Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump

Nguồn: Carl Bildt, “Impeachment and the Wider World”, Project Syndicate, 20/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một lần nữa, Hoa Kỳ đang trải qua sự kịch tính của thủ tục luận tội chống lại tổng thống. Nhưng, không giống như trong quá khứ, những tác động của lần này đối với phần còn lại của thế giới có thể là đáng kể.

Hãy so sánh hai trường hợp luận tội tổng thống thời hiện đại so với cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến nỗ lực nhằm thuyết phục chính phủ Ukraine tuyên bố điều tra hình sự đối với một trong những đối thủ Dân chủ hàng đầu của ông, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai của ông Biden. Trường hợp đầu tiên là một cuộc khủng hoảng dần hình thành sau cuộc đột nhập lúc nửa đêm vào các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ năm 1972, và sau đó nhấn chìm hệ thống chính trị Hoa Kỳ trong hai năm, lên đến đỉnh điểm là sự từ chức của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 8 năm 1974. Trường hợp thứ hai là cuộc điều tra của điều tra viên đặc biệt đối với Tổng thống Bill Clinton, người đã bị luận tội tại Hạ viện Hoa Kỳ năm 1998, nhưng được Thượng viện tha bổng vào tháng 2/1999. Continue reading “Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump”

Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

Bản năng đế quốc của Nga

Nguồn: Carl Bildt, “Russia’s Imperial Instinct”, Project Syndicate, 16/01/2017.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ với những tham vọng cải thiện các mối quan hệ song phương với Nga. Cần phải nhìn sâu hơn vào lịch sử của nhà nước Nga để hiểu được tại sao việc đạt được mục tiêu này là rất khó khăn.

Đến nay đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã; và năm 2017 sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga – cuộc Cách mạng lật đổ đế chế Nga hoàng kéo dài hàng trăm năm và vốn đã lung lay lúc đó. Một cách ngẫu nhiên, có những điểm tương đồng đáng chú ý giữa các giai đoạn theo sau sự kết thúc của từng thời kỳ đế quốc này. Continue reading “Bản năng đế quốc của Nga”

Làn sóng thánh chiến thứ tư

PX*3924134

Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói. Continue reading “Làn sóng thánh chiến thứ tư”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

Tại sao Ukraine cần vũ khí?

article-2611946-1D506BB800000578-91_964x638

Nguồn: Carl Bildt, “Why Ukraine Needs Weapons,” Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine!

Dường như trong giới ngoại giao và hoạch định chính sách đối ngoại đang tồn tại một câu cửa miệng rằng không thể có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng con đường khả thi duy nhất dẫn tới hòa bình và ổn định là con đường ngoại giao. Nhưng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được công bố gần đây ở Minsk, bạo lực vẫn tiếp diễn – thể hiện qua việc quân đội Ukraine bị đánh bật khỏi thị trấn Debaltseve. Điều này cho thấy đã đến lúc cần cân nhắc những gì là cần thiết để ngăn chặn bất cứ giải pháp quân sự nào do Điện Kremlin áp đặt. Continue reading “Tại sao Ukraine cần vũ khí?”

Cuộc chiến giành Bắc Cực

ALST-00005425-001

Nguồn: Carl Bildt, “The Battle for Santa Claus’s Home,” Project Syndicate, Dec. 24, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mấy năm trước, có một vị bộ trưởng Canada tự hào tuyên bố Ông già Noel là công dân của nước này. Xét cho cùng thì nhà và xưởng sản xuất đồ chơi của Ông già Noel nằm ở Bắc Cực, mà theo giải thích của vị bộ trưởng nọ thì Bắc Cực thuộc về Canada.

Dù chưa bình luận gì về vấn đề này, rõ ràng là Ông già Noel có thể chọn nhiều hộ chiếu khi đi khắp thế giới tối ngày 24 tháng 12. Năm 2007, một tàu ngầm mini do tư nhân tài trợ đã cắm một lá cờ Nga ngay dưới chỗ được coi là nhà của Ông già Noel. Và hai tuần sau đó, Đan Mạch, nước có chủ quyền đối với đảo Greenland, cũng đưa ra tuyên bố lãnh thổ của mình, và cũng bao trùm cả Bắc Cực. Continue reading “Cuộc chiến giành Bắc Cực”