#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến

A girl of Myanmar heritage holds a placard during a pro-democracy rally in New Delhi

Nguồn: Larry Diamond (2012). “China and East Asian Democracy: The Coming Wave”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 1, pp. 5-13.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một làn sóng lớn mới đối với triển vọng dân chủ toàn cầu trong thập kỷ này, thì khu vực khởi nguồn rất có thể là Đông Á.

Với sự bùng nổ của hàng loạt phong trào thay đổi mang tính chất dân chủ trên khắp thế giới Ả Rập trong năm 2011, những nhà phân tích đầy hy vọng về triển vọng dân chủ toàn cầu đã tập trung sự chú ý vào khu vực Trung Đông. Ba chế độ Ả Rập chuyên quyền (Tunisia, Ai Cập và Libya) đã sụp đổ trong năm vừa qua. Ít nhất thì hai chế độ chuyên quyền nữa (Yemen và Syria) dường như cũng không thể tránh khỏi sự chấm dứt sớm. Các áp lực thay đổi dân chủ thực sự xuất hiện ngày càng nhiều ở Marốc, Jordan, Chính quyền Palestine và có thể là Kuwait. Các áp lực này cũng tồn tại dai dẳng ở cả Bahrain. Continue reading “#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến”

#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước

putin

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy,  Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên, và môi trường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn rất nhiều so với trước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức đáng ngạc nhiên (và hiệu quả đến mức đáng báo động) để sử dụng truyền thông nhằm củng cố quyền lực của mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thức đã trở nên rất cần thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới. Những thông điệp mà các phương tiện truyền thông này đưa ra Continue reading “#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia

Nguồn: Philip N. Howard & Muzammil M. Hussain (2011). “The Upheavals in Egypt and Tunisia: The Role of Digital Media”, Journal of Democracy, Vol. 22, No. 3, pp. 35-48.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: #132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử 

Như những bài nghiên cứu từ trước đến nay thường nhận định, trên thực tế hiện nay thế giới vẫn còn một khu vực chưa hề bị tác động bởi làn sóng dân chủ thứ ba, đó là Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới của người Ả Rập không chỉ thiếu vắng chế độ dân chủ, mà còn không có cả những phong trào quần chúng rộng lớn để thúc đẩy chế độ này. Continue reading “#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia”

#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nguồn: Sharon L. Wolchik (2012). “Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?” Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Liên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng  hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Continue reading “#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?”

#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.>>PDF

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi Continue reading “#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử”

#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Martin Gainsborough (2012). “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 2 (April), pp. 34-46.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Anh Phúc

Nếu xem xét cùng với nhau, Việt Nam, Campuchia và Lào mang lại một điều gì đó khó hiểu. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn duy trì chế độ nhà nước cộng sản độc đảng, thì Campuchia trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Nhưng cả ba nước cuối cùng đều có cùng một nền chính trị rất tương đồng với đặc trưng là sự thiếu cam kết đối với các giá trị tự do. Khi nỗ lực giải thích cho điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và “chính trị tiền bạc”, trong khi cũng chú ý đến một thực tế là sự năng động của xã hội dân sự và biểu tình tự phát đang dần trở nên phổ biến hơn. Continue reading “#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam”

#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?

china-90-years-communist-image_full_600

Nguồn: Cheng Li (2013). “China at the Tipping Point? Top-Level Reform or Bottom-Up Revolution?”, Journal of Democracy, Vol. 24, No. 1 (January), pp. 41-48.

Biên dịch: Đỗ Thị Thanh Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần đây phải đối mặt với nhiều bất ổn xã hội, kinh tế phát triển chậm lại, và nạn tham nhũng tràn lan như đã được phơi bày trong vụ việc Bạc Hy Lai. Tuy thế giới bên ngoài khó thấy rõ, nhưng có hai góc nhìn hoàn toàn trái ngược và gây nhiều tranh cãi về tương lai gần và trung hạn của quốc gia này hiện đang cạnh tranh lẫn nhau. Hai kịch bản trái ngược này phản ánh những đánh giá khác nhau cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội và quỹ đạo chính trị khả dĩ (trong tương lai) của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Continue reading “#95 – Trung Quốc tới hạn? Cải cách ở cấp cao hay cách mạng từ dưới lên?”

#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Nguồn: Lucan Way (2011), “Comparing the Arab Revolts: The Lessons of 1989”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 4, October 2011, pp. 13-23.

Biên dịch: Phạm Văn Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Mùa xuân Ả-rập” ngay từ khi nổ ra đã là một đề tài làm gia tăng nhanh chóng những so sánh với những sự kiện năm 1989, và quả đúng như vậy.[1] Hai thập niên kể từ khi Đông Âu cộng sản sụp đổ, chúng ta đã có những bài học đắt giá về sự chuyển tiếp thể chế, qua đó giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn về những gì đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi ngày nay. Đáng tiếc là việc so sánh này không làm cho chúng ta lạc quan về triển vọng dân chủ trong ngắn hạn tại đó. Những tương đồng và dị biệt khi đem so sánh với các sự kiện xảy ra vào năm 1989 Continue reading “#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”

#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc

Nguồn: Liu Xiaobo (2006). “Liu Xiaobo on China’s Quest for Democracy”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 1, January 2011, pp. 152-166.>>PDF

Biên dịch Hiệu đính: Lý Song Anh

Giới thiệu

Ngày 8-10, Ủy ban Nobel của Na Uy thông báo Giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ được trao cho Lưu Hiểu Ba  – nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang bị giam giữ “vì cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông vì quyền con người cơ bản ở Trung Quốc.” Ông Lưu – tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận – là một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân chủ Trung Quốc từ thời những sự kiện dẫn tới cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông bị bỏ tù trong thời gian 1989-91 và 1996-99. Các hoạt động của ông trong thập niên vừa qua bao gồm việc làm chủ tịch Trung tâm Independent Chinese PEN Center và là biên tập viên của tạp chí Trung Hoa Dân chủ [Democratic China]. Ông là người soạn thảo chính và là người ký tên quan trọng trong Hiến chương 08, một văn kiện mô phỏng theo Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Continue reading “#56 – Lưu Hiểu Ba viết về công cuộc tìm kiếm dân chủ của Trung Quốc”

#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nguồn: Xi Chen (2013). “China at the Tipping Point? The Rising Cost of Stability”, Journal of Democracy, Volume 24, Number 1, January, pp. 57-64.

Biên dịch: Hàn Sĩ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng hai thập kỷ từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp phong trào sinh viên năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã đạt được tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định chính trị ấn tượng. Giới tinh hoa chính trị đã duy trì đoàn kết đáng kể, và ít nhất là cho đến gần đây, tranh giành quyền lực và tranh chấp chính sách ở các cấp độ hàng đầu của ĐCSTQ không bao giờ gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với cơ chế lãnh đạo tập thể hay các dàn xếp chuyển giao quyền lãnh đạo của ĐCSTQ. Xã hội Trung Quốc cũng tương đối ổn định. Phản kháng xã hội đã tăng đáng kể về số lượng kể từ đầu những năm 1990, Continue reading “#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định”

#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế

chinaunrest

Nguồn: Nathan, Andrew J. (2003). “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy 14 (1), pp. 6-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công. Continue reading “#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế”