Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng Bồ Ải tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; vào tháng giêng năm Bình Định vương thứ 8 [1425], Vua Lê Lợi điều quân xuôi dòng sông Lam, đến các huyện Thanh Chương, Nam Đàn; được dân chúng đón tiếp, nhiệt tình ủng hộ. Lại nhân Cầm Quí Tri Phủ Ngọc Ma[1] qui thuận, nhân dân tình nguyện góp sức đánh thành; nhà Vua mang quân vây thành Nghệ An:[2]

Vương kéo quân đến Đa Lôi thuộc huyện Thổ Du [Thanh Chương, Nghệ An]. Trẻ già đua nhau đem rượu và trâu bò đến đón tiếp khao quân. Họ nói: “Không ngờ ngày nay lại được trông thấy oai nghi cố quốc”. Cầm Quý, tri phủ Ngọc Ma, đem quân và voi đến quy thuận, được Vương phong làm Thái úy. Vương ra lệnh rằng: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)”

Trung Quốc bình luận việc Nga và Belarus phát tín hiệu đe dọa hạt nhân

Tác giả:  Trương Nhất Phàm, Trần Sơn (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào lúc hội nghị thượng đỉnh 7 nước phương Tây (G7) đang họp tại Bavaria (Đức), mấy hôm nay Nga và Belarus không ngừng hoạt động. Hiếm khi máy bay ném bom chiến lược của Nga từ vùng trời Belarus phóng tên lửa tấn công các mục tiêu tại Ukraine. Tổng thống Nga Putin còn hửa sẽ cung cấp cho Belarus tên lửa chiến thuật có năng lực hạt nhân. Phương Tây bất giác kinh hãi nghi ngờ phỏng đoán: “Nga và Belarus sẽ liên kết phát động tấn công Ukraine chăng?”

Hai nước này đã tung ra tín hiệu đe dọa hạt nhân. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Nga và Belarus phát tín hiệu đe dọa hạt nhân”

Trung Quốc bình luận việc Nga chiếm thành phố Severodonetsk

Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng, Tạ Nhung Bân | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau gần một tháng gian khổ chiến đấu, cuối cùng đô thị quan trọng Severodonetsk [Bắc Donetsk] của Ukraine đã bị quân đội Nga chiếm được. Ngày 24/6/2022, Chính phủ Ukraine ra lệnh cho quân đội Ukraine cố thủ trong nhà máy hóa chất Azot tại Severodonetsk rút lui. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố họ đã kiểm soát toàn bộ thành phố Severodonetsk. Sau khi chiếm Mariupol, đây là một thắng lợi nữa quân đội Nga giành được trong tấn công thành phố tại vùng Donbas. Giải quyết xong Severodonetsk, quân đội Nga đã tiến gần đến kiểm soát toàn bộ vùng Lugansk. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Nga chiếm thành phố Severodonetsk”

Trung Quốc bình luận về vai trò của lãnh thổ Kaliningrad

Tác giả: Trương Hiểu Đông, Thanh Mộc, Liễu Ngọc Bằng |Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào lúc cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang leo thang, chiến tranh Nga-Ukraine đã kéo dài 4 tháng, hôm vừa rồi Chính phủ Litva cấm hàng hóa Nga được chuyên chở quá cảnh đến Kaliningrad – hành động này chắc chắn là đổ dầu vào lửa.

Là “vùng đất nội phận”[1] của Nga, Kaliningrad vốn dĩ đã được dán một loạt nhãn mác sặc mùi thuốc súng và sức sát thương – nó là “con dao găm của Nga chẹn vào cổ họng châu Âu” hoặc “con dao găm thọc vào trái tim châu Âu, là “tàu sân bay không thể đánh chìm” của Nga, và “chiếc lá chắn chống lại NATO”, cũng là “Gót chân Achilles của NATO”. Là “thùng thuốc súng đặt dưới háng của NATO”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về vai trò của lãnh thổ Kaliningrad”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Phong thành hầu Lý Bân thay Anh quốc công Trương Phụ giữ chức Tổng binh Giao Chỉ được 5 năm thì mất [1417-1422]; Vinh dương bá Trần Trí thay thế:

Ngày 14 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 20 [5/2/1422].

Phong thành hầu Lý Bân mất. Bân người châu Phượng Dương, cha là Tín lập quân công, quan đến Chỉ huy Thiêm sự vệ Tế Châu. Khi Tín già, Bân thay chức.

Bân là người có trí lược, khi Thiên tử bình nội nạn nhiều lần lập công, được thăng đến Hữu Quân Ðô đốc Ðồng tri Phong thành hầu. Lúc đầu trấn thủ Giang Tây, chiến dịch Giao Chỉ làm Tả Tham tướng, Khi Giao Chỉ bình, trở về nước đánh dẹp giặc Nụy, giữ Cam Túc có công; sau đó trấn thủ Giao Chỉ, lo đánh dẹp bọn giặc làm loạn. Nay bị tật mất, được ban tế; truy phong Mậu quốc công thụy Cương Nghị, cấp phương tiện đưa linh cửu về tống tang.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 89) Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)”

Mỗi khi nói đến “Đại Nga” Putin đều nghĩ đến các nước thành viên NATO này

Nguồn: “Nato-Länder: Putins „großrussisches“ Imperium wäre Europas Albtraum”, WELT, 14/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mới đây Tổng thống Nga đã tự ví mình với Nga Hoàng Peter Đại đế. Phương châm của ông ta là cần khẩn trương “thu hồi các vùng lãnh thổ”. Nếu Vladimir Putin muốn khôi phục đế chế “Đại Nga”, ông sẽ phải tấn công các nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ. 

Nhìn vào bản đồ của Đế chế Nga vào thời kỳ vĩ đại nhất hồi giữa thế kỷ 19, người ta không khỏi sởn gai ốc khi phần lớn châu Âu thuộc về Nga. Gần đây hơn, Putin tự ví mình với Peter Đại đế, người vào thế kỷ 18 không “chiếm đoạt” mà là “đòi lại” tài sản của Thụy Điển trên biển Baltic. Continue reading “Mỗi khi nói đến “Đại Nga” Putin đều nghĩ đến các nước thành viên NATO này”

Trung Quốc bình luận chiến sự mặt trận Bắc Donetsk tại Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 15/6 đăng bài viết của các tác giả Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng, Tạ Nhung Bân và Lưu Dương dưới tiêu đề “Ukraine muốn dùng ‘Nhà máy luyện thép Azovstal thứ hai’ để giữ chân quân Nga chăng?” Dưới đây là bản dịch bài báo đó.

Cuộc tấn công của quân đội Nga tại Bắc Donetsk đình trệ không tiến triển được?

Hai tuần lễ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày 27/5 khi quân đội Nga bắt đầu trận tấn công mặt đất vào thành phố Bắc Donetsk. Quân Nga đã thành công chiếm được phần lớn thành phố này, quân đội Ukraine bảo vệ Bắc Donetsk chỉ có thể lấy nhà máy hóa chất Azot làm căn cứ địa để chống cự, dường như muốn tái diễn cảnh tác chiến ở nhà máy luyện thép Azovstal tại thành phố Mariupol. Continue reading “Trung Quốc bình luận chiến sự mặt trận Bắc Donetsk tại Ukraine”

Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine. Continue reading “Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?”

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Continue reading “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy

Nguồn: Francis Fukuyama: „Putin ist leichtsinnig ein großes Risiko eingegangen. Die Chinesen sind nicht so dumm“, WELT, 10/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Francis Fukuyama nói cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm xáo trộn trật tự quốc tế. Mặc dù Nga không đạt được thắng lợi về quân sự nhưng phương Tây không được phép lơ là. Ngay cả khi không có Putin, đất nước đó vẫn có lý do là một mối đe dọa.

Hỏi: Thưa ông Fukuyama, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine có phải là sự mở đầu của một trật tự quốc tế mới? Continue reading “Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy”

Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu?

Từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, Việt Nam luôn nhấn mạnh lập trường “không chọn bên” trong cuộc xung đột, cố gắng giữ khoảng cách trước tình huống đối đầu giữa các cường quốc tại khu vực Đông Âu. Dù vậy, các tranh luận vẫn nổ ra xung quanh việc Hà Nội cố gắng “đi dây” giữa Nga và Mỹ. Continue reading “Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

Nguồn: Ehemaliger KGB-Agent Sergej Jirnow: „Strategisch hat Putin diesen Krieg bereits verloren!“, WELT, 03/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Continue reading “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thế giới hôm nay: 01/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine sẽ bắt đầu truy tố 80 tội phạm chiến tranh người Nga trong số 600 người bị nước này liệt vào danh sách, theo tổng công tố viên Iryna Venediktova. Bà cũng cho biết Estonia, Latvia và Slovakia sẽ tham gia một cuộc điều tra quốc tế về tội ác chiến tranh vốn được Litva và Ba Lan khởi động từ tháng 3. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tấn công khu vực Donbas ở miền đông và đã chiếm được “khoảng một nửa” thành phố Severodonetsk, theo giới chức địa phương.

Giá dầu tăng sau khi Liên minh châu Âu đồng ý cấm vận một phần đối với dầu Nga. Thỏa thuận tạm thời cho phép dầu đi qua đường ống dẫn nhằm xoa dịu Hungary, quốc gia luôn phản đối lệnh cấm vì nó làm gián đoạn nguồn cung năng lượng của họ. Dù vậy, lệnh cấm vẫn tác động tới 2/3 lượng dầu nhập khẩu của khối từ Nga. Ngoài ra gói trừng phạt còn bao gồm cam kết cắt Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, khỏi SWIFT, một hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng. Cuối cùng, EU đồng ý viện trợ 9 tỷ euro (9,7 tỷ USD) cho nền kinh tế Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2022”

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Continue reading “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?

Nguồn: Ukraine-Kriegsverlauf: Henry Kissinger hat recht – Der Westen darf sich nichts vormachen, WELT, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại kỳ cựu Henry Kissinger đã nêu ra khả năng Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ [cho Nga để đổi lấy hòa bình]. Sự phẫn nộ của Kiev đối với điều này là dễ hiểu. Nhưng dù đau đớn đến mấy, không ai có thể ra lệnh cho nước Nga phải chấp nhận hòa bình. Vì vậy, phải có một sự thỏa hiệp.

Trong bảy thập niên, Henry Kissinger là một trong những bộ óc vĩ đại về chính sách đối ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên cả thế giới. Continue reading “Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?”

Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:

Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy? Continue reading “Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển”

Vua cờ Kasparov: Thất bại quân sự sẽ là liều thuốc giải độc cho người Nga

Nguồn: Garri Kasparow: „Der Verlust der Krim könnte einen Zusammenbruch auslösen“, WELT, 22/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov là một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất kể từ khi Putin nhậm chức. Trong cuộc phỏng vấn, ông giải thích lý do tại sao ông tin rằng cuối cùng Ukraine sẽ thắng trong cuộc chiến này và một nước Nga mới hậu Putin sẽ như thế nào.

Cách viết tiếng Nga của Harry là Garry. Garry Kasparov được đặt theo tên của cố Tổng thống Mỹ Harry Truman. Sự lựa chọn của cha mẹ ông không phải là không có rủi ro, vì ông sinh năm 1963, giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Kasparov được nuôi dưỡng trong hệ thống giáo dục cộng sản, học cờ vua tại trường dạy cờ của đại kiện tướng huyền thoại và là một người cộng sản trung thành Mikhail Botvinnik. Nhưng người đàn ông 59 tuổi này luôn bị cuốn hút vào những ý tưởng mà cái tên của ông đại diện. Ở Liên Xô, ông được coi là một người có tinh thần tự do và là người chỉ trích hệ thống. Continue reading “Vua cờ Kasparov: Thất bại quân sự sẽ là liều thuốc giải độc cho người Nga”

Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol

Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov thông báo: Từ ngày 16/5 tới nay đã có 1.730 người thuộc quân đội Ukraine và thuộc “Tiểu đoàn Azov” trong lực lượng quân sự Ukraine bị bao vây trong Nhà máy gang thép Azovstal ở Mariupol ra hàng. Dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã cơ bản chấm dứt. Trong hơn 80 ngày qua, chiến trận tại Mariupol đã trực tiếp ảnh hưởng tới xu thế phát triển cuộc xung đột nói trên. Trong tương lai, quân đội Nga sau khi dứt ra khỏi trận chiến đó sẽ tấn công về hướng nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol”