Tranh cãi về bảng xếp hạng Doing Business của WB

Nguồn: Kaushik Basu, “The ABCs of Doing Business”, Project Syndicate, 28/02/2018.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Báo cáo về sự thuận lợi trong kinh doanh của 190 nền kinh tế (Doing Business – DB) hàng năm có lẽ là ấn bản được trích dẫn nhiều nhất của Ngân hàng Thế giới. Đây cũng là ấn phẩm gây tranh cãi nhất của tổ chức này, và với việc phát hành Doing Business 2018 vào tháng 10 năm ngoái, tranh cãi xung quanh bản báo cáo đã đạt đến đỉnh cao mới, khi một số nhà phê bình cáo buộc nó về sự mờ ám, gian lận dữ liệu và thao túng chính trị.

Tôi có tham gia sâu vào báo cáo DB từ năm 2012 đến năm 2016, vì vậy tôi phải kiềm chế tham gia tranh luận về chủ đề này. Nhưng hiện tại, việc xem lại chỉ số DB và báo cáo hàng năm dường như là điều đáng làm. Continue reading “Tranh cãi về bảng xếp hạng Doing Business của WB”

Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc

Nguồn: Ramesh Thakur, “China’s New World Order?”, Project Syndicate, 10/11/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tính đến nay, có hai xu thế địa chính trị chính trong thế kỷ 21: sự xuống dốc tương đối của Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự. Do đó, cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế sẽ là một nhân tố địa chính trị quan trọng trong những thập niên tới.

Trong tương lai, tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ánh tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Tập Cận Bình, người hiện giờ đã củng cố vị trí là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong bài phát biểu dài của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 19 vào ngày 18/10/2017, ông Tập tuyên bố về một kỷ nguyên mới của sức mạnh quốc gia, sự tự tin, và quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Học giả phân tích trật tự thế giới mới của Trung Quốc”

Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu

Nguồn: Adair Turner, “The Normalization Delusion”, Project Syndicate, 04/09/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có một thiên kiến tâm lý cho rằng các sự kiện đặc biệt cuối cùng sẽ nhường chỗ cho sự trở lại của “thời kỳ bình thường”. Nhiều nhà bình luận kinh tế hiện đang tập trung vào triển vọng cho việc “thoát” khỏi một thập niên của chính sách tiền tệ cực lỏng, với việc các ngân hàng trung ương hạ bảng cân đối kế toán của họ xuống mức “bình thường” và từ từ nâng lãi suất. Nhưng chúng ta còn xa mới trở lại được giai đoạn bình thường tiền khủng hoảng.

Sau nhiều năm dự báo tăng trưởng toàn cầu suy giảm, năm 2017 đã có sự khởi sắc đáng kể, và có cơ sở để có thể nâng nhẹ lãi suất. Tuy nhiên, các nền kinh tế tiên tiến vẫn đối mặt với mức lạm phát quá thấp cùng với mức tăng trưởng vừa phải, và sự phục hồi sẽ tiếp tục phải dựa vào kích thích tài khóa, được hỗ trợ nếu cần thiết bằng cách sử dụng tài trợ từ nợ công. Continue reading “Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu”

Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm

Nguồn: Barry Eichengreen, “Asia’s Unhappy Anniversary”, Project Syndicate, 10/07/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 7 này kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay chính xác hơn, sự kiện đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng: sự kiện phá giá đồng baht Thái Lan. Trong khi những lễ kỷ niệm kiểu này không phải là một lý do tốt để ăn mừng, ít nhất chúng cũng mang lại một cơ hội để nhìn lại xem những gì đã thay đổi – và, không kém phần quan trọng, là những gì đã không thay đổi.

Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ Châu Á – cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu.” Những nhà bình luận Châu Á, về phần mình, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một đơn thuốc vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân. Continue reading “Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm”

Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’

Nguồn: Richard N. Haass, “The Politics of Historicide”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế giới hỗn độn, Trung Đông đang nổi bật hơn cả. Trật tự từ sau Thế chiến I đang đổ vỡ khắp khu vực. Nhân dân Syria, Iraq, Yemen, và Libya đã phải trả một cái giá khổng lồ. Nhưng không phải chỉ tương lai hay hiện tại của khu vực này bị ảnh hưởng. Một nạn nhân nữa của bạo lực ngày hôm nay chính là quá khứ.

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) quyết định sẽ phá hủy những thứ mà nó cho là không đủ tính Hồi giáo. Điển hình nhất là ngôi Đền Bal tuyệt đẹp ở Palmyra, Syria.  Khi tôi viết bài này, thành phố Mosul ở phía bắc Syria đang được giải phóng sau hơn hai năm nằm dưới quyền kiểm soát của ISIS. Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra đủ sớm để cứu vãn được những bức điêu khắc đã bị phá hủy, các thư viện bị thiêu rụi, hay những lăng tẩm bị cướp phá. Continue reading “Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?

china-rel

Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ. Continue reading “Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?”

Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump

steve-bannon-kellyanne-conway-840x440

Nguồn: Elizabeth Drew, “Trump’s Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, lại một lần nữa cải tổ hệ thống vận động tranh cử của mình. Bằng cách đó, ông ta đang bộc lộ nhiều về mình và về phong cách quản trị của mình hơn những gì mà ông muốn người ta nhìn thấy. Ít có chiến dịch tranh cử nào lại hỗn độn và náo loạn trong công tác nhân sự như vậy.

Hai người chưa từng điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống nào, và có thiên hướng chính trị mâu thuẫn với nhau, lại đang điều hành cuộc vận động của Trump. Continue reading “Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”

Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook

facebgen

Nguồn: Mohamed A. El-Arian, “Unburdening the Facebook Generation”, Project Syndicate, 18/07/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, những người trẻ tuổi lại phải chịu thiệt thòi về chính trị. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit của nước Anh một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các thế hệ, xuất hiện từ quan điểm chính trị, cho tới mức thu nhập, và chủng tộc.

Gần 75% cử tri Anh tuổi từ 18-24 đã bầu “Ở lại” Liên minh châu Âu, để rồi bị áp đặt lựa chọn “Rời bỏ” bởi những cử tri già hơn. Và đây chỉ là một trong nhiều cách mà tương lai kinh tế của thế hệ mới và con cái của họ bị định đoạt bởi những người khác.

Tôi đã gần 60 tuổi, và tôi lo rằng thế hệ của chúng ta sẽ được ghi nhớ trong thế giới hiện đại – một cách thật  xấu hổ và đáng buồn – là thế hệ đã không hiểu về kinh tế. Continue reading “Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook”

Sự quá đà của EU đã đẩy Anh ra ngoài như thế nào?

brexit12

Nguồn: “How EU Overreach Pushed Britain Out”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người bạn Anh sâu sắc nói với tôi vài ngày trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Liên hiệp Anh rằng anh sẽ bầu cho “Ở lại” vì anh lo lắng về sự bất định kinh tế sẽ xảy ra nếu Anh rời EU. Nhưng anh cũng nói thêm rằng anh sẽ không ủng hộ quyết định gia nhập EU năm 1973 của Anh nếu biết rằng EU sẽ tiến triển như thế này.

Dù các cử tri chọn “Ra đi” vì nhiều lý do, rất nhiều người quan ngại về mức độ lạm quyền của các lãnh đạo EU, tạo ra một tổ chức cồng kềnh và mang tính can thiệp hơn bao giờ hết. Continue reading “Sự quá đà của EU đã đẩy Anh ra ngoài như thế nào?”

Những mặt trái của Hiệp định TPP

tppok_mlxe

Nguồn: “The Trans-Pacific Shell Game”, Project Syndicate, 05/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được mô tả là như một mối lợi cho cả 12 nước tham gia. Tuy nhiên, sự phản đối đối với hiệp định này có thể là điểm duy nhất được các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay đồng tình, và bộ trưởng thương mại Canada cũng bày tỏ những hoài nghi nghiêm túc về nó. Liệu những chỉ trích đối với TPP có phi lý hay không?

Câu trả lời chỉ có một từ, không. Rõ ràng, TPP có thể giúp Mỹ tiến gần hơn tới mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được minh họa bằng tuyên bố của Tổng Thống Obama rằng, “Với TPP, Trung Quốc không phải là người tạo ra luật lệ ở khu vực đó mà là chúng ta”. Nhưng tình hình kinh tế thì không được mạnh mẽ như vậy. Sự thật là dù TPP sẽ đem lại một vài lợi ích, hầu hết lợi ích sẽ được dồn cho các tập đoàn lớn và những người dân thường sẽ phải trả giá. Continue reading “Những mặt trái của Hiệp định TPP”

Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính

finmar

Nguồn: Dani Rodrik, “Guns, Drugs, and Financial Markets”, Project Syndicate, 11/04/2008

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã một lần nữa chứng minh sự khó khăn của việc “thuần hóa” ngành tài chính, một ngành vừa là xương sống vừa là mối đe dọa nguy hiểm nhất của các nền kinh tế hiện đại. Trong khi điều này không phải là mới với các nền kinh tế mới nổi, những nước đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng tài chính suốt ¼ thế kỷ vừa qua, thì nửa thế kỷ ổn định tài chính đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến vào trạng thái tự mãn.

Sự ổn định đó đã phản ánh một sự “đánh đổi” đơn giản: sự điều tiết đổi lấy tự do vận hành. Chính phủ đặt các ngân hàng thương mại dưới sự điều tiết cẩn trọng để đổi lấy việc cung cấp công cộng việc bảo hiểm tiền gửi và chức năng người-cho-vay-cuối-cùng. Các thị trường chứng khoản bị buộc phải tuân theo các yêu cầu về công bố thông tin và minh bạch. Continue reading “Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính”

Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?

rakuten

Nguồn: Hiroshi Mikitani, “Japan’s New Business Language”, Project Syndicate, 21/04/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm năm trước, tôi đứng diễn thuyết bằng tiếng Anh trước hàng ngàn người Nhật. Tôi nói với họ rằng từ đó trở đi, Rakuten – chợ trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản nơi tôi làm CEO – sẽ thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh bằng tiếng Anh, từ các cuộc họp chính thức tới thư điện tử nội bộ. Tôi vẫn nhớ vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt các thính giả.

Phản ứng của họ thật dễ hiểu. Chưa từng có một công ty lớn nào của Nhật Bản thay đổi ngôn ngữ chính thức của mình. Nhưng có một sự thật đơn giản rằng việc áp dụng tiếng Anh có tính chất sống còn đối với sức cạnh tranh dài hạn của các công ty Nhật Bản. Continue reading “Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?”

Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển

tch so

Nguồn: Laura Tyson & Susan Lund, “Digital Globalization and the Developing World”, Project Syndicate, 25/03/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng. Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiên tiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ số trong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình. Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?

Trong hàng thập kỷ, với các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phi thấp có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên. Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng từ 13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD) năm 2007. Được thúc đẩy bởi nhu cầu và việc thuê ngoài từ các nước phát triển, các thị trường mới nổi giành được thị phần ngày càng lớn trong khối lượng giao dịch hàng hóa ngày một gia tăng này. Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu. Continue reading “Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển”

Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?

20120804_LDP001_1

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công. Continue reading “Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”