Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên thế giới này có lẽ không ở đâu chữ viết được coi trọng như ở Trung Quốc. Thời xưa người Hán[1] tin rằng chữ viết của họ –– chữ Hán, là do một dị nhân bốn mắt làm ra, họ gọi là “Chữ Thánh hiền” và tôn sùng nó như một vật linh thiêng. Mọi người coi viết chữ là việc trang trọng. Cha mẹ dạy con không bao giờ được để tờ giấy có chữ rơi xuống đất, v.v… Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tính chất và hình dạng của chữ Hán rất độc đáo, nổi bật: Trong khi các loại chữ viết còn lại đều là chữ biểu âm (ghi âm, phonograph, gắn liền với tiếng nói), thì chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý (ghi ý, ideograph, tách rời tiếng nói), mỗi chữ viết trong một ô vuông, làm nên một “thế giới ngôn ngữ” riêng biệt, phức tạp, thần bí, thể hiện tư duy độc đáo của người Hán cổ đại. Continue reading “Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?”

Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?

Nguồn: “Wie Putin seinen Sowjet-Traum zerstört”, WELT, 28/03/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong cuộc chiến Ukraine, Putin mơ về sự tái sinh của Liên Xô. Nhưng cuộc chiến của ông ta lại đang tạo ra những điều trái ngược. Kazakhstan là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ quan trọng đầu tiên tách khỏi Nga – và muốn quay sang phương Tây. WELT đã có các cuộc trao đổi độc quyền với các quan chức chính phủ tại đây.

Chưa đầy ba tháng trước, Tổng thống Kazakhstan yêu cầu Điện Kremlin đưa quân vào đất nước ông. Hồi tháng Giêng, ngay trước khi Nga tấn công Ukraine, bạo loạn đã làm rung chuyển quốc gia Trung Á rộng lớn này. Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối mức giá quá cao của khí đốt hóa lỏng, nguồn nhiên liệu chủ yếu của người dân tại đây. Đây cũng là một nguồn năng lượng rất phong phú ở Kazakhstan, tuy nhiên chỉ có một số ít người làm giàu giờ nguồn nhiên liệu này. Các nhóm bạo loạn đã tấn công các đồn cảnh sát và sân bay thủ đô. Tổng thống Qassym-Jomart Tokayev lo sợ xảy ra đảo chính. Ông kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga thống trị, một hiệp ước của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?”

Lược sử Ukraine (P4): Cách mạng Maidan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga

Nguồn: Andreas Kappeler, „Die Majdan-Revolution und das bewaffnete Eingreifen Russlands“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.

Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Vào tháng 11 năm 2013, Tổng thống Yanukovych đã từ chối ký một hiệp định liên kết với EU, mặc dù đã được ký tắt trước đó một năm. Các cuộc biểu tình của nhiều bộ phận dân chúng đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ với hậu quả là Nga đã sáp nhập Crimea bất chấp luật pháp quốc tế, ngấm ngầm ủng hộ lực lượng ly khai thân Nga ở phía Đông Ukraine.

Sau khi chính phủ Ukraine ngày 21/11/2013 tuyên bố sẽ không ký hiệp định liên kết với EU, các cuộc biểu tình phản đối quyết định này đã nổ ra trên Quảng trường Độc lập (Maidan) của Kyiv vào tối cùng ngày. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng: hàng chục nghìn người đã xuống đường vào ngày 24 tháng 11 và hàng trăm nghìn người vào ngày 1 và 8 tháng 12. Euro-Maidan là phong trào xã hội dân sự quần chúng lớn nhất ở châu Âu kể từ cuộc cách mạng năm 1989. Continue reading “Lược sử Ukraine (P4): Cách mạng Maidan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga”

Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

Ngày 24/02/2022, trong bài phát biểu tuyên bố bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ chống lại Ukraine, ông Putin đã nêu những lý do cho cuộc chiến, trong đó có lý do ‘tự vệ’. Luận điệu này sau đó được ông Vasily Nebenzya – Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – nhắc lại trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Ông Vasily Nebenzya thậm chí còn trích dẫn điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ cho quan điểm ‘tự vệ’ của Nga. Bài viết này phân tích làm rõ những khía cạnh liên quan đến quyền tự vệ của các quốc gia theo Luật pháp quốc tế. Continue reading “Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế”

Lược sử Ukraine (P3): Quốc gia độc ​​lập

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.

Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Năm 1991 Ukraine giành độc lập. Trong những thập niên sau đó, quốc gia này cố gắng củng cố chính trị và kinh tế cũng như tạo mối quan hệ rộng rãi với các nước láng giềng EU và Nga. Trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004, những xung đột nội bộ trong xã hội được phơi bày rõ ràng.

Một nhà nước Ukraina độc lập đã tồn tại từ tháng 12 năm 1991. Nó có diện tích 603.628 km vuông, trở thành quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu sau Nga. Lãnh thổ của nó giống hệt lãnh thổ của Cộng hòa Xô viết Ukraina và có biên giới với Nga, Belarus, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Moldova. Continue reading “Lược sử Ukraine (P3): Quốc gia độc ​​lập”

Liệu Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga được cho là sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đối với Đông Nam Á. Trong lĩnh vực an ninh, một trong những tác động chính sẽ là khả năng doanh số bán vũ khí của Nga cho khu vực sẽ giảm do các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây. Việt Nam, với tư cách là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm của Nga trên toàn cầu và là nhà nhập khẩu lớn nhất ở Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, khiến Việt Nam phải đẩy nhanh việc đa dạng hóa nguồn cung vũ khí ra khỏi Nga. Continue reading “Liệu Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?”

Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình

Nguồn: Ukraine-Krieg: „Putin ist besessen von dem Platz, den er in der Geschichte einnehmen wird“, WELT, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Putin, một cựu nhân viên KGB, vừa là người thừa kế, vừa là người tạo ra các cấu trúc thời Stalin,” theo lời Simon Sebag Montefiore, nhà sử học kiêm chuyên gia về Stalin.

Putin ngồi trong Điện Kremlin, ở văn phòng nơi Stalin từng cai trị. Chỉ trong vài tuần, ông ta đã biến nước Nga chuyên chế thành một quốc gia toàn trị. Nhà sử học Montefiore giải thích về những phương pháp của chủ nghĩa Stalin mà Putin đang sử dụng. Kết cục của ông ta có thể sẽ như thế nào?

Nhà sử học Simon Sebag Montefiore (sinh năm 1965 tại London) là một trong những tác giả hàng đầu về lịch sử Nga. Các cuốn sách của ông, trong đó có hai cuốn tiểu sử về cuộc đời của nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin, đã được dịch ra 35 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng. Continue reading “Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình”

Lược sử Ukraine (P2): Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.

Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Đối với Ukraine, thời gian từ cuối thế kỷ 19 đến 1991 là một thời kỳ lịch sử vô cùng quyết liệt với nhiều biến cố đau thương, nhưng cuối cùng cũng kết thúc bằng một quốc gia độc lập có chủ quyền cho đến hôm nay. Trước hết là đấu tranh để có một nền độc lập ngắn ngủi sau Thế chiến I, rồi trở thành Cộng hòa Xô viết, rồi nạn đói diệt chủng do Stalin gây ra với 3 triệu người chết, rồi hàng triệu người bị lưu đày vào Gulag, rồi Thế chiến II với 7 triệu người tử vong dưới sự chiếm đóng hà khắc của Đức quốc xã. Chưa kể 2 triệu người bị lưu đày đến Đức làm lao động cưỡng chế. Chưa kể những nỗ lực của Nga để xóa sổ văn hóa, xóa sổ tiếng nói, đồng hóa giới tinh hoa Ukraine. Cho nên, khi họ giành được độc lập năm 1991, nền độc lập non trẻ này là vật báu mà không một người Ukraine nào chịu buông ra. Bối cảnh này giúp chúng ta hiểu được tại sao ngày nay Ukraine kiên cường chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga bằng mọi giá. Continue reading “Lược sử Ukraine (P2): Từ cuối thế kỷ 19 đến 1991”

Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?

Nguồn: Why are so many Russian generals dying in Ukraine?”, The Economist, 31/03/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chiến tranh sắp sửa kết thúc”, Yakov Rezantsev (trong hình) đảm bảo với binh sĩ của mình như vậy bốn ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine. Đó là cách đây một tháng. Vào ngày 25 tháng 3, vị trung tướng, chỉ huy Quân đoàn Vũ trang Hỗn hợp số 49 của Nga, được cho là đã chết, bị giết trong một cuộc tấn công gần thành phố Kherson. Các quan chức Ukraine nói rằng ông là vị tướng Nga thứ bảy thiệt mạng trên chiến trường ở Ukraine. Các quan chức phương Tây đồng ý với thông tin này. Phía Nga chưa xác nhận, và tổng số tướng Nga tử trận cũng chưa được xác minh độc lập. Nhưng rõ ràng là các tướng lĩnh hàng đầu của Nga đang có tỉ lệ tử trận cao bất thường. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?”

Tác động của việc Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon

Nguồn:China: Diese Inselgruppe könnte die Machtverhältnisse im Pazifik neu ordnen”, WELT, 29/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình ở Thái Bình Dương. Một thỏa thuận an ninh đã được lên kế hoạch với Quần đảo Solomon hiện đang đặt các cường quốc xung quanh là Australia và New Zealand trong tình trạng báo động. Đơn giản vì khu vực này cũng có tầm quan trọng lớn đối với phương Tây.

Trong những ngày qua một số tài liệu đã được công khai khiến hai nước New Zealand và Australia không khỏi lo lắng. Theo tài liệu này thì Quần đảo Solomon, một nhóm các đảo ở Thái Bình Dương gần hai nước nói trên, đang thực hiện một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc. Continue reading “Tác động của việc Trung Quốc ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon”

Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

1. GIỚI THIỆU

Trước khi phát động các hoạt động quân sự chống lại Ukraine, chính phủ của ông Putin đã ra quyết định công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ và cũng là hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk vốn thuộc Ukraine. Từ đó, trong phát biểu khởi đầu cuộc chiến, ông Putin đã nêu một số lý do, trong đó có vấn đề ‘gìn giữ hòa bình và an ninh’, ý là đối với hai vùng lãnh thổ này, trước các hoạt động quân sự của chính phủ Ukraine. Các động thái này tương tự như năm 2008 khi Nga tấn công Georgia (Gruzia), cũng được bắt đầu với việc công nhận độc lập đối với hai vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Georgia. Vậy, hành vi công nhận các vùng lãnh thổ ly khai thuộc quốc gia khác có hợp pháp không theo luật pháp quốc tế, và vấn đề đó tạo nên những hệ quả pháp lý gì? Vấn đề giải quyết các vùng lãnh thổ ly khai thuộc thẩm quyền của quốc gia hay cộng đồng quốc tế? Vai trò của các thể chế quốc tế như thế nào trong vấn đề này? Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề liên quan để trả lời các câu hỏi này, trên cơ sở nguyên tắc ‘độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ của các quốc gia và dựa vào thực tiễn quốc tế. Continue reading “Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế”

Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18

Nguồn: Andreas Kappeler, „Geschichte der Ukraine im Überblick“, Bundeszentrale für Politische Bildung, 08/03/2015.
Biên dịch & tổng hợp:
Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Làm thế nào mà người Ukraine vẫn kiên cường đối đầu với quân đội Nga mạnh hơn gấp bội? Lịch sử hơn 1000 năm qua của họ có thể cho ta câu trả lời. Đây không chỉ là cuộc chiến để chọn lựa giữa dân chủ và độc tài, giữa Tây và Đông, mà còn là chiến đấu để bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản của cha ông để lại, bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa đạt được sau gần một thế kỷ đấu tranh với nhiều biến cố rất đau thương. Họ không muốn quỳ gối khi đã đứng dậy và ngẩng cao đầu. Ký ức về những việc làm vẻ vang, lý tưởng tự do và bình đẳng của họ vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian. Nghe câu cuối cùng của quốc ca Ukraine, chúng ta có thể hiểu họ phần nào: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộc bộ tộc Cossack”.

Loạt bốn bài biên khảo sau đây hy vọng sẽ làm sáng tỏ những khía cạnh lịch sử trong cuộc chiến hiện nay. Sau đây là bài thứ nhất. Continue reading “Lược sử Ukraine (P1): Từ sơ khai đến cuối thế kỷ 18”

Thế giới hôm nay: 31/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Phan Nguyên

Lời hứa của Nga trong việc cắt giảm quân số xung quanh Kyiv đã bị phá hủy bởi các báo cáo về việc Nga tiếp tục pháo kích vào các thành phố khác, bao gồm cả Chernihiv. Thị trưởng của thành phố đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang rình rập ở đó. Tình báo Anh cho rằng chính sự kháng cự của Ukraine đã buộc các binh sĩ Nga phải rút lui. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, mặc dù “một số lượng nhỏ” binh sĩ Nga đã rút khỏi Kyiv, nhưng đó có thể là “một bước đi tái bố trí quân, không phải là một cuộc rút lui thực sự”.

Một đề xuất về việc Ukraine trở thành một quốc gia trung lập để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Nga đang được thảo luận tại các cuộc đàm phán hòa bình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phái đoàn Ukraine đã chuyển cho Nga văn bản nêu các điều kiện của Ukraine về việc kết thúc chiến tranh. Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, nói với hãng Reuters rằng ông chưa thấy dấu hiệu của một bước đột phá nào. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/03/2022”

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nguồn: Ob man Russland provoziert oder nicht – wenn sie angreifen wollen, dann werden sie es tun“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.” Continue reading “Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?”

Alexander Dugin nói về ‘sự cáo chung của lịch sử’ và cuộc chiến của Putin với trật tự tự do

Nguồn: End of history that has never happened and Russian war on the liberal order [1], The Fourth Political Theory.

Biên dịch: Lê Doãn Cường |Giới thiệu và hiệu đính: TS. Lê Tuấn Huy

Độc giả Việt Nam đã biết đến Alexander Dugin qua bài giới thiệu sơ khởi về ông, đăng trên BBC Việt ngữ. Quả thật, để hiểu thêm về mặt địa chiến lược quanh cuộc chiến đang xảy ra tại Ukraine, không thể không biết đến Alexander Dugin và luận thuyết của ông, với tư cách nhà lý luận và nền tảng lý luận cho tư tưởng và đại chiến lược Đại Nga.

Với vai trò như vậy, mới đây, Alexander Dugin đã đáp trả Francis Fukuyama, sau khi học giả này công khai nhận định rằng Nga chuẩn bị thất trận. Với một tiểu luận không quá dài, Dugin một mặt thanh toán học thuật với Fukuyama nói riêng và chủ nghĩa tự do nói chung, một mặt tái xác định những luận điểm chính quanh đại chiến lược Đại Nga. Thậm chí, ông không úp mở về cuộc đấu hạt nhân như một cách để ngăn phương Tây can thiệp giúp Ukraine.

 Bản dịch này nhằm cung cấp thêm thông tin nguyên bản của một bên “tham chiến”, để bạn đọc, qua đó, truy tầm lại các vấn đề học thuật, và có nhận định cho riêng mình về những gì liên quan, cũng như về chính Alexander Dugin. Continue reading “Alexander Dugin nói về ‘sự cáo chung của lịch sử’ và cuộc chiến của Putin với trật tự tự do”

Trò chuyện với nữ phóng viên Nga phản đối chiến tranh trên truyền hình

Nguồn: „Ich war die letzten Tage am Limit meiner Emotionalität“, WELT, 25/03/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà báo Nga Marina Ovsyannikova phản đối cuộc chiến ở Ukraine trực tiếp trên kênh truyền hình nhà nước Nga. Trong cuộc phỏng vấn, nữ nhà báo nói về tác dụng của việc tuyên truyền và sự tức giận của mình. Liệu có còn hy vọng cho một giải pháp?

Ngày 14 tháng 3, cuộc đời của biên tập viên truyền hình Nga Marina Ovsyannikova đã thay đổi mãi mãi. Trong chương trình thời sự chính của đài truyền hình nhà nước Nga, người phụ nữ 43 tuổi giơ cao một tấm biển kêu gọi ngừng chiến tranh ở Ukraine và nói với người xem: “Các bạn đang bị lừa dối đấy!” Trong vài giây đồng hồ người phụ nữ với tấm áp phích của cô xuất hiện ở phía sau người dẫn chương trình truyền hình. Sau đó chương trình truyền hình bị ngưng lại và hiển thị một chương trình thay thế. Continue reading “Trò chuyện với nữ phóng viên Nga phản đối chiến tranh trên truyền hình”

TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực

Tác giả: Phan Đăng p/v Lê Hồng Hiệp

Định mệnh chiến tranh, nếu có thể nói như vậy, đã từng ám ảnh nhân loại suốt thời trung cổ, và đã tạo cho nhân loại những hậu quả thảm khốc trong nửa đầu thế kỷ 20. Đã có lúc người ta tin rằng khi loài người đã thực sự “ngấm đòn”, và khi thế kỷ 21 được kiến tạo với khát vọng hoà bình, trong xu thế toàn cầu hoá và công nghiệp hoá thì chiến tranh sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Điều này càng có cơ hội diễn ra ở châu Âu, nơi mà các định chế ngăn ngừa chiến tranh luôn được thiết kế tối ưu, cũng là nơi mà những giá trị văn minh luôn được coi trọng như một yếu tố kiên quyết để sống còn. Vậy mà một cuộc chiến lớn đã diễn ra ngay trong lòng châu Âu, làm chính người châu Âu cũng phải bất ngờ. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) chia sẻ với ANTG GT-CT góc nhìn của anh về hiện tượng này. Continue reading “TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực”

Nội gián có thể làm tê liệt đồng minh quan trọng nhất của Putin

Nguồn: Saboteure könnten Putins wichtigsten Verbündeten lahmlegen”, WELT, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các nhân vật đối lập Belarus chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Ukraine tìm mọi cách ngăn cản đất nước họ tham chiến. Họ coi chiến thắng của Ukraine là chìa khóa để giải phóng Belarus. Nhân viên đường sắt Belarus hiện nay cũng ủng hộ tích cực các hoạt động du kích chống lại quân đội nước này.

Từ nhiều ngày nay, cơ quan mật vụ phương Tây và Ukraine đã cảnh báo Belarus sắp xâm lược nước láng giềng bằng chính quân đội của mình để cứu cuộc chiến tranh của Vladimir Putin khỏi thất bại. Tiếp sau đó có thể xảy ra một cuộc chiến giữa người Belarus với nhau khi phong trào đối lập chống lại nhà độc tài Alexander Lukashenko đứng về phía Ukraine. Continue reading “Nội gián có thể làm tê liệt đồng minh quan trọng nhất của Putin”

Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập

Tác giả: Tiểu Sơn (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay Bắc Kinh vẫn chưa nghiêm chỉnh biểu thị thái độ đối với vấn đề Nga xâm lược Ukraine. Ông Hồ Vỹ (Hu Wei), học giả Trung Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách công thuộc Phòng Tham sự Quốc vụ Viện Trung Quốc đã viết bài đăng trên mạng “Ấn tượng Trung-Mỹ” của Trung tâm Carter, một tổ chức phi lợi nhuận do cựu Tổng thống Mỹ Carter sáng lập. Bài báo nhắc nhở chính quyền Trung Quốc không được trói mình vào cùng Putin, mà phải nhanh chóng cắt rời, nếu không sẽ bị Mỹ và phương Tây bủa vây, vì thế mà càng bị cô lập. Hồ Vỹ nhấn mạnh ông lấy danh nghĩa cá nhân học giả để khách quan phân tích hậu quả có thể có của cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, và đề ra đối sách nhằm cung cấp cho tầng lớp quyết sách tối cao Trung Quốc tham khảo và nghiên cứu dự báo tình hình. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập”

Tổng thống Zelensky: Mỗi chúng tôi là một chiến binh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng!

Nguồn: Wolodymyr Selenskyj: „Wissen, wer echter Verbündeter und wer auf dem Kriegsschauplatz nur Zuschauer ist“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo người dân châu Âu không nên coi mình như những khán giả đơn thuần đối với cuộc chiến tranh đầy tội ác này. Ông nói binh lính Nga phạm tội hãm hiếp, tra tấn tù binh. Ông kể về cuộc sống hàng ngày của mình trong chiến tranh.

Cuộc chiến ở Ukraine đến nay đã kéo dài gần một tháng. Tổng thống Volodymyr Zelensky lãnh đạo người dân của mình chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đồng thời, ông kêu gọi không biết mệt mỏi thế giới hãy ủng hộ Tổ quốc ông chống lại quân Nga. Cuộc phỏng vấn này được tiến hành tại một địa điểm bí mật ở Ukraine.

Hỏi: Thưa Tổng thống, sau một tháng chiến tranh, diện tích lãnh thổ mà quân Nga kiểm soát là bao nhiêu? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Mỗi chúng tôi là một chiến binh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng!”