17/09/1939: Liên Xô xâm lược Ba Lan

Nguồn: Soviet Union invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov tuyên bố rằng chính phủ Ba Lan đã không còn tồn tại, vì Liên Xô đã tuân theo điều khoản trong Hiệp ước Bất tương xâm giữa Hitler và Stalin – về việc xâm lược và chiếm đóng miền Đông Ba Lan.

Quân của Hitler đã tàn phá nghiêm trọng Ba Lan, vùng đất mà họ xâm chiếm vào ngày đầu tiên của tháng 09. Quân đội Ba Lan bắt đầu rút lui và tập hợp tại phía đông, gần Lvov, ở phía đông Galicia, cố gắng trốn tránh các cuộc tấn công liên tiếp của bộ binh và không quân Đức. Nhưng tình hình của Ba Lan càng trở nên tồi tệ hơn khi quân Liên Xô bắt đầu chiếm miền đông Ba Lan. Continue reading “17/09/1939: Liên Xô xâm lược Ba Lan”

05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái

Nguồn: Hundreds of Jews are freed from forced labor in Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân nổi dậy Ba Lan đã giải phóng một trại cưỡng bức lao động của Đức Quốc xã ở Warsaw, giải phóng 348 tù nhân Do Thái. Những người này sau đó cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân chống lại quân Đức chiếm đóng trong thành phố.

Khi Hồng Quân tiến vào Warsaw trong tháng 7, những người yêu nước Ba Lan, vẫn trung thành với chính phủ lưu vong ở London, đã chuẩn bị lật đổ quân Đức Quốc xã. Ngày 29/07, Quân đội Quốc gia Ba Lan (chiến đấu ngầm), và Quân đội Nhân dân (một phong trào du kích của cộng sản), và thường dân có vũ trang đã giành lại được 2/3 lãnh thổ Warsaw từ tay người Đức. Ngày 04/08, quân Đức phản công, đàn áp thường dân Ba Lan bằng súng máy. Đến ngày 05/08, đã có hơn 15.000 người Ba Lan chết. Continue reading “05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái”

01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Revolt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, một đội quân thiết giáp của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của tướng Konstantin Rokossovski, đã tới sông Vistula, dọc theo khu ngoại ô phía đông Warsaw. Điều này khiến cho người Ba Lan trong thành phố cũng bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi vị tướng người Ba Lan, Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy trưởng của Quân đội Quốc gia (Home Army) – một nhóm kháng chiến ngầm gồm khoảng 40.000 binh lính được trang bị rất kém. Ngoài việc đẩy nhanh giải phóng Warsaw, Quân đội Quốc gia, có quan hệ với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London, đồng thời có tư tưởng chống cộng, còn hy vọng giành quyền kiểm soát ít nhất là một phần của Warsaw trước khi Liên Xô đến. Continue reading “01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu”

04/05/1945: Mối đe dọa từ Hồng quân gia tăng

Nguồn: As the Nazi threat dies, the Red Army rises, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã thông báo cho Ngoại trưởng Mỹ Stettinius rằng Hồng quân đã bắt giữ 16 nhà đàm phán hòa bình Ba Lan, những người đã gặp một đại tá quân đội Liên Xô gần Warsaw hồi tháng 03. Khi Thủ tướng Anh Winston Churchill biết được hành động phản bội của Liên Xô, ông đã phản ứng lại với một thái độ báo động: “Không nghi ngờ gì nữa, việc công bố chi tiết sự kiện này … sẽ tạo ra sự thay đổi cơ bản trong toàn bộ trật tự thế giới.” Continue reading “04/05/1945: Mối đe dọa từ Hồng quân gia tăng”

13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn

Nguồn: Soviets admit to Katyn Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Chính quyền Liên Xô đã chính thức thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn trong Thế chiến II, khiến 5.000 quan chức quân đội Ba Lan bị giết chết và được chôn trong khu mộ tập thể ở rừng Katyn. Hành động thừa nhận này là một phần trong lời hứa của Mikhail Gorbachev nhằm trở nên thẳng thắn và công bình hơn đối với lịch sử của Liên Xô.

Năm 1939, Ba Lan bị xâm lược bởi phát xít Đức từ phía Tây và bởi quân đội Liên Xô từ phía Đông. Trong mùa xuân năm 1940, hàng ngàn quan chức quân đội Ba Lan đã bị lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô bắt giữ, đưa tới rừng Katyn bên ngoài Smolensk. Họ bị thảm sát, và chôn trong một ngôi mộ tập thể. Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô và chiếm vùng lãnh thổ Ba Lan mà người Liên Xô đang nắm giữ. Năm 1943, khi cuộc chiến chống Liên Xô trở nên tồi tệ, người Đức tuyên bố họ đã khai quật được hàng ngàn xác chết trong rừng Katyn. Continue reading “13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn”

10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome

Nguồn: Congress of Oppressed Nationalities closes in Rome, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội các dân tộc bị áp bức (Congress of Oppressed Nationalities) được tổ chức tại Rome từ tuần thứ hai của tháng 4, đã kết thúc vào ngày này năm 1918, sau khi đại diện của các Ủy ban Quốc gia từ Tiệp Khắc, Nam Slav (Nam Tư,) Rumani và Ba Lan đã tuyên bố họ có quyền trở thành “các quốc gia độc lập hoàn toàn” sau khi Thế chiến I kết thúc.

Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cho “quyền dân tộc tự quyết” trong bài phát biểu 14 Điểm (Fourteen Points) nổi tiếng vào tháng 01/1918 đã mở đầu một năm quyết định trong lịch sử của nhiều dân tộc ở Trung và Đông Âu. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến mang lại hy vọng mới cho quân Đồng minh đang kiệt sức – Pháp Anh, và Ý – và khiến họ chịu tiếp nhận nhiều hơn các kế hoạch từ nhóm người Czech và Nam Slav đang chịu sự kiểm soát của Đế quốc Áo-Hung. Continue reading “10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan

Nguồn: Lech Walesa sworn in as president of Poland; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Lech Walesa, lãnh đạo công đoàn nổi tiếng và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ba Lan. Ông trở thành nhà lãnh đạo phi cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Chiến thắng của ông cũng là một dấu hiệu cho thấy quyền lực của Liên Xô đã giảm dần và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu cũng đã suy yếu.

Walesa trở nên nổi tiếng ở Ba Lan vào năm 1980, khi ông lãnh đạo một cuộc đình công của công nhân nhà máy đóng tàu. Cuộc đình công này đã thành công, buộc chính quyền cộng sản Ba Lan đồng ý với quyền thành lập công đoàn độc lập. Nó cũng dẫn đến sự ra đời của Công đoàn “Đoàn kết” ở Ba Lan, một phong trào rộng lớn nhằm loại bỏ sự kiểm soát của đảng cộng sản ở các tổ chức lao động. Continue reading “22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan”

Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan

obran-kaczynski

Nguồn: Sławomir Sierakowski, “The Illiberal International,” Project Syndicate, 09/09/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong thập niên đầu nắm quyền lực ở Liên Xô, Stalin đã ủng hộ ý tưởng “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia,” nghĩa là, cho đến khi điều kiện chín muồi, chủ nghĩa xã hội chỉ dành cho Liên Xô. Khi thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố hồi tháng 7 năm 2014 ý định xây dựng một “nền dân chủ phi tự do,” nhiều người cho rằng ông đang tạo ra “chủ nghĩa phi tự do trong một quốc gia.” Hiện nay, Orbán và Jarosław Kaczyński, lãnh đạo Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan, người kiểm soát chính phủ nước này (dù không giữ chức vụ nào), đã tuyên bố một cuộc phản cách mạng với mục tiêu biến Liên minh Châu Âu thành một dự án phi tự do.

Sau một ngày vui vẻ, nồng nhiệt, và thân thiện tại Hội nghị Krynica năm nay, lấy phong cách như một diễn đàn Davos của khu vực, nơi vinh danh Orbán là “Nhân vật của năm,” Kaczyński và Orbán tuyên bố rằng họ sẽ dẫn dắt 100 triệu dân châu Âu trong một nỗ lực tái tạo EU theo những ranh giới dân tộc chủ nghĩa/tôn giáo. Continue reading “Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan”

02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc

02-10-1944-warsaw-uprising-ends

Nguồn: Warsaw Uprising ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khởi nghĩa Warsaw đã kết thúc khi những người còn sống sót của phe nổi dậy Ba Lan đầu hàng trước quân Đức.

Hai tháng trước đó, việc Hồng quân Liên Xô áp sát chuẩn bị giải phóng Warsaw đã kích thích lực lượng kháng chiến Ba Lan tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Phe nổi dậy, gồm những người ủng hộ chính phủ dân chủ Ba Lan đang lưu vong ở London, hy vọng có thể giành quyền kiểm soát thành phố trước khi Liên Xô “giải phóng” nó. Người Ba Lan sợ rằng nếu họ thất bại trong việc chiếm thành phố thì những “kẻ xâm lược” Liên Xô sẽ thiết lập một chế độ cộng sản thân Liên Xô ở Ba Lan. Continue reading “02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?

20160116_blp533

Nguồn:Why is Poland’s government worrying the EU?”, The Economist, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Ba Lan đang khiến cho châu Âu đau đầu. Kể từ khi Đảng Công  lý và Pháp luật (viết tắt là PiS trong tiếng Ba Lan) có xu hướng bảo thủ về mặt xã hội và có phần bài châu Âu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 25 tháng 10, nước này đã không còn là gương mặt tiêu biểu của hội nhập châu Âu nữa mà trở thành một “đứa con hư” của tổ chức này. Chính phủ mới đã bất chấp các cảnh báo của Liên minh châu Âu, thông qua các đạo luật mà các nhà phê bình coi là đã làm suy yếu cơ chế kiểm soát và cân bằng của hiến pháp cũng như tự do báo chí. Những nhà chính trị theo hướng trung dung và tự do cảnh báo về khả năng “Orban hóa” vì sợ rằng Ba Lan đang đi theo con đường phi tự do của Viktor Orban, Thủ tướng Hungary. Continue reading “Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?”

09/12/1990: Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đắc cử tổng thống Ba Lan

Walesa

Nguồn:Walesa elected president of Poland,” History.com (truy cập ngày 08/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, Lech Wałęsa, người sáng lập Công đoàn Đoàn kết, đã giành chiến thắng vang dội trong một cuộc bầu cử, trở thành nhà lãnh đạo dân cử trực tiếp của Ba Lan.

Sinh năm 1943, Wałęsa đang là thợ điện tại xưởng đóng tàu Lenin ở Gdańsk khi ông bị sa thải vì kích động công đoàn năm 1976. Khi các cuộc biểu tình nổ ra tại nhà máy đóng tàu Gdańsk do việc thực phẩm tăng giá tháng 8 năm 1980, Wałęsa đã trèo qua hàng rào nhà máy và tham gia cùng hàng ngàn công nhân bên trong. Ông được bầu làm lãnh đạo ủy ban đình công, và ba ngày sau yêu cầu của những người biểu tình đã được đáp ứng. Continue reading “09/12/1990: Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đắc cử tổng thống Ba Lan”

Thời kỳ vàng son mới của Ba Lan

polish-flag3

Tác giả: Gunter Verheugen | Biên dịch: Nguyễn Thị Hằng

Thế giới ngày nay không phải là một thế giới ổn định và hậu sử như một số người vẫn nghĩ vào năm 1989 khi chứng kiến Bức mành Sắt (Iron Curtain) sụp đổ cũng như sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Mặc dù những sự kiện xảy ra năm 1989 không mang lại hoà bình và thịnh vượng vĩnh viễn cho thế giới, tuy nhiên nó cũng giúp viết nên một số câu chuyện thành công.

Một trong những thành công ấn tượng nhất đó chính là sự trỗi dậy của Ba Lan với tư cách là một quốc gia mạnh về kinh tế và chính trị ở Châu Âu. Ba lễ kỉ niệm trong năm nay – 25 năm đi theo con đường dân chủ, 15 năm trở thành thành viên của NATO, 10 năm là thành viên của Liên minh Châu Âu – là một niềm kiêu hãnh của người dân Ba Lan, và quả thật là như vậy. Continue reading “Thời kỳ vàng son mới của Ba Lan”