Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông

Nguồn: Derek Grossman, “How to Respond to China’s Tactics in the South China Sea,” Foreign Policy, 29/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang thử thách liên minh Mỹ-Philippines và chúng ta cần một chiến lược mới.

Nguy cơ xung đột vũ trang ở Biển Đông đang ở mức cao và vẫn tiếp tục gia tăng. Các hành động hung hăng không ngừng của Trung Quốc đối với Philippines – quấy rối các tàu bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) được quốc tế công nhận của Manila, đáng chú ý nhất là tại Bãi Cỏ Mây và Bãi  Scarborough – đã khiến chiến tranh dễ xảy ra ở Biển Đông hơn ở bất kỳ điểm nóng nào khác trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông”

09/06/1534: Jacques Cartier bắt đầu khám phá bờ biển Canada

Nguồn: French navigator Jacques Cartier begins exploring the Canadian coast, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1534, nhà hàng hải người Pháp Jacques Cartier trở thành nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đến bờ biển phía đông Canada, khi ông đi vào Vịnh St. Lawrence thuộc tỉnh Quebec ngày nay. Trong chuyến thám hiểm đầu tiên trong ba chuyến thám hiểm tới Canada, ông sẽ đi vòng quanh vùng Vịnh và khám phá các bờ biển của Newfoundland và Đảo Prince Edward, sau đó tuyên bố chúng thuộc chủ quyền của Pháp. Continue reading “09/06/1534: Jacques Cartier bắt đầu khám phá bờ biển Canada”

08/06/1968: Nghi phạm ám sát Martin Luther King Jr. bị bắt

Nguồn: James Earl Ray, suspect in Martin Luther King Jr. assassination, is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, James Earl Ray, một tù nhân vượt ngục người Mỹ, đã bị bắt ở London, Anh và bị buộc tội ám sát nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr.

Vào ngày 04/04/1968, tại Memphis, khi đang đứng trên ban công bên ngoài căn phòng tầng hai của mình tại Motel Lorraine, King đã bị trọng thương do trúng đạn của một tay súng bắn tỉa. Tối hôm đó, một khẩu súng săn Remington .30-06 đã được tìm thấy trên vỉa hè gần một căn nhà trọ cách Motel Lorraine chỉ một dãy nhà. Trong vài tuần tiếp theo, khẩu súng săn, lời khai của các nhân chứng, và dấu vân tay trên vũ khí đều chỉ ra một nghi phạm duy nhất: tên tội phạm vượt ngục James Earl Ray. Continue reading “08/06/1968: Nghi phạm ám sát Martin Luther King Jr. bị bắt”

06/06/1964: Máy bay trinh sát Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Lào

Nguồn: U.S. reconnaissance jets shot down over Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, hai máy bay phản lực của Hải quân Mỹ đã bị hỏa lực mặt đất của cộng sản Pathet Lào bắn hạ trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát mục tiêu tầm thấp trên bầu trời Lào. Washington ngay lập tức ra lệnh cho các máy bay có vũ trang hộ tống các chuyến bay trinh sát, và đến ngày 9/6, các máy bay hộ tống đã tấn công trụ sở Pathet Lào. Continue reading “06/06/1964: Máy bay trinh sát Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Lào”

Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “1950 map foreshadows today’s battle lines over Taiwan,” Nikkei Asia, 30/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Triều Tiên và Trận Hồ Trường Tân chứa đựng những bài học cho Tập Cận Bình.

Các phương tiện truyền thông toàn cầu đã sử dụng các thuật ngữ như “tập trận trừng phạt” và “trò chơi chiến tranh trừng phạt” để mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan vào ngày 23 và 24 tháng 5 vừa qua, lặp lại quan điểm của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, rằng “Các cuộc tập trận này cũng là một hình phạt dành cho các hành động ly khai của lực lượng ‘kêu gọi độc lập cho Đài Loan’.”

Những lời này rõ ràng là ám chỉ Lại Thanh Đức, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào ngày 20/05, và trước đây từng tuyên bố ủng hộ độc lập. Continue reading “Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan”

Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng

Nguồn: Gideon Rachman, “Russia’s nuclear threats are losing their power,” Financial Times, 03/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh phương Tây đang tăng cường hỗ trợ Ukraine theo cách không thể tưởng tượng được khi chiến tranh bắt đầu.

Nga một lần nữa lại đem vũ khí hạt nhân của mình ra để đe dọa người khác. Tuần trước, Vladimir Putin đã cảnh báo các nước NATO không được cho phép Ukraine sử dụng đạn dược của phương Tây để tấn công Nga. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” và nói rằng các đồng minh của Ukraine nên nhớ đến “lãnh thổ nhỏ bé” và “dân số dày đặc” của nhiều nước châu Âu. Continue reading “Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng”

04/06/2003: Martha Stewart bị truy tố

Nguồn: Martha Stewart indicted for securities fraud and obstruction of justice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Martha Stewart – trùm truyền thông và bà nội trợ nổi tiếng với những mẹo vặt “tuyệt vời” – và người môi giới chứng khoán cũ của mình đã gặp rắc rối lớn khi bị bồi thẩm đoàn liên bang buộc tội 9 tội danh, bao gồm cản trở công lý, gian lận chứng khoán, âm mưu, và khai báo gian dối.

Stewart, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch của Martha Stewart Living Omnimedia Inc., và nhà môi giới cũ của bà tại công ty Merrill Lynch, Peter Bacanavic, đã bị truy tố sau cuộc điều tra về việc bà bán cổ phiếu ImClone Systems. Về phần mình, Bacanavic bị buộc tội cản trở công lý, âm mưu, khai báo gian dối và khai man. Continue reading “04/06/2003: Martha Stewart bị truy tố”

Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?

Nguồn: Michael Hirsh, “No, This Is Not a Cold War – Yet”, Foreign Policy, 07/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phe diều hâu chống Trung Quốc lại phóng đại mối đe dọa từ Bắc Kinh?

Trong vài năm qua, giới chuyên gia đã bắt đầu hoạt động hết công suất về vấn đề Trung Quốc. Một thế hệ mới các học giả, quan chức chính phủ, và nhà báo đang được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng Mỹ đã bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, với Trung Quốc trong vai trò của Liên Xô trước đây, còn Nga dù suy yếu vẫn đóng vai trò người bạn đồng hành nhiệt tình giúp đỡ. Hàng loạt sách báo được bán ra, hàng loạt hệ thống vũ khí được phát triển (bao gồm cả đầu đạn hạt nhân mới đầu tiên của Mỹ suốt nhiều thập kỷ), và rất nhiều cá nhân đã được thăng chức và trao nhiệm kỳ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?”

02/06/2015: Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tuyên bố từ chức

Nguồn: FIFA president Sepp Blatter announces resignation amidst corruption scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, Sepp Blatter, chủ tịch cơ quan quản lý bóng đá quốc tế FIFA, đã từ chức chỉ vài ngày sau khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm, kéo dài 4 năm. Quyết định từ chức diễn ra trong bối cảnh có tin đồn rằng ông sẽ sớm bị Mỹ và Thụy Điển điều tra về tội gian lận và tham nhũng. Trên toàn thế giới, người hâm mộ bóng đá đã tỏ ra vui mừng, vì nhiệm kỳ 17 năm của Blatter ngay từ đầu đã chìm trong những cáo buộc về hành vi sai trái. Continue reading “02/06/2015: Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tuyên bố từ chức”

01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học

Nguồn: George H.W. Bush and Mikhail Gorbachev agree to end production of chemical weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tại cuộc họp thượng đỉnh giữa hai siêu cường ở Washington, D.C., Tổng thống Mỹ George H.W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký một thỏa thuận lịch sử nhằm chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học và bắt đầu tiêu hủy kho dự trữ vũ khí lớn của cả hai bên. Theo thỏa thuận, các thanh tra viên tại chỗ của cả hai nước sẽ quan sát quá trình tiêu hủy. Continue reading “01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học”

Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan

Nguồn: Isaac Kardon và Jennifer Kavanagh, “How China Will Squeeze, Not Seize, Taiwan,” Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bóp nghẹt từ từ cũng có thể dẫn đến kết quả tồi tệ như một cuộc chiến.

Khi ra làm chứng trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, vị chỉ huy đã nghỉ hưu của lực lượng liên hợp Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thống nhất với Đài Loan bằng một cuộc xâm lược đổ bộ. Ông cảnh báo “Tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành sự thật trong vòng 10 năm, trên thực tế là trong vòng sáu năm.” Đánh giá rằng Mỹ chỉ còn rất ít thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan – thường được gọi là “Cửa sổ Davidson” – kể từ đó đã trở thành động lực trong chiến lược và chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Continue reading “Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan”

30/05/1593: Christopher Marlowe bị giết trong một vụ ẩu đả ở quán rượu

Nguồn: Playwright Christopher Marlowe killed in tavern brawl, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1593, nhà viết kịch Christopher Marlowe, 29 tuổi, đã bị giết trong một vụ ẩu đả tại quán rượu.

Marlowe, sinh trước William Shakespeare hai tháng, là con trai của một thợ đóng giày ở Canterbury. Là một học sinh thông minh, ông đã giành được học bổng vào các trường danh tiếng và lấy bằng cử nhân Đại học Cambridge vào năm 1584. Tuy nhiên, ông đã suýt mất cơ hội lấy bằng thạc sĩ vào năm 1587, cho đến khi các cố vấn của Nữ hoàng Elizabeth can thiệp và đề nghị nhà trường cho ông nhận bằng, theo đó ám chỉ những công việc ông làm cho hoàng gia. Hoạt động gián điệp của Marlowe cho Nữ hoàng Elizabeth sau đó đã được các nhà sử học ghi lại. Continue reading “30/05/1593: Christopher Marlowe bị giết trong một vụ ẩu đả ở quán rượu”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

28/05/1830: Andrew Jackson ký ban hành Đạo luật Di dời Người Mỹ Bản địa

Nguồn: Andrew Jackson signs the Indian Removal Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1830, Tổng thống Andrew Jackson đã ký phê chuẩn Đạo luật Di dời Người Mỹ Bản địa (Indian Removal Act) thành luật. Đạo luật này cho phép chính phủ liên bang đàm phán với các bộ lạc người Mỹ bản địa sống ở phía đông nam đất nước để lấy vùng đất tổ tiên của họ ở các bang như Florida, Georgia, North Carolina, và Tennessee. Kết quả là khoảng 60.000 người Mỹ bản địa đã bị buộc phải di cư về phía tây, đến sống ở “Lãnh thổ của người bản địa” (Oklahoma ngày nay). Cuộc di cư hàng loạt này khiến hơn 4.000 người thiệt mạng và được nhớ đến với tên gọi “Hành trình Nước mắt” (Trail of Tears). Continue reading “28/05/1830: Andrew Jackson ký ban hành Đạo luật Di dời Người Mỹ Bản địa”

Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?

Nguồn: Bret Stephens, “Who’s in More Trouble: Israel or Iran?,” New York Times, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn sắc sảo của tôi gần đây đã nhận xét rằng cốt lõi của cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông là một câu hỏi về hai thời điểm: Liệu thời điểm nào có khả năng bị đảo ngược cao hơn: năm 1948 hay năm 1979?

Hai năm được đề cập đến lần lượt là năm thành lập nhà nước Israel, và năm diễn ra cách mạng Iran. Hàm ý của câu hỏi này là việc phải lựa chọn một trong hai: Nhà nước Do Thái và Cộng hòa Hồi giáo không thể cùng tồn tại vĩnh viễn, chí ít là chừng nào Iran còn tiếp tục tìm cách tiêu diệt Israel. Trong những ngày gần đây, hai yếu tố tiềm năng có thể dẫn đến sự sụp đổ của hai nước này đã được chú ý. Continue reading “Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?”

26/05/1924: Tổng thống Coolidge ký Đạo luật Nhập cư năm 1924

Nguồn: President Coolidge signs Immigration Act of 1924, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Tổng thống Calvin Coolidge đã ký duyệt Đạo luật Nhập cư (Immigration Act of 1924), chính sách nhập cư khắt khe nhất cho đến thời điểm đó trong lịch sử nước Mỹ.

Đạo luật mới phản ánh mong muốn của người Mỹ – tự cô lập khỏi thế giới sau khi tham chiến trong Thế chiến I ở châu Âu, theo đó làm trầm trọng thêm những lo ngại ngày càng gia tăng về sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Nó cũng phản ánh nạn phân biệt chủng tộc sâu rộng trong xã hội Mỹ thời bấy giờ. Nhiều người Mỹ xem làn sóng người nhập cư ồ ạt – bao gồm chủ yếu là những người lao động không có kỹ năng, trình độ học vấn thấp – vào đầu những năm 1900 là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh về việc làm và đất đai. Continue reading “26/05/1924: Tổng thống Coolidge ký Đạo luật Nhập cư năm 1924”

Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài

Nguồn: Gideon Rachman, “The relationship between Xi and Putin is built to last,” Financial Times, 20/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc đối đầu với kẻ thù chung – Mỹ – sẽ ngăn căng thẳng giữa Trung Quốc và Nga bùng phát.

Trên hết, danh tiếng “thiên tài ngoại giao” của Henry Kissinger đã được xây dựng dựa trên một thành tựu: việc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau vào đầu những năm 1970.

Được đàm phán trong bí mật và sau đó được công bố khiến cả thế giới phải sửng sốt, việc Mỹ mở cửa quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn động lực của Chiến tranh Lạnh. Liên Xô đột nhiên trông bị cô lập hơn nhiều. Continue reading “Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài”

25/05/1979: Tai nạn máy bay American Airlines ở Chicago

Nguồn: American Airlines plane crashes in Chicago, killing all aboard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, gần 300 người đã thiệt mạng khi một máy bay của hãng American Airlines rơi và phát nổ vì mất một động cơ ngay sau khi cất cánh.

Đầu kỳ nghỉ cuối tuần Ngày Lễ Tưởng niệm năm 1979, 277 hành khách đã có mặt trên chuyến bay số 191 khởi hành từ sân bay O’Hare của Chicago đi Los Angeles. Chiếc máy bay phản lực DC-10 cất cánh bình thường, nhưng khi vừa mới bay lên được khoảng 120 mét thì nó đã mất thăng bằng và nghiêng sang trái. Sau đó, nó lao nhanh xuống và chạm đất ở sân bay Ravenswood, nơi đã bị bỏ hoang và không còn hoạt động. Continue reading “25/05/1979: Tai nạn máy bay American Airlines ở Chicago”

Cuộc khủng hoảng tính chính danh của ngành tình báo Mỹ

Nguồn: David V. Gioe, Michael S. Goodman, và Michael V. Hayden, “U.S. Intelligence Is Facing a Crisis of Legitimacy,” Foreign Policy, 16/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cuộc tấn công với ý đồ xấu đang đặt an ninh Mỹ vào tình thế nguy hiểm.

Nhu cầu thông tin tình báo chất lượng chưa bao giờ nhiều hơn lúc này. Việc cơ quan an ninh Israel không thể lường trước được cuộc tấn công bất ngờ và tàn bạo của Hamas vào ngày 7/10/2023 đã cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi tình báo gặp trục trặc.

Ngược lại, vào cuối tháng 2/2022, kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin – tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” kéo dài 3 ngày nhằm xâm lược Ukraine và lật đổ chính phủ nước này – đã bị cộng đồng tình báo Mỹ và Anh lật tẩy. Đúng là Putin đã từng nhanh chóng chiếm giữ Crimea nhờ “những người đàn ông nhỏ màu xanh” vào năm 2014, nhưng vào thời điểm xảy ra cuộc xâm lược năm 2022, các động thái được dự đoán của Nga bao gồm cả việc giải mật công khai các thông tin tình báo nhạy cảm, theo đó đảm bảo rằng cả cộng đồng tình báo và người Ukraine luôn đi trước một bước so với kế hoạch của Putin. Continue reading “Cuộc khủng hoảng tính chính danh của ngành tình báo Mỹ”

23/05/2004: George W. Bush hồi phục sau tai nạn xe đạp

Nguồn: George W. Bush recovers from bicycle accident, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, tờ Washington Post đưa tin Tổng thống George W. Bush đã hồi phục sau một vụ tai nạn xe đạp mà ông gặp phải ngày hôm trước. Bush đã đạp xe leo núi để tập thể dục theo gợi ý của các bác sĩ.

Phóng viên Dana Milbank kể lại việc Bush bị ngã khỏi chiếc xe đạp leo núi khi hoàn thành chặng đường dài gần 27 km tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Dù bị trầy xước ở cằm, môi, mũi, tay, và đầu gối, Bush – lúc đó đang đội mũ bảo hiểm – vẫn lên xe đạp và hoàn thành chặng đường. Sau đó, một phát ngôn viên của Nhà Trắng cảnh báo các phóng viên rằng Bush có thể sẽ xuất hiện tại bữa tiệc tốt nghiệp của con gái Jenna vào thứ Bảy tuần tiếp theo với một miếng băng ở cằm. Continue reading “23/05/2004: George W. Bush hồi phục sau tai nạn xe đạp”