Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển

weber

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Lời mở đầu

Max Weber là một trong ba nhà triết học có khả năng giải thích cho chúng ta một cách cặn kẽ nhất về hệ thống kinh tế đặc thù có tên gọi Chủ nghĩa tư bản (Karl Marx và Adam Smith là hai người còn lại).

Sinh ra tại Erfurt, Đức vào năm 1864, Weber lớn lên trong bối cảnh đất nước của ông chấn động bởi những biến chuyển mạnh mẽ bắt nguồn từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp. Các thành phố bùng nổ diện tích, những công ty lớn được hình thành, một thế hệ lãnh đạo quản lý mới dần thay thế sự thống trị của tầng lớp quý tộc cũ. Continue reading “Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển”

#184 – Phân tích chính sách công: Các ý tưởng và tác động

Nguồn: William T. Gormley, Jr. (2007). “Public Policy Analysis: Ideas and Impacts”, Annual Reviews of Political Science, Vol. 10, pp. 297-313.

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Giới thiệu

Những thầy bói mù trong câu chuyện dân gian nọ khi được yêu cầu hãy mô tả một con voi, họ còn có cái gì đó để nắm lấy hoặc cảm nhận – một cái ngà sắc nhọn, một làn da thô ráp, hay cái vòi run run. Còn một người sáng mắt khi được yêu cầu mô tả về lĩnh vực phân tích chính sách công thì lại đang phải đối đầu với một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Bởi vì đây là một phạm trù luôn thay đổi, với đa dạng các chủ đề, người thực hiện, mục tiêu và đối tượng. Không giống như nhiều lĩnh vực học thuật, Continue reading “#184 – Phân tích chính sách công: Các ý tưởng và tác động”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

#148 – Xã hội dân sự là gì?

Nguồn: Ryan Salzman, “Civil Society”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 193 – 200.>>PDF

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Xu hướng các cá nhân tự tập hợp lại với nhau dựa trên chủng tộc, khu vực địa lý, và lợi ích đã được cả các lý thuyết gia lịch sử lẫn các nhà khoa học chính trị đương đại xem là điều tự nhiên. Việc các “nhóm” được nhìn nhận theo cách này bởi những cá nhân khi suy nghĩ hoặc nghiên cứu về chính trị là không có gì đáng ngạc nhiên. Chính trị thường đặt ra yêu cầu phải thừa nhận một cách cơ bản sự cần thiết của các nhóm đối với việc tổ chức chính trị, Continue reading “#148 – Xã hội dân sự là gì?”

#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?

Nguồn: Ronald Inglehart & Christian Welzel (2009). “How Development Leads to Democracy: What We Know about Modernization”, Foreign Affairs, Vol. 88, No. 2, pp 33-48.>>PDF

Biên dịch: Phan Thị Hoài Phương | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ dân chủ đã nhường chỗ cho suy thoái dân chủ. Từ năm 1985 đến 1995, nhiều quốc gia thực hiện việc chuyển đổi sang dân chủ, mang hưng phấn lan rộng về tương lai của nền dân chủ. Nhưng gần đây, dân chủ đã thoái lui ở Bangladesh, Nigeria, Philippines, Nga, Thái Lan, và Venezuela. Còn những nỗ lực của chính quyền Bush để thiết lập nền dân chủ ở Afghanistan và Iraq dường như đã đẩy cả hai nước này vào sự hỗn loạn. Với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga, những phát triển này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng nền dân chủ đã đạt đến đỉnh điểm và không còn dâng cao được nữa. Continue reading “#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?”

#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.>>PDF

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi Continue reading “#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử”

#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Nguồn: Fareed Zakaria (1997). “The Rise of Illiberal Democracy”, Foreign Affairs, Vol. 76, No. 6 (Nov. – Dec.), pp. 22-43.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Làn sóng kế tiếp

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ Richard Holbrooke xem xét nghiêm túc một vấn đề trước thềm các cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 1996 ở Bosnia, sự kiện mang ý nghĩa khôi phục cuộc sống dân sự ở đất nước bị phá hủy nặng nề này. Ông cho rằng “giả sử các cuộc bầu cử được tuyên bố là tự do và công bằng,” nhưng những người được bầu lại là “những kẻ phân biệt chủng tộc, những kẻ phát xít, những kẻ theo chủ nghĩa ly khai, luôn công khai chống đối [nền hòa bình và sự tái hòa nhập]. Đó thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan.” Thực tế đã xảy ra như vậy, Continue reading “#121 – Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do”

#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “The Essence of National Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 73-79.

Biên dịch: Phạm Khánh Ly | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

1. Quyền lực quốc gia là gì?

Chúng ta đã nói rằng khi đề cập đến khái niệm quyền lực (hay sức mạnh), chúng ta muốn nói tới quyền lực của một người chi phối tư tưởng và hành động của những người khác, một hiện tượng được tìm thấy bất kể khi nào có loài người sống và tương tác với nhau trong xã hội. “Quyền lực của một đất nước” hay “quyền lực quốc gia” đã được thảo luận như thể một khái niệm hiển nhiên, đã được giải thích khá đầy đủ bởi những gì chúng ta đã nói về quyền lực nói chung. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta dễ dàng hiểu rằng các cá nhân đều tìm kiếm quyền lực, nhưng khát vọng về quyền lực trong các quần thể được gọi là các quốc gia sẽ được lý giải ra sao? Quốc gia là gì? Chúng ta muốn nói lên điều gì khi gắn những khát vọng và hành động cho một quốc gia? Continue reading “#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia”

#112 – Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế

Nguồn: Edward Webb, “Totalitarianism and Authoritarianism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science, A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 249 – 257.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bước sang thế kỷ 20, một vài di chứng đen tối của thời kỳ cách mạng công nghiệp và chính trị cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện: các nước hùng mạnh tiến hành những cuộc tàn sát bằng phương pháp “được công nghiệp hóa” và khủng bố trên diện rộng nhắm đến chính xã hội của mình. Những sự kiện như cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust), cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin (Stalin’s Terror), và cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã thôi thúc các nhà khoa học chính trị lý giải cách thức và nguyên nhân tại sao các nhà nước đó lại vận hành theo cách như vậy. Continue reading “#112 – Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế”

#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

barack-obama-victory

Nguồn: Joseph W. Robbins, “Presidentialism versus Parliamentalism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 177- 185.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Liệu một đất nước áp dụng chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị là khác biệt vô cùng có ý nghĩa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hệ thống tổng thống mang lại nhiều chính sách thương mại cởi mở hơn và những chi tiêu đặc thù lớn hơn (ví dụ ngân sách giao thông, trợ cấp nông nghiệp, v.v…) và phù hợp hơn với việc đại diện cho toàn bộ cử tri (Cheibub, 2006; Evans, 2004; Keech & Pak, 1995; Shugart & Carey, 1992). Ngoài ra, và có lẽ còn quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng rằng các chế độ tổng thống có nguy cơ gặp xung đột nhiều hơn và, trong một số trường hợp, dễ dẫn đến sụp đổ dân chủ (Linz, 1990a, 1994). Những công trình gần đây còn đi xa hơn Continue reading “#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị”

#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

electionbox

Nguồn: Seymour Martin Lipset (1959). “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy”, The American Political Science Review, Vol. 53, No.1 (March), pp. 69-105.>>PDF

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Nếu nhìn vào tình hình Thái Lan hiện nay, có thể thấy câu hỏi các điều kiện xã hội nào giúp tạo nên một nền dân chủ ổn định là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh chính trị của mọi quốc gia.  Trong bài viết nhiều ảnh hưởng gần như trở thành kinh điển này (đã được trích dẫn hơn 4.000 lần), tác giả Saymour M. Lipset phân tích các điều kiện gắn liền với sự phát triển kinh tế (bao gồm mức độ công nghiệp hóa, sự thịnh vượng, đô thị hóa, và nền giáo dục) tác động ra sao tới tính chính danh chính trị và mức độ ổn định của một nền dân chủ. Tác giả cũng phân tích tầm quan trọng đặc biệt của hiệu quả chính phủ cũng như các cơ chế giảm các chia rẽ xã hội trong việc duy trì một nền dân chủ ổn định. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết quan trọng này. Continue reading “#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế

0125-egypt-anniversary-revolution-protest_full_600

Nguồn: Dag Tanneberg, Christoph Stefes & Wolfgang Merkel (2013). “Hard times and regime failure: autocratic responses to economic downturns”, Contemporary Politics, 19:1, 115-129.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008.[1] Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích, Continue reading “#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế”