Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô

Tác giả: Hồ Sĩ Quý và Nguyễn Văn Hạ*

Được hình thành và phát triển khá sớm trong lịch sử quốc gia – dân tộc, Cần Thơ là nơi hội tụ của những nét đặc thù Nam Bộ: văn hoá vùng châu thổ sông nước điển hình, văn hoá miệt vườn nhiệt đới của lưu dân khai phá vùng đất mới, địa bàn cộng sinh của văn hoá các tộc người Kinh – Khmer – Hoa – Chăm…, nơi dung hợp của cả bốn loại hình tôn giáo – tín ngưỡng.

Những nhân tố địa lý tự nhiên, văn hoá và lịch sử của vùng đất này đã ghi dấu ấn trong con người Nam Bộ hôm nay, về thế giới quan và nhân sinh quan, cả trong đời sống vật chất và trong đời sống tinh thần… Continue reading “Về giá trị của Cần Thơ – Tây Đô”

Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “The Age of Depopulation,” Foreign Affairs, 10/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm sao để sống sót trong một thế giới già hóa?

Dù vẫn chưa có nhiều người nhận ra điều này, nhưng loài người sắp bước vào một kỷ nguyên mới của lịch sử. Hãy gọi đó là “thời đại suy giảm dân số.” Lần đầu tiên kể từ Cái chết Đen vào những năm 1300, dân số hành tinh sẽ suy giảm. Nhưng, trong khi lần sụt giảm dân số thời trung cổ là do một căn bệnh chết người do bọ chét gây ra, thì lần sụt giảm dân số sắp tới hoàn toàn là do những lựa chọn của con người. Continue reading “Thách thức từ kỷ nguyên già hóa và suy giảm của dân số toàn cầu”

Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống

Nguồn: Steven A. Cook, “Sinwar Is Dead. Hamas Is Very Much Alive.Foreign Policy, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử cho thấy chúng ta không thể thoát khỏi phong trào kháng chiến chỉ bằng cách giết người.

Năm 1948, Thủ tướng Ai Cập Mahmoud Fahmi al-Nuqrashi đã có một nước đi táo bạo khi ra lệnh cấm tổ chức Anh em Hồi giáo, tin rằng nếu tổ chức này bị giải tán, thì đất nước ông sẽ ổn định trở lại. Trong ba năm trước khi xảy ra lệnh cấm đó, Anh em Hồi giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong việc kích động bạo loạn, đình công, và bạo lực, bao gồm cả vụ ám sát một thủ tướng và một cựu bộ trưởng tài chính. Continue reading “Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống”

Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra

Nguồn: Francesca Regalado, “Old missteps haunt Thailand’s billionaire Shinawatras,” Nikkei Asia, 15/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường của nhà Shinawatra đã làm nổi bật quan hệ căng thẳng giữa tiền bạc và quyền lực ở Thái Lan.

Sự sụp đổ và trỗi dậy của hai thủ tướng mới nhất của Thái Lan có thể được minh họa thông qua mức giá cổ phiếu của các công ty của gia đình họ trong tuần định mệnh tháng 8 khi Srettha Thavisin bị lật đổ và Paetongtarn Shinawatra được bầu làm người kế nhiệm. Continue reading “Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra”

Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?

Nguồn: Renaud Foucart, “Nobel economics prize: how colonial history explains why strong institutions are vital to a country’s prosperity – expert Q&A,”  The Conversation, 14/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giải Nobel Kinh tế năm nay đã được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson từ Viện Công nghệ Massachusetts, cùng James Robinson từ Đại học Chicago, nhờ công trình nghiên cứu giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn về mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia.

Khi công bố giải thưởng, Jakob Svensson, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Nobel Kinh tế, cho biết: “Giảm bớt sự chênh lệch lớn trong thu nhập giữa các quốc gia là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. “Nghiên cứu đột phá” của ba nhà kinh tế học đã mang lại cho chúng ta “một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những nguyên nhân gốc rễ của sự thành công hay thất bại của các quốc gia.” Continue reading “Vì sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?”

Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay

Nguồn: Mục Hoành Yến, 穆宏燕:亲西方?被渗透?伊朗知识精英为何陷入痛苦的“心理撕裂”, Guancha, 18/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, bộ phim Trận chiến hồ Trường Tân phản ánh lịch sử chống lại quân Mỹ và giúp đỡ Triều Tiên của Trung Quốc đã được trình chiếu tại “Tuần lễ phim Trung Quốc” ở Iran và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân Iran. Sau khi bộ phim kết thúc, toàn bộ khán giả đã đứng lên bày tỏ sự tôn trọng, các phương tiện truyền thông Iran cũng đưa tin rất nhiều về việc này.

Nguyên nhân của sự nhiệt thành này trước hết liên quan mật thiết đến tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là khi Iran đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự trên quy mô lớn với Israel – quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, tình cảm dân tộc của Iran đang dâng cao; thứ hai, Iran trong lịch sử đã từng có cả những thắng lợi vẻ vang lẫn những thất bại thê thảm trong cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Những tình cảm dân tộc phức tạp được tạo ra trong sự đan xen giữa chiến thắng và thất bại đã khiến bộ phim Trung Quốc Trận chiến hồ Trường Tân chẳng khác nào một thước phim khơi dậy tinh thần và ý chí dân tộc đối với người dân Iran. Continue reading “Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay”

Chính sách chiếm đoạt đất đai của Trung Quốc ở Bhutan

Nguồn: Robert Barnett, “The Politics of China’s Land Appropriation in Bhutan,” The Diplomat, 15/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã xây dựng 22 ngôi làng và khu định cư bên trong biên giới của Bhutan. Và không có dấu hiệu nào cho thấy Bhutan có thể làm gì về điều này – hoặc Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với bất kỳ cái giá nào.

Trong quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc “luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp công bằng và hợp lý thông qua các cuộc tham vấn hòa bình và hữu nghị,” một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã nói với tờ New York Times như vậy vào tháng 8. Thế thì tại sao Trung Quốc lại chiếm đoạt một phần lãnh thổ của nước láng giềng của họ? Continue reading “Chính sách chiếm đoạt đất đai của Trung Quốc ở Bhutan”

Về văn hóa Tràng An – Hoa Lư, đô thị di sản thiên niên kỷ

Tác giả: Hồ Sĩ Quý *

“Đô thị di sản thiên niên kỷ” là tên gọi ấn tượng, đầy biểu cảm của Hoa Lư, thành phố thủ phủ của Ninh Bình tương lai, theo Quy hoạch đã được công bố 28/5/2024. Với linh hồn là văn hoá Tràng An, trong những năm tới Hoa Lư sẽ là đô thị loại I, đến năm 2035 sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương – một thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại – cổ kính với các giá trị của các di sản cổ xưa; hiện đại với diện mạo và tầm vóc của một đô thị trung tâm cấp quốc gia về kinh tế, du lịch, văn hóa…

Đặc thù thiên niên kỷ của đô thị di sản là không gian đô thị đậm đặc dấu ấn của lịch sử và của văn hoá: 1). Hoa Lư là Cố đô đầu tiên của của quốc gia Đại Cồ Việt độc lập, nơi phát tích sự nghiệp lẫy lừng của 8 đời vua trong 12 năm triều Đinh (968-980), 29 năm triều Tiền Lê (980-1009) và những năm đầu triều Lý (1009-1010). 2). Hoa Lư là di tích quốc gia đặc biệt, một trong ba vùng lõi của quần thể di sản thế giới hỗn hợp (tự nhiên – văn hoá) Tràng An, di sản duy nhất ở Đông Nam Á. Continue reading “Về văn hóa Tràng An – Hoa Lư, đô thị di sản thiên niên kỷ”

Tại sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?

Nguồn: James Palmer, “China Can’t Boost Consumer Confidence,” Foreign Policy, 15/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Chỉ các biện pháp kích thích kinh tế là chưa đủ nếu mức chi tiêu hộ gia đình vẫn không tăng.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc công bố thêm các gói kích thích kinh tế mới nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc vực dậy niềm tin của người tiêu dùng; Vườn thú Quốc gia Washington chào đón cặp gấu trúc mới được Bắc Kinh “cho mượn”; Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan gây xôn xao trên mạng. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?”

Vì sao Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam?

Nguồn: Văn Thiếu Khanh, 柬埔寨“退群”,想要摆脱越南的控制?, Huxiu, 09/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Việc Việt Nam coi Lào và Campuchia nằm trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình vốn không phải điều gì bí mật. Dưới ảnh hưởng phức tạp của bối cảnh lịch sử, tình cảm dân tộc, môi trường trong và ngoài khu vực, tham vọng địa chính trị của Hà Nội lại một lần nữa gây sóng gió trên bán đảo Đông Dương trong thời gian gần đây.

Ngày 20/9, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã công bố quyết định về việc Campuchia sẽ rút khỏi khuôn khổ hợp tác “Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam” (CLV-DTA, sau đây gọi tắt là thỏa thuận Tam giác), đồng thời đã gửi thông báo chính thức tới Việt Nam và Lào. Continue reading “Vì sao Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam?”

Thế giới đang từ bỏ WTO

Nguồn: Kristen Hopewell, “The World Is Abandoning the WTO,” Foreign Affairs, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng này.

Trong hơn 75 năm, hệ thống thương mại đa phương đã giúp đảm bảo sự ổn định và trật tự của nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, cùng tổ chức kế nhiệm nó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã giúp các quốc gia hợp tác cùng nhau để hạ thấp thuế quan và các rào cản thương mại khác, thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu, và thiết lập các quy tắc để quản lý thương mại. Hệ thống này đã chứng minh được tính hiệu quả phi thường và thúc đẩy một kỷ nguyên thịnh vượng toàn cầu chưa từng có. Continue reading “Thế giới đang từ bỏ WTO”

“Hạm đội ma” của Nga đã hình thành như thế nào?

Nguồn: Tom Wilson, “How Russia’s ‘shadow fleet’ gets its ships,” Financial Times, 10/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là cuộc điều tra của Financial Times về vai trò của một kế toán viên người Anh, một công ty môi giới đặt trụ sở tại London, và một số công ty Dubai trong việc giúp Nga mua lại tàu.

Tháng 5 năm ngoái, một con tàu cũ kỹ chở đầy dầu của Nga đã thả neo cách bờ biển Đan Mạch hai hải lý sau khi động cơ của tàu bị hỏng, khiến nó bị mất điện suốt sáu giờ.

Được đóng từ năm 2005, Canis Power đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình, và trong ngành vận tải biển, sự cố này được xem là một lời cảnh báo. Giống như các tàu khác trong cái gọi là “hạm đội ma” chuyên vận chuyển dầu của Nga, người ta vẫn chưa thể xác định chủ sở hữu cuối cùng của con tàu cũ kỹ này. Nếu sự cố dẫn đến va chạm, hoặc làm tràn 300.000 thùng dầu, thì không rõ ai sẽ phải trả chi phí. Continue reading ““Hạm đội ma” của Nga đã hình thành như thế nào?”

Sơ lược về hệ thống cấp bậc ngoại giao của Trung Quốc

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Rise of the ‘Community With a Shared Future’: China’s Foreign Policy Hierarchy,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vì theo đuổi các liên minh truyền thống, Trung Quốc đã thiết lập một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu, sử dụng một hệ thống phân cấp phức tạp.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thế kỷ 21 đang ngày càng tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu và mở rộng lợi ích quốc gia thông qua quan hệ chiến lược với các quốc gia khác. Những quan hệ này đóng vai trò là công cụ địa chính trị để tạo ra ảnh hưởng và quyền lực. Khác với các liên minh truyền thống, thường liên quan đến các hiệp ước quốc phòng chính thức nhắm vào các đối thủ bên ngoài, Trung Quốc đã thiết lập một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu. Continue reading “Sơ lược về hệ thống cấp bậc ngoại giao của Trung Quốc”

Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn

Nguồn:  Erik Lin-Greenberg, “Wars Are Not Accidents”, Foreign Affairs, 08/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Tehran do Israel thực hiện vào tháng 7, cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong mùa hè, và một loạt các hành vi khiêu khích trên không và trên biển ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng các cuộc xung đột âm ỉ kéo dài có thể leo thang thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Sau những hành động khiêu khích này, các nhà phân tích lo lắng về nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn quân sự và nhận thức sai lầm về chiến lược. Họ lo ngại rằng những sự cố kiểu này có thể làm gia tăng căng thẳng đến mức các nhà hoạch định chính sách mất kiểm soát và vấp phải những cuộc chiến mà họ không có ý định tham gia. Như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói vào tháng 8, các cuộc tấn công ở Trung Đông “làm tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán và không ai có thể kiểm soát hoàn toàn.” Continue reading “Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn”

Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?

Nguồn:  Ju Hyung Kim, “What Would Be Japan’s Role in a New Korean War?”, War on the Rock, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa tầm xa, nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan, cùng với các phản ứng quân sự của Mỹ, đang chi phối các cuộc thảo luận về an ninh Đông Á, việc thành lập Khung hợp tác an ninh ba bên (Mỹ – Hàn Quốc – Nhật Bản) gần đây đã làm dấy lên câu hỏi liệu nó có bao gồm các kế hoạch hành động chi tiết cho các tình huống bất ngờ trong khu vực, chẳng hạn như xung đột toàn diện đồng thời trên Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan hay không. Với các chi tiết cụ thể của Khung hợp tác an ninh ba bên vẫn còn được giữ bí mật, và sự không chắc chắn về việc liệu nó có phát triển thành một tổ chức tương đương NATO ở Đông Á (Tổ chức Hiệp ước châu Á – Thái Bình Dương, một khái niệm do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đề xuất vào những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa), vẫn chưa rõ ba nền dân chủ lớn trong khu vực – Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc – sẽ cùng nhau ứng phó với những cuộc khủng hoảng như vậy như thế nào. Continue reading “Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?”

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng cũng thừa nhận ‘khó khăn’ kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese leaders finally admit economic ‘difficulties’,” Nikkei Asia, 10/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu khi Tập Cận Bình kiên định theo đuổi các chính sách cơ bản của mình.

Sau khi Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải (Shanghai Composite Index) tăng đáng kinh ngạc vào cuối tháng trước và tuần trước, giới lãnh đạo Trung Quốc đã muốn tăng thêm sự phấn khích.

Vì vậy, vào thứ Ba ngày 8/10, một ngày sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần – Trịnh Sách Khiết, người đứng đầu Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã tổ chức một cuộc họp báo và bày tỏ sự tự tin về việc đạt được mục tiêu tăng trưởng của chính phủ là “khoảng 5%” cho năm 2024. Continue reading “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng cũng thừa nhận ‘khó khăn’ kinh tế”

Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?

Nguồn:  Dalia Dassa Kaye, “Where Will Israel’s Multifront War End?”, Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah của Israel vào tuần trước đã đánh dấu một bước ngoặt đối với Trung Đông. Dưới thời Nasrallah, Hezbollah đã trở thành đồng minh thân cận nhất của Iran và là lực lượng răn đe quan trọng, trụ cột trung tâm của “trục kháng chiến” của Tehran. Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh và gây sốc không chỉ đối với Hezbollah mà còn đối với liên minh các lực lượng được Iran hậu thuẫn trên khắp khu vực. Đối với Israel, vụ ám sát là một bước leo thang hợp lý, dù táo bạo. Ngày 1 tháng 10, Israel đã thực hiện bước tiếp theo – một cuộc xâm lược trên bộ vào Lebanon, mở ra một cuộc tấn công toàn diện chống lại Hezbollah – trong khi phải đối mặt với sự trả đũa trực tiếp mới từ Iran, với gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng vào Israel trong tuần này. Continue reading “Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?”

Đại Việt dưới thời Lê Thần Tông và Lê Chân Tông (1635-1649)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Thần Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Vua Chân Tông; trị vì 6 năm Vua Chân Tông mất, Thần Tông lại tiếp tục ngôi Vua. Trong thời gian này phe Trịnh, Nguyễn mấy lần tương tranh, quân Nguyễn tiến đến bờ sông Gianh, rồi tạm thời hòa hoãn. Tại Trung Quốc nhà Thanh diệt Minh, đòi Sứ thần ngoại quốc nạp sắc phong của nhà Minh.

Tháng 10 năm Đức Long thứ 7 [10/11-8/12/1635], tức Minh Sùng Trinh năm thứ 8, từ tháng 10, Vua Lê Thần Tông đổi niên hiệu là Dương Hoà năm thứ nhất, cho đại xá. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Thần Tông và Lê Chân Tông (1635-1649)”

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết

Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is Higher Than Ever,” Foreign Policy, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950. Continue reading “Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết”

Tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ

Nguồn: James Palmer, “Chinese Hackers Target U.S. Telecoms,” Foreign Policy, 08/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vụ xâm nhập vào cơ sở hạ tầng mạng của Mỹ đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia tại Washington.

Tiêu điểm tuần này: Tin tặc có liên can đến chính phủ Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ; Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) chuẩn bị phát biểu trong lễ Quốc khánh, dự kiến sẽ khiến Bắc Kinh “khó chịu”; và các phần tử khủng bố ở Pakistan nhắm vào công dân Trung Quốc làm việc trong dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Continue reading “Tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ”