Adoption

Adoption. Thông qua.

Hành động chính thức theo đó một hiệp ước (treaty) được chấp thuận bởi các quốc gia tham gia đàm phán, hoặc bởi tổ chức quốc tế (international organization) nơi đàm phán diễn ra. Việc ký hiệp ước (signature of a treaty) cũng được coi là hành động đánh dấu việc thông qua hiệp ước của quốc gia liên quan.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Administrative and technical staff

Administrative and technical staff. Nhân viên hành chính và kỹ thuật.

Một khái niệm được định nghĩa bởi Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao (1961) để chỉ nhóm người từng được gọi là đoàn đại sứ (ambassador’s suite).

Đây là những nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao chuyên thực hiện các công việc như phiên dịch, thư ký, văn thư, tài chính và thông tin liên lạc. Họ khác với nhân viên ngoại giao (diplomatic staff)nhân viên phục vụ (service/ domestic staff). Continue reading “Administrative and technical staff”

Adjudication

Adjudication. Xét xử tranh chấp.

Một quy trình giải quyết tranh chấp, đôi khi không dựa trên luật mà dựa trên cơ sở công bằng và đúng đắn (ex aequo et bono), nhưng hầu như luôn dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế (international law).

Quá trình này có thể diễn ra dưới hình thức trọng tài (arbitration) hoặc một giải pháp tư pháp (judicial settlement). Continue reading “Adjudication”

Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Điện Capitol đã bị những người ủng hộ Trump tấn công và chiếm đóng hôm 6 tháng Giêng năm 2021. Biến cố này mang nhiều ý nghĩa trọng đại, từ hình thức đến nội dung.

Biểu tượng Điện Capitol

Mặc dầu Tuyên ngôn Độc lập hay Hiến pháp Mỹ đã hiện hữu trước khi Điện Capitol được thiết kế và xây dựng, đây là biểu tượng tự do và dân chủ của Mỹ trong suốt 200 năm qua. Quốc hội Mỹ bắt đầu họp tại đây vào tháng 11 năm 1800. Trong suốt 200 qua, một lần duy nhất Điện Capitol bị cướp bóc và đốt cháy là do quân đội Anh gây ra năm 1814 trong Cuộc chiến 1812 với Anh. Continue reading “Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ”

Ad hoc diplomat

Ad hoc diplomat. Nhà ngoại giao đặc biệt.

Cụm từ này không có một nghĩa cụ thể cố định. Nó đôi khi được sử dụng:

(1) như một cách mô tả vai trò của những người nắm giữ vị trí chính trị – chẳng hạn như người đứng đầu chính phủ, hoặc bộ trưởng ngoại giao – khi họ tham gia vào hoạt động ngoại giao. Các hoạt động kiểu này có thể diễn ra tại một cuộc họp thượng đỉnh (summit meeting), một tổ chức quốc tế (international organization) hoặc tại một hội nghị quốc tế; và

(2) để chỉ các thành viên của một phái đoàn đặc biệt (special mission).

=> Quay về Mục lục Từ điển

Ad hoc diplomacy

Ad hoc diplomacy. Ngoại giao đặc biệt.

Một thuật ngữ đôi khi được sử dụng để chỉ hoạt động ngoại giao được thực hiện bằng các phương thức không liên tục hoặc tạm thời, chẳng hạn như đại sứ lưu động (roving ambassador) hoặc phái đoàn đặc biệt (special mission). Do đó, nó khác với việc thực hiện hoạt động ngoại giao thông qua phái đoàn thường trực (permanent mission) hoặc phái đoàn thường trú (resident mission).

=> Quay về Mục lục Từ điển

Act of Anne

Act of Anne. Đạo luật Anne.

Tên thường gọi của Đạo luật Đặc quyền Ngoại giao Anh Quốc năm 1708. Đạo luật được thông qua sau khi Nữ hoàng Anne bị thất thố ngoại giao vì cơ quan tư pháp Anh không thể dùng thông luật để trừng phạt các cá nhân chịu trách nhiệm cho vụ bắt giam M. de Matveev, Đại sứ Nga tại London, nhằm buộc ông thanh toán các khoản nợ. Nữ hoàng ngay lập tức trả tự do cho vị đại sứ và bày tỏ rằng bà rất lấy làm tiếc, nhưng vị đại sứ đã nhanh chóng rời khỏi Anh trong cơn phẫn nộ và không xuất trình thư triệu hồi (letter of recall) mà ông mang theo trong xe ngựa của mình. Continue reading “Act of Anne”

Acting permanent representative

Acting permanent representative. Quyền đại diện thường trực.

Thành viên của một phái đoàn thường trực (permanent mission) đảm nhiệm thay vai trò của đại diện thường trực (permanent representative) trong thời gian đại diện thường trực tạm thời vắng mặt.

Thuật ngữ đại biện lâm thời (chargé d’affaires ad interim) cũng không được dùng cho trường hợp các phái đoàn thường trực.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Acting high commissioner

Acting high commissioner. Quyền cao ủy.

(1) Nhà ngoại giao đóng vai trò là người đứng đầu cơ quan đại diện trong thời gian cao ủy đương nhiệm tạm thời vắng mặt hoặc trong khi chờ cao ủy mới được bổ nhiệm. Bộ Ngoại giao của nước tiếp nhận phải được chính cao ủy thông báo về việc bổ nhiệm một quyền cao ủy, nếu không thể thì Bộ Ngoại giao của nước cử phải ra thông báo. Thuật ngữ đại biện lâm thời (chargé d’affaires ad interim) không được sử dụng trong trường hợp văn phòng cao ủy (high commission).

(2) Nếu cao ủy không thường trú tại thủ đô nước tiếp nhận nhưng văn phòng cao ủy vẫn được lập tại đó thì người đứng đầu văn phòng này (trừ phi là thành viên có thẩm quyền rất thấp) có thể được chỉ định làm quyền cao ủy.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Acte de présence

Acte de présence. Hành động hiện diện.

Việc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc thành viên đoàn ngoại giao xuất hiện tại một sự kiện ngoại giao nhằm thể sự tôn trọng đối với chủ nhà và để được quan sát thấy là có tham dự sự kiện nào đó.

Xem thêm national day; representation (nghĩa 2).

=> Quay về Mục lục Từ điển

Acquis communautaire

Acquis communautaire. Luật pháp Chung của EU.

Toàn bộ luật pháp (gồm cả các phán quyết của Tòa án Công lý) và thực tiễn chính trị được xác lập tại Liên minh Châu Âu (European Union). Bất kỳ thành viên mới nào của EU cũng phải chấp thuận toàn bộ các luật này.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Accreditation

Accreditation. Bổ nhiệm.

(1) Hành động ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, thông thường là qua ủy nhiệm thư (letters of credence), tuy nhiên với trường hợp cao ủy thì là thư bổ nhiệm (letters of commission) hoặc thư giới thiệu (letter of introduction).

(2) Nói rộng hơn là hành động bổ nhiệm một cá nhân làm người đứng đầu hoặc thành viên của một cơ quan đại diện ngoại giao.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Accredited representative

Accredited representative. Đại diện được bổ nhiệm.

Cũng là một cách để mô tả người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay nói chung hơn là viên chức ngoại giao. Tuy nhiên, đôi khi, nó có thể được trao như một chức danh chính thức cho: Continue reading “Accredited representative”

Accredited diplomatic representative

Accredited diplomatic representative. Đại diện ngoại giao được bổ nhiệm.

Một cách để mô tả người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (head of mission) hay nói chung hơn là viên chức ngoại giao (diplomatic agent). Tuy nhiên, đôi khi, nó có thể là một chức danh chính thức được trao cho một đại diện mà nước tiếp nhận (receiving state) cho hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao (diplomatic privileges and immunities), nhưng người đó thực chất không đủ điều kiện nhận quy chế ngoại giao (diplomatic status) thực thể cử đi (sending entity) chưa có chủ quyền (sovereignty, nghĩa 1), hoặc vì chủ quyền của thực thể đó đã bị bác bỏ rộng rãi bởi các quốc gia khác. Trong thập niên 1960 và 1970, chức danh này đã được trao cho đại diện ngoại giao tại Nam Phi của Liên bang Rhodesia và Nyasaland – vốn không có chủ quyền, và sau đó là cho đại diện của Rhodesia – một thực thể độc lập gây tranh cãi.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Abrogation

Abrogation. Tuyên bố bãi ước.

Thường được sử dụng để mô tả một hành vi đơn phương (unilateral act) nhằm chấm dứt hoặc có ý định chấm dứt một nghĩa vụ quốc tế không mong muốn. Hành vi này sẽ không có hiệu lực pháp lý trừ phi thỏa thuận pháp lý liên quan có quy định về việc bãi ước.

Từ đồng nghĩa với denunciation.

=> Quay về Mục lục Từ điển

 

Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?

Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay ở châu Á, chỗ nào Mao Trạch Đông cũng gặp trở ngại. Thảm hại nhất là vụ “để mất” Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1950, Stalin đã giao cho Mao “quản lý” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều năm qua, Mao xuất tiền xuất người giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, rồi đánh Mỹ. Nhưng vì Mao coi Đảng Cộng sản Việt Nam như quân cờ trên bàn cờ của mình nên người Việt Nam bất hòa với Mao.

Năm 1954, Mao bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp quân sự, cần mua nhiều vật tư cấm vận của phương Tây. Ông muốn dùng Pháp làm đột phá khẩu phá thế cấm vận. Hồi ấy Pháp đang đánh nhau với Việt Nam. Kế hoạch của Mao là bảo Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng chiến tranh “nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp” (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì Trung Quốc đứng ra giúp Pháp thương lượng với Việt Nam, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc. Continue reading “Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?”

Nhật ký Bắc Kinh (05/10/20): Cựu trợ lý của Vương Kỳ Sơn bị điều tra

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cách Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh khoảng 5 km về phía tây bắc là một tòa nhà hiện đại không biển hiệu.

Những người lính gác cổng nói đây là một địa điểm quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng nhiều người có thể không biết đây là trụ sở của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của đảng.

Sáng thứ Sáu tuần trước (02/10/2020), ủy ban ra một thông cáo chung với Ủy ban Giám sát Quốc gia rằng Dong Hong đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/10/20): Cựu trợ lý của Vương Kỳ Sơn bị điều tra”