Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc

Nguồn: Dylan MH Loh, “The power and limits of China’s ‘mask diplomacy”, East Asia Forum, 22/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Mặc dù ban đầu Trung Quốc mắc sai lầm về xử lý COVID-19, đặc biệt là trong việc công bố các thông tin kịp thời và cập nhật chính xác, nhưng Trung Quốc phần lớn đã ngăn chặn được sự bùng phát của virus corona ở trong nước. Vì vậy, Bắc Kinh đã chuyển sự chú ý sang việc hỗ trợ các quốc gia khác thông qua việc cung cấp vật tư y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật. Trung Quốc hy vọng sẽ gây dựng được thiện chí với các nước nhận hỗ trợ và thu hút được sự chú ý tích cực từ truyền thông quốc tế.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cho Campuchia, gửi máy trợ thở đến thành phố New York, điều nhân viên y tế tới Iran và tăng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm 30 triệu USD (sau khi Washington quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào ngày 14 tháng 4). Không thể phủ nhận rằng mục đích nhân đạo vẫn là chủ yếu, nhưng thật khó để bỏ qua những toan tính chính trị liên quan đến những nỗ lực tiếp cận các quốc gia khác của Trung Quốc. Continue reading “Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc”

Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

Nguồn: Derek Grossman & Logan Ma, “A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us”, Maritime Issues, 05/04/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”

Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý

Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.

Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.

Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Continue reading “Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý”

Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông

Nguồn: Alexander Mikaberidze, “Napoleon’s Middle East Legacy”, Project Syndicate, 10/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Mọi thứ bắt đầu từ Napoleon.” Đó là những lời đầu tiên trong sử kí của Thomas Nipperdey về nước Đức trong thế kỷ 19, cuốn “Germany from Napoleon to Bismarck (Đức từ thời Napoleon đến Bismarck). Mặc dù Nipperdey nói về vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte trong việc định hình châu Âu hiện đại, nhưng xét trên nhiều phương diện, lời mở đầu trên của ông cũng có thể được áp dụng với tình hình Trung Đông ngày nay.

Cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon vào năm 1798 là ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc tự do, và làm nổi bật tốc độ Cách mạng Pháp vượt ra ngoài biên giới Pháp – và cả Châu Âu. Mặc dù chiến dịch này là một thảm họa quân sự, nó đã để lại một di sản lâu dài trong khu vực. Continue reading “Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông”

Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Eternal Putin”, Project Syndicate, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ cho thấy dự định duy trì quyền lực của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ cuối cùng của ông đáng lẽ kết thúc. Khi làm vậy, dường như Putin đã đặt cược rằng không có ai có thể ngăn cản ông.

Nhờ dự luật mới được thông qua bởi quốc hội Nga, Vladimir Putin giờ đây có vẻ sẽ tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036, khi ông 83 tuổi. Ông thậm chí có thể đạt được danh vị “lãnh đạo tối cao”, giống như mô hình của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1970. Nhưng chúng ta không nên mong đợi những cải cách hay hiện đại hóa giống của Đặng Tiểu Bình từ Putin. Continue reading “Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?”

Quãng thời gian tự cách ly huyền thoại của Issac Newton

Nguồn: Gillian Brockell, “During a pandemic, Isaac Newton had to work from home, too. He used the time wisely.”, The Washington Post, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Isaac Newton khoảng 20 tuổi khi Đại dịch hạch Luân Đôn xảy ra. Lúc đó ông chưa được phong tước hiệp sĩ hay mang bộ tóc giả trang trọng đó. Lúc đó ông mới chỉ là một sinh viên đại học bình thường tại Trinity College của Đại học Cambridge.

Phải 200 năm sau đó các nhà khoa học mới phát hiện ra vi khuẩn gây nên bệnh dịch hạch, nhưng ngay cả khi không biết chính xác nguyên nhân, mọi người thời đó vẫn thực hiện một số điều tương tự như chúng ta đang làm để phòng tránh dịch bệnh. Continue reading “Quãng thời gian tự cách ly huyền thoại của Issac Newton”

Covid-19 và virus của nỗi sợ hãi

Nguồn: Ian Buruma, “The Virus of Fear”, Project Syndicate, 06/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Vào tháng 9 năm 1923, trận động đất lớn Kanto đã tàn phá phần lớn Tokyo, chủ yếu là do bão lửa. Tin đồn lan truyền, và thường được lặp lại trên báo chí chính thống, cáo buộc những người Triều Tiên, một nhóm thiểu số còn nghèo và bị coi thường, đã lên kế hoạch lợi dụng thảm họa bằng cách bắt đầu một cuộc bạo loạn. Dân phòng Nhật Bản, được trang bị gươm, giáo tre, và thậm chí cả súng, đã truy lùng bất cứ ai nghe hoặc nhìn giống người Triều Tiên. Có tới 6.000 người đã bị sát hại trong khi cảnh sát thờ ơ và đôi khi tham gia cùng.

Đây không phải là một hiện tượng chỉ xảy ra tại riêng Nhật Bản. Những vụ đám đông tàn sát các dân tộc thiểu số vẫn còn quá phổ biến. Khi người Hindu giáo bắt đầu giết người Hồi giáo ở Delhi gần đây, cảnh sát Ấn Độ rất thụ động, hoặc cũng đồng lõa như chính quyền Nhật Bản năm 1923. Người ta không cần quay lại lịch sử châu Âu hay Mỹ quá xa để tìm ra những trường hợp tương tự, hoặc thậm chí những vụ giết người hàng loạt tồi tệ hơn. Continue reading “Covid-19 và virus của nỗi sợ hãi”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?

Nguồn:Why the Philippines is the only country where divorce is illegal”, The Economist, 13/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Phải lùi một bước để tiến hai bước”, đó là nhận định của luật sư Jesus Falcis đối với phán quyết của Tòa án Tối cao nhằm bác bỏ, dựa trên lý do thủ tục, một đơn kiến nghị của ông vào năm 2015, trong đó thách thức một bộ luật quy định rằng hôn nhân chỉ được phép xảy ra giữa nam và nữ. Ông Falcis vẫn thấy có hi vọng khi các thẩm phán đã không tìm thấy bất kì điều khoản rõ ràng nào trong Hiến pháp ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nỗ lực để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ mất nhiều thập niên như ở những quốc gia phát triển.

So với mặt bằng chung của các quốc gia thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, pháp luật Philippines vô cùng bảo thủ về mặt xã hội. Ngoại trừ Toà thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất không cho phép ly hôn (riêng người Hồi giáo có quyền ly hôn). Hủy hôn là cách duy nhất để kết thúc cuộc hôn nhân mà không phải chờ đến chết nhưng đây là một biện pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp hạn chế với chi phí lớn. Continue reading “Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?”