Tầm quan trọng chiến lược của Tân Cương đối với Trung Quốc

Nguồn:新疆的战略意义何在”, 28/10/2022.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong những năm gần đây, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên khốc liệt, các nước phương Tây liên tục lấy vấn đề nhân quyền ở Tân Cương để hạ uy tín của Trung Quốc, cũng như dựa vào cao trào dư luận để chống lại chiến lược của nước này.

Tại sao Tân Cương, một khu vực vốn nằm ở vùng biên giới đất liền, lại liên tục bị Mỹ và các nước phương Tây công kích? Mặc dù là một khu vực đất rộng người thưa và có nền kinh tế kém phát triển, nhưng Tân Cương lại có một vị trí đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc gia và vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của Tân Cương đối với Trung Quốc”

Từ dự án kênh đào Phù Nam nghĩ về nghĩa tình trong quan hệ Việt Nam-Campuchia

Tác giả: Nguyễn Bá Sơn

Thời gian vừa qua trên truyền thông rộ lên thông tin về việc Campuchia dự kiến khởi công xây dựng kênh đào Phù Nam (Funan Techo) vào cuối năm 2024 với chi phí ước tính khoảng 1,7 tỉ USD do Trung Quốc tài trợ. Điều không hay là trong cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này, bên cạnh những ý kiến quan tâm một cách chính đáng đến các vấn đề kỹ thuật và môi trường, còn có một số phát biểu không phù hợp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước. Đây là một điều hết sức đáng tiếc. Continue reading “Từ dự án kênh đào Phù Nam nghĩ về nghĩa tình trong quan hệ Việt Nam-Campuchia”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Sự suy thoái của Nhật Bản từ một cường quốc bán dẫn thành một quốc gia đi sau cho thấy bản chất địa chính trị của ngành công nghệ chủ chốt này ngay từ những năm 1980.

Chuẩn bị phải đối mặt với nguy cơ một quốc gia châu Á vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, Tổng thống Mỹ đã quyết định dựa vào tinh thần chủ nghĩa dân tộc. Ông nói: “Sức khoẻ và sức sống của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ là điều cần thiết cho khả năng cạnh tranh trong tương lai của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể cho phép điều này bị đe doạ bởi các hành vi thương mại không công bằng”. Ngay sau đó, Tổng thống đã công bố các mức thuế rất cao đối với các mặt hàng bán dẫn từ quốc gia châu Á bán vào thị trường Mỹ, và bắt đầu đưa ra một loạt khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất vi mạch trong nước. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản”

Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đại Chính thứ 9 [1538], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 6, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17, họ Mạc mở khoa thi Hội vào mùa xuân, cho bọn Giáp Hải, Trần Toại, Hoàng Sầm đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Phan Cảo 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Hoàng Thuyên 25 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Cho tuyển hoàng dinh, tức dân đinh 17 tuổi.

Lúc này cha con Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh cảm thấy không thể ngồi yên với nhà Minh được nữa, bèn sai Sứ giả Phạm Chính Nghị dâng biểu xin được triều cống, riêng địa đồ thì nại cớ có thể tham khảo sách “Nhất Thống Chế nên chưa chịu nạp. Vua Thế Tông sau khi tham khảo với bộ Binh, cho rằng mọi lực lượng tại ba tỉnh sát biên giới lúc này cần thống nhất chỉ huy, nên ra lệnh Hàm Ninh Hầu Cừu Loan làm Tổng đốc việc quân, Thượng thư bộ Công Mao Bá Ôn giữ chức Tham tán: Continue reading “Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh”

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

Nguồn: Baijiahao, Baidu, ngày 16/0417/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tháng 5 năm ngoái, Campuchia đã đề nghị Trung Quốc tài trợ cho Dự án kênh đào Phù Nam Techo của nước này. Dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này có mức chi phí 1,7 tỷ USD và có tổng chiều dài 180 km. Mục đích chính của nó là cải thiện giao thông vận tải ở khu vực thủ đô Phnom Penh. Kênh đào này bắt đầu từ sông Basak (sông Hậu), một nhánh của sông Mê Kông, và kết thúc ở tỉnh Kampot ở phía Nam Campuchia. Nó đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, qua đó đem lại lợi ích cho khoảng 1,6 triệu người. Continue reading “Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?”

Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’

Nguồn: David Pierson & Paul Sonne, “Putin Will Visit Xi, Testing a ‘No Limits’ Partnership’” The New York Times, 15/5/2024.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tuần này, khi Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đón Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đến thăm, hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hai nhà lãnh đạo chuyên chế này tuyên bố hai bên sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác “không giới hạn” nhằm đẩy lùi những gì họ cho là sự bắt nạt và can thiệp của Mỹ.

Những thách thức ngày càng tăng đến từ phương Tây đang thử thách những giới hạn của mối quan hệ đối tác đó. Continue reading “Putin thăm Tập Cận Bình, kiểm định quan hệ đối tác ‘không giới hạn’”

Chính trị ký ức ở Việt Nam: Khi cuộc chiến diễn ra hai lần

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Việt Nam thường tự hào về thành tựu của người Việt ở nước ngoài, như cách chào đón nồng nhiệt nhà toán học Ngô Bảo Châu, người đoạt giải Fields, phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học, năm 2010. Tuy nhiên, khi những thành tựu đó đụng chạm đến vấn đề lịch sử và chính trị nhạy cảm, dường như Hà Nội chưa tìm được cách phản ứng hợp lý. Continue reading “Chính trị ký ức ở Việt Nam: Khi cuộc chiến diễn ra hai lần”

Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ

Tác giả: PGS.TS. Cao Thanh Tân

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ “Biên phòng hảo vị trù phương lược/Xã tắc ưng tu kế cửu an” được khắc trên vách đá trong cuộc chinh man Tây Bắc năm 1432. Bài viết này xin khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và tư tưởng chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ nửa đầu thế kỷ XV với bạn đọc.

Sau khi quét sạch quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, vào nửa đầu thế kỉ XV, vùng đất ở Đông Bắc nước ta tương đối ổn định, nhưng vẫn còn một dải lãnh thổ rộng lớn phía  Tây Bắc (từ tỉnh Nghệ An đến Lai Châu ngày nay) Nhà nước chưa quản lý được. Vì vậy, bên cạnh việc bắt tay xây dựng lại đất nước hoang tàn sau nhiều năm chiến tranh, vị vua sáng nghiệp triều Lê là Lê Thái Tổ rất quan tâm đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Continue reading “Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ”

Nhà Minh tranh luận việc chinh thảo An Nam, trừng phạt nhà Mạc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ 8 [10/2-10/3/1537], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 5, Minh Gia Tĩnh năm thứ 16, Mạc Đăng Doanh đến trường Thái học làm lễ tế tiên thánh tiên sư.

Tháng 4 [9/5-7/6/1537], gió to, gãy cây, tốc nhà, nước biển dâng tràn; làm chết nhiều người và súc vật.

Trước đây vào tháng 10 năm Đại Chính thứ 3 [1532], Tây An hầu Lê Phi Thừa được nhà Mạc giao cho quản lĩnh 7 huyện tại Thanh Hóa, nay khởi binh cướp lấy của cải của ba ty, rồi chạy vào nước Ai Lao đầu hàng vua Lê Trang Tông. Continue reading “Nhà Minh tranh luận việc chinh thảo An Nam, trừng phạt nhà Mạc”

Thế giới hôm nay: 02/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đụng độ bạo lực giữa các nhóm sinh viên biểu tình nổ ra tại Đại học California ở Los Angeles. Một nhóm ủng hộ Israel đã tấn công một khu trại ủng hộ Palestine bằng gậy và pháo hoa để chọc thủng hàng rào tự xây. Ban quản lý trường đã gọi cảnh sát và cho biết họ “phát ốm vì bạo lực vô nghĩa này.” Trước đó, hơn 100 người biểu tình đã bị bắt tại Đại học Columbia ở New York, sau khi họ chiếm Hội trường Hamilton của trường. Nhà Trắng cho biết những người biểu tình đã có “cách tiếp cận sai lầm.” Hiện đàn áp đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất cơ bản, ở khoảng 5,25% đến 5,5%. Fed lưu ý “thiếu tiến bộ” trong đà giảm để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%. Các nhà đầu tư không mong đợi sẽ có cắt giảm lãi suất khi Fed họp vào tháng 6. Jerome Powell, chủ tịch Fed, cũng cho biết ông nghĩ việc tăng lãi suất sẽ “khó xảy ra.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/05/2024”

Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo

Nguồn: Niem Chheng, “Hun Sen declares ‘no backdown, negotiations’ on canal project”, Phnom Penh Post, 27/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đã nói rõ rằng Campuchia sẽ không nhượng bộ hay đàm phán với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến Kênh đào Funan Techo dài 180 km.

Ông nhấn mạnh Hiệp định Mekong năm 1995 không yêu cầu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban sông Mê Công (MRC) phải làm như vậy.

“Tôi sẽ không nhượng bộ về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh rằng không cần thiết phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán”, ông nói khi phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Oknha Campuchia tổ chức vào tối 26/4. Continue reading “Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo”

‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam: Bất ổn sẽ còn tiếp diễn?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 26 tháng 4 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo chấp thuận cho ông Vương Đình Huệ “từ chức” Chủ tịch Quốc hội, chức vụ cao thứ tư trong hệ thống chính trị Việt Nam. Việc sa thải ông Huệ, xảy ra chỉ hơn một tháng sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức, cho thấy cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và có hàm ý quan trọng đối với tương lai chính trị của đất nước. Continue reading “‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam: Bất ổn sẽ còn tiếp diễn?”

Di sản độc hại của Cách mạng Xanh

Nguồn: Jayati Ghosh, “The Toxic Legacy of the Green Revolution”, Project Syndicate, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Trong khi việc đưa ra các loại hạt giống năng suất cao đã cứu hàng trăm triệu người khỏi nạn đói thì nó lại làm giảm chất lượng dinh dưỡng và làm tăng độc tính của các loại ngũ cốc thiết yếu. Để thiết lập một hệ thống thực phẩm bền vững và giàu dinh dưỡng, các quốc gia nên áp dụng các hình thức nông nghiệp sinh thái dựa trên hoạt động canh tác của các hộ nhỏ.

Có hơn 390.000 loài thực vật được xác định trên thế giới, nhưng chỉ có ba loài – lúa, ngô và lúa mì – chiếm khoảng 60% lượng calo từ thực vật trong chế độ ăn của chúng ta. Sự thống trị của ba loại ngũ cốc này phần lớn là kết quả của những đột phá lớn về công nghệ, đặc biệt là sự phát triển các giống lúa và lúa mì năng suất cao (HYV) trong cuộc Cách mạng Xanh những năm 1960. Continue reading “Di sản độc hại của Cách mạng Xanh”

Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Chạp năm Kỷ Sửu [31/12/1529-28/1/1530], Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái thượng hoàng. Đăng Doanh lấy năm sau [1530] là niên hiệu Đại Chính thứ nhất.

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ nhất [29/1-27/2/1530], tức Minh Gia Tĩnh năm thứ 9, Lê Ý, người Thanh Hoá, là cháu ngoại họ Lê, con trai Công chúa An Thái, căm giận họ Mạc cướp ngôi, nổi dậy ở Da Châu [châu Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa], lại xưng niên hiệu Quang Thiệu giống như niên hiệu Vua Chiêu Tông trước kia. Nhiều người theo, trong khoảng mươi hôm, các quận huyện hưởng ứng, số quân có đến vài vạn người. Bèn cùng với bọn bộ tướng Lê Như Bích, Lê Bá Tạo, Hà Công Liêu, Lê Tông Xá, Nguyễn Cảo dàn bày doanh trận, đặt cơ đội, bộ ngũ, nổi súng lệnh, kéo cờ hiệu, đóng quân ở sông Mã. Continue reading “Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam”

Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đăng Dung quê tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Phòng]. Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, ở làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức làng Long Động, huyện Chí Linh, Hải Dương bây giờ; đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Vua Trần Anh Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Thượng thư môn hạ Tả bộc xạ, kiêm Trung thư lệnh, tri quân dân trọng sự. Rất thanh liêm thận trọng, tiếng tăm lừng lẫy cả nước ta và Trung Quốc. Continue reading “Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh”

Thế giới hôm nay: 02/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một cuộc không kích đã phá hủy lãnh sự quán Iran ở Damascus. Một nguồn tin an ninh Lebanon nói với Reuters rằng Mohammad Reza Zahedi, một chỉ huy của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), nằm trong số nhiều người thiệt mạng trong vụ tấn công. Truyền thông nhà nước ở Iran và Syria đổ lỗi vụ tấn công cho Israel và từ chối bình luận. Israel đã tăng cường tấn công lực lượng IRGC và phiến quân được Iran hậu thuẫn ở Syria kể từ khi Hamas phát động cuộc tấn công ngày 7/10 vào Israel.

Binyamin Netanyahu cho biết ông sẽ “hành động ngay lập tức” để đóng cửa Al Jazeera, một kênh tin tức vệ tinh có trụ sở tại Qatar, Israel. Quốc hội nước này đã thông qua luật cho phép thủ tướng đóng cửa các phương tiện truyền thông nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia. Trước đó, lực lượng vũ trang Israel thông báo họ đã kết thúc chiến dịch kéo dài hai tuần xung quanh bệnh viện al-Shifa. Phần lớn bệnh viện này đã bị phá hủy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/04/2024”

Thế giới hôm nay: 01/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức Israel đã tới Ai Cập để tham gia một vòng đàm phán khác về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Theo Reuters, đại diện của Hamas sẽ không đến Cairo vì họ vẫn đang chờ lời đề nghị của Israel. Các cuộc đàm phán được cho là xoay quanh một lệnh ngừng bắn dài sáu tuần để đổi lấy tự do cho những con tin còn bị Hamas bắt giữ từ cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Trong khi đó, văn phòng thủ tướng Israel, Binyamin Netayanhu, cho biết ông sẽ nhập viện để phẫu thuật thoát vị.

Các ứng viên phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã đạt được những chiến thắng đáng chú ý trong các cuộc bầu cử địa phương. Kết quả kiểm phiếu ban đầu ở Istanbul cho thấy thị trưởng đương nhiệm đối lập, Ekrem Imamoglu, nhiều khả năng sẽ có một nhiệm kỳ hai. Đây là tin không vui cho Recep Tayyip Erdogan, người đã hy vọng ứng viên từ đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông sẽ giành lại thành phố. Một nhân vật đối lập khác, Mansur Yavas, tuyên bố chiến thắng trước AK ở thủ đô Ankara. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/04/2024”

Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Trong không gian hậu Chiến tranh Lạnh các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ bó hẹp trong xung đột quân sự mà còn mở rộng thêm nhiều thách thức an ninh phi truyền thống: khủng bố, tội phạm… Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài gia tăng đi kèm với nhu cầu đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản ở nước sở tại. Từ đó các tổ chức an ninh tư nhân (PSC) ra đời cung cấp dịch vụ bảo an ở những điểm nóng. Trước những cái tên nổi tiếng như Wagner của Nga hay Blackwater của Mỹ, Trung Quốc cũng có những tổ chức an ninh tư nhân riêng nhưng cách thức hoạt động và nhiệm vụ thực hiện có những khác biệt so với các tổ chức an ninh tư nhân của hai siêu cường trên. Với quá trình triển khai sáng kiến BRI rộng rãi vai trò của các tổ chức an ninh tư nhân với Trung Quốc đương đại thể hiện ra sao? Xu hướng phát triển trong tương lai của những tổ chức này như thế nào? Continue reading “Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc”

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Tác giả: Mai Viết Nhân

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông càng thấy rõ hơn điều ấy. Riêng công tác biên phòng, nhà Lê đã có cái nhìn sâu sắc: “Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an”. Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ khắc trên đá núi miền biên cương Tây Bắc mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức và lý trí của các thế hệ mai sau. Sức mạnh của nhân dân dưới thời Lê sơ được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc sắc nhất là nghệ thuật quân sự “Lấy dân làm gốc”. Continue reading “Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ”

Thế giới hôm nay: 25/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hai người đàn ông bị bắt vì nghi ngờ tiến hành vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ở Moscow đã ra tòa ở Nga. Cặp đôi này bị nghi ngờ nằm trong số bốn tay súng đã nổ súng vào đám đông tại nhà hát Crocus City Hall; tới nay có tổng cộng 11 nghi phạm đã bị bắt giữ. Trong khi đó nước Nga để quốc tang một ngày. Nhà chức trách tiếp tục thu hồi thi thể các nạn nhân và nâng số người chết chính thức lên 137. Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Tổng thống Vladimir Putin đã tìm cách liên kết những kẻ tấn công với Ukraine. Ông cam kết sẽ “trừng phạt tất cả những ai đứng đằng sau những kẻ khủng bố.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/03/2024”