30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại

Nguồn: Quebec separatists narrowly defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, với tỷ lệ sít sao 50,6% so với 49,4%, người dân tỉnh Quebec đã bỏ phiếu chọn tiếp tục ở lại trong liên bang Canada. Cuộc trưng cầu dân ý đã yêu cầu các công dân Quebec, đa số là người gốc Pháp, bỏ phiếu quyết định xem họ có nên bắt đầu tiến trình để trở nên độc lập với Canada hay không. Continue reading “30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại”

Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?

Nguồn:Why is Canada’s 150th birthday controversial”, The Economist, 29/6/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Canada kỷ niệm quốc khánh thứ 150 của mình vào ngày 1/7 vừa qua. Khoảng 500.000 người đã tụ tập trên bãi cỏ của tòa nhà quốc hội theo phong cách Gothic mới ở Ottawa vào ngày thứ Bảy để cùng ngâm nga các ca khúc với ca sĩ nhạc dân gian Gordon Lightfoot và trầm trồ với màn pháo hoa, được nhà tài trợ hứa hẹn sẽ là màn biểu diễn lớn nhất vào ngày Quốc khánh Canada từ trước tới nay. Canada được đánh giá cao trên toàn thế giới, và công dân của đất nước này cảm thấy họ xứng đáng với bữa tiệc này. Vậy tại sao ngày kỷ niệm thành lập nước Canada lại gây tranh cãi? Continue reading “Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?”

15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu

Nguồn: The Seven Years War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1756, Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, đã chính thức bắt đầu khi Anh tuyên chiến với Pháp. Tuy nhiên, các trận chiến và đụng độ giữa Anh và Pháp đã diễn ra ở Bắc Mỹ từ nhiều năm trước.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – năm chính thức bắt đầu Chiến tranh Bảy năm – người Anh đã phải hứng chịu một loạt thất bại trước Pháp và mạng lưới liên minh người Mỹ bản địa rộng lớn của họ. Continue reading “15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu”

Mô hình Canada về thỏa thuận thương mại là gì?

 Canada model

Nguồn:The Canadian model for trade deals“, The Economist, 28/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những người ủng hộ Brexit bây giờ sẽ phải hoàn thiện kế hoạch hậu EU của họ, bao gồm cả các thỏa thuận mới về thương mại. Trong chiến dịch này, Boris Johnson nói rằng Anh Quốc có thể làm theo ví dụ của Canada và đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do với phần còn lại của thế giới, trong khi vẫn duy trì được quyền kiểm soát biên giới của mình. Nhưng mô hình Canada về thỏa thuận thương mại là gì và liệu nó có thể giúp ích cho nước Anh hay không? Continue reading “Mô hình Canada về thỏa thuận thương mại là gì?”

15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời

Canada flag

Nguồn:Canada adopts maple leaf flag,” History.com (truy cập ngày 14/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, theo quy định trong một công bố chính thức của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, lá quốc kỳ mới của Canada đã được treo trên Đồi Quốc hội ở Ottawa, thủ đô của Canada.

Bắt đầu từ năm 1610, Hạ Canada (Lower Canada), một thuộc địa mới của Anh, treo lá cờ Union Jack, hay còn gọi là cờ Royal Union, của Vương quốc Anh. Năm 1763, do các cuộc Chiến tranh Pháp và người Da đỏ (tức xung đột giữa các thuộc địa của Anh với các thuộc địa của Pháp cùng các đồng minh người da đỏ của hai bên ở Canada), Pháp đánh mất phần lớn các thuộc địa rộng lớn của mình ở Canada, và lá cờ Union Jack được treo trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Canada. Continue reading “15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời”

Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?

20160102_amp501

Nguồn:Why Trudeau wants the pope to make an apology”, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong hơn một thế kỷ, chính phủ Canada đã vận hành một hệ thống các trường nội trú cho trẻ em người thổ dân, tách chúng khỏi cha mẹ – bằng vũ lực nếu cần – và đưa chúng vào các cơ sở nơi nhiều em bị đánh đập và lạm dụng tình dục. Bảy năm trước, Stephen Harper, thủ tướng Đảng Bảo thủ lúc đó, đã thay mặt chính phủ xin lỗi 150.000 trẻ em và gia đình của họ vì những nỗ lực tàn bạo để tiêu diệt nền văn hóa của các thổ dân. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Justin Trudeau, thủ tướng mới của Đảng Tự do, lại xin lỗi một lần nữa, nói rằng hệ thống “đáng ghê tởm” đó đại diện cho “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Canada”. Sau đó, ông cho biết ông sẽ yêu cầu cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng phải xin lỗi quá. Tại sao Giáo Hoàng lại liên quan ở đây? Continue reading “Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?”