, sau đó giải mật một phần với kết luận rằng thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng nước kéo dài. Continue reading “Viễn cảnh khủng hoảng nước toàn cầu và hình mẫu Israel”

Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng?

Corruption_Biology

Nguồn: William J. Burns & Michael Mullen, “Why Corruption Matters”, Project Syndicate, 06/05/2016.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giáo hoàng Francis đã gọi tham nhũng là “phần hoại tử của nhân loại”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì gọi tham nhũng là yếu tố “cực đoan hóa” người dân bởi vì tham nhũng “tàn phá niềm tin vào sự chính danh của chính quyền”. Và Thủ tướng Anh David Cameron đã mô tả tham nhũng là “một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sự tiến bộ xã hội trong thời đại của chúng ta”.

Hiểu một cách đơn giản tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan công quyền để đạt được các lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo ngày càng nhận thức được rằng tham nhũng là mối đe dọa đối với sự phát triển, phẩm cách con người và an ninh toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh phòng chống tham nhũng toàn cầu vào ngày 12 tháng 5, các lãnh đạo thế giới cùng với đại diện từ giới kinh doanh và xã hội dân sự sẽ có một cơ hội lớn để có các hành động ứng phó phù hợp với nhận thức về tham nhũng kể trên. Continue reading “Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng?”

Cuộc chiến nguồn nước của Ấn Độ

indiaw

Nguồn: Aman Sethi, “India’s Water Wars”, The New York Times, 01/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Xe tải quân đội đi dọc những con đường làng bụi bặm, lính bắt đầu bắn, đám đông bắt đầu náo loạn và cuối cùng thì quân đội Ấn Độ đã kiểm soát được kênh đào Munak, nguồn cung cấp ba phần năm lượng nước sạch cho New Delhi.

Sự kiện này xảy ra cuối tháng trước ở Haryana, tiểu bang có biên giới với New Delhi ở ba hướng. Người biểu tình thuộc tầng lớp Jat chặn đường ô tô và đường sắt, đốt xe buýt, cửa hàng và nhà cửa, và chặn nguồn nước cho 18 triệu dân thủ đô. Họ đòi hỏi được đưa vào chương trình hỗ trợ cho các tầng lớp (thấp) của Ấn Độ, tìm cách để được làm những công việc trong chính phủ. Continue reading “Cuộc chiến nguồn nước của Ấn Độ”

Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước

1-1

Nguồn:Prince El Hassan bin Talal & Sundeep Waslekar, “Managing the Politics of Water”, Project Syndicate, 17/03/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày Nước Thế giới (hay còn gọi là Ngày Nước sạch Thế giới) được tổ chức vào ngày 22 tháng 3, là cơ hội để nhấn mạnh một chuyện đã trở thành thực tế khắc nghiệt ở nhiều quốc gia: sự sẵn có của nước sạch ngày càng là yếu tố chiến lược mang  tính quyết định trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Nếu các nguồn nước sạch không được quản lý với sự quan tâm đặc biệt thì hậu quả có thể rất khủng khiếp.

Vào năm ngoái, Báo cáo Phát triển Nước sạch Thế giới của Liên Hợp Quốc một lần nữa nhấn mạnh sự gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu có thể tạo ra xung đột như thế nào. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh giá khủng hoảng nước là mối đe dọa toàn cầu đáng lo ngại nhất, nguy hiểm hơn cả những cuộc tấn công khủng bố hay khủng hoảng tài chính, và có nhiều khả năng xảy ra hơn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và một nghiên cứu của Nhóm Dự báo Chiến lược đã cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý sáng suốt: các quốc gia cùng nhau tham gia vào việc quản lý nguồn tài nguyên nước thì rất ít có khả năng gây chiến (với nhau). Continue reading “Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước”

Quản trị toàn cầu (Global governance)

Renewing-America-Globe-Hands-20130423

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Quản trị toàn cầu là tập hợp các thể chế, quy định, chuẩn tắc và dàn xếp pháp lý nhằm quản lý quan hệ giữa các quốc gia và tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực vấn đề khác nhau.

Quản trị toàn cầu có thể được xem là một nhân tố mới làm thay đổi nền chính trị thế giới hiện đại. Quản trị toàn cầu ra đời cùng với sự xuất hiện của các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế và được thúc đẩy bởi ba yếu tố quan trọng. Continue reading “Quản trị toàn cầu (Global governance)”

Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS

6582-1n8qj03

Nguồn: Jim Tankersley,”The most controversial theory for what’s behind the rise of ISIS”, The Washington Post, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một năm sau khi tác phẩm gây bão dày 700 trang có tựa đề “Tư bản trong thế kỷ 21” dẫn đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ, tác giả của nó – Thomas Piketty – đã đưa ra một luận điểm mới về bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm này có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn cả cuốn sách của ông, hiện vẫn tiếp tục gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Quan điểm mới mà Piketty giải thích gần đây trên tờ báo tiếng Pháp Le Monde như sau: Bất bình đẳng là động lực chính gây ra nạn khủng bố Trung Đông, bao gồm những cuộc tấn công mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gây ra tại Paris đầu tháng này – và các quốc gia phương Tây phải tự trách mình vì đã gây nên sự bất bình đẳng đó. Continue reading “Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS”

Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)

li-kyoto-n-rtr2ok6h

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Continue reading “Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố

PAKISTAN_-_sangue_peshawar

Nguồn: Bogdan Aurescu & José García-Margallo y Marfil, “The War on Terror Begins Anew,” Project Syndicate, 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp Paris đêm 13 tháng 11 khiến ít nhất 120 người chết là lời nhắc nhở bi thảm về sự phổ biến của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Riêng trong năm nay, các phần tử cực đoan bạo lực đã nhân danh tôn giáo hay chính trị để giết hại những người vô tội ở Pháp, Tunisia, Kenya, Israel, Nigeria, và dĩ nhiên ở cả Syria và Iraq – và đây mới chỉ là một số ít quốc gia. Cũng như bệnh dịch hạch đen ở châu Âu thời trung cổ, chủ nghĩa khủng bố đang rình rập thế giới hiện đại, và xóa bỏ nó đã trở thành một điều cấp thiết trên toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế từ lâu đã lo ngại về mối đe dọa mà chủ nghĩa khủng bố đem lại. Nhiều nước đã ban hành đạo luật an ninh, thành lập các đơn vị tình báo và cảnh sát đặc nhiệm để ngăn chặn các phần tử khủng bố và phòng ngừa các cuộc tấn công, đồng thời bổ sung những nỗ lực này bằng cách tham gia các điều ước quốc tế và khu vực, cũng như các thỏa thuận song phương. Continue reading “Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”

Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức

migrant-boy-with-german

Nguồn: Dominique Moisi, “The Roots of German Openness”, Project Syndicate, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Đức, Đức,” hàng nghìn người tị nạn, đối mặt với sự thiếu thiện chí không kiêng dè của các cơ quan chính quyền Hungary, đã hò hét như vậy ngay trước ga đường sắt Keleti của thủ đô Budapest. Họ đang mơ về nước Đức – không phải bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác mà cụ thể là nước Đức – như cách mà hơn một thế kỷ trước đây những người nghèo châu Âu trốn chạy sự đau khổ – và trong một vài trường hợp là trốn chạy các cuộc tàn sát – mơ về nước Mỹ.

Điều này thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ so với quá khứ. Thật là một sự tương phản rõ ràng giữa bức ảnh chụp gần 80 năm trước tại khu ổ chuột Vác-sa-va, trong đó có một cậu bé người Do Thái với đôi tay giơ cao ​​và đôi mắt sợ hãi, và một bức ảnh được chụp cách đây vài ngày tại Munich có hình một cậu bé tị nạn mỉm cười, đầu được bảo vệ bằng một chiếc mũ cảnh sát. Với cậu bé đầu tiên, Đức nghĩa là một cái chết chắc chắn; còn đối với cậu bé thứ hai, nước Đức đem lại hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Continue reading “Nguồn gốc sự cởi mở của nước Đức”