Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan

Nguồn: Isaac Kardon và Jennifer Kavanagh, “How China Will Squeeze, Not Seize, Taiwan,” Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bóp nghẹt từ từ cũng có thể dẫn đến kết quả tồi tệ như một cuộc chiến.

Khi ra làm chứng trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, vị chỉ huy đã nghỉ hưu của lực lượng liên hợp Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thống nhất với Đài Loan bằng một cuộc xâm lược đổ bộ. Ông cảnh báo “Tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành sự thật trong vòng 10 năm, trên thực tế là trong vòng sáu năm.” Đánh giá rằng Mỹ chỉ còn rất ít thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan – thường được gọi là “Cửa sổ Davidson” – kể từ đó đã trở thành động lực trong chiến lược và chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Continue reading “Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan”

Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?

Nguồn: Trung Phi Đằng (钟飞腾), “如此重要的东南亚,我们为何突然陌生?”, Guancha, 20/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Nhắc đến Đông Nam Á, có lẽ đây là nơi mà người Trung Quốc quen thuộc nhất ngoài Đông Á (thường là Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp). Bên cạnh việc giao thương rất phát triển với xứ Nam Dương từ thời cổ đại, người Trung Quốc cũng di cư đến Nam Dương với quy mô lớn trong thời cận đại và hình thành nên xã hội người Hoa ở Đông Nam Á, mối liên kết văn hóa tự nhiên này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy Đông Nam Á không hề khó hiểu. Trong những năm gần đây, một lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý gần gũi, đương nhiên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu. Continue reading “Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?”

Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Richard Ghiasy, Julie Yu-Wen Chen và Jagannath P. Panda, “Convergence in Vietnam, EU Interests a Harbinger of Indo-Pacific Order?”, ISDP, 24/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, các chuyến thăm gần như liên tiếp của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tới Mỹ và Trung Quốc cho thấy chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (ÂĐD – TBD) và những tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Một phần lớn của (tình trạng được cho là) rối ren ở ÂĐD – TBD bắt nguồn từ Biển Đông, và một trong những thách thức chính của Việt Nam là thiết lập trật tự trên các vùng biển biên giới. Continue reading “Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?

Nguồn: Bret Stephens, “Who’s in More Trouble: Israel or Iran?,” New York Times, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn sắc sảo của tôi gần đây đã nhận xét rằng cốt lõi của cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông là một câu hỏi về hai thời điểm: Liệu thời điểm nào có khả năng bị đảo ngược cao hơn: năm 1948 hay năm 1979?

Hai năm được đề cập đến lần lượt là năm thành lập nhà nước Israel, và năm diễn ra cách mạng Iran. Hàm ý của câu hỏi này là việc phải lựa chọn một trong hai: Nhà nước Do Thái và Cộng hòa Hồi giáo không thể cùng tồn tại vĩnh viễn, chí ít là chừng nào Iran còn tiếp tục tìm cách tiêu diệt Israel. Trong những ngày gần đây, hai yếu tố tiềm năng có thể dẫn đến sự sụp đổ của hai nước này đã được chú ý. Continue reading “Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?”

Tầm quan trọng chiến lược của Tân Cương đối với Trung Quốc

Nguồn:新疆的战略意义何在”, 28/10/2022.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong những năm gần đây, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng trở nên khốc liệt, các nước phương Tây liên tục lấy vấn đề nhân quyền ở Tân Cương để hạ uy tín của Trung Quốc, cũng như dựa vào cao trào dư luận để chống lại chiến lược của nước này.

Tại sao Tân Cương, một khu vực vốn nằm ở vùng biên giới đất liền, lại liên tục bị Mỹ và các nước phương Tây công kích? Mặc dù là một khu vực đất rộng người thưa và có nền kinh tế kém phát triển, nhưng Tân Cương lại có một vị trí đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc gia và vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của Tân Cương đối với Trung Quốc”

Một học thuyết chiến thắng cho Ukraine

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk và Eliot A. Cohen, “‘A Theory of Victory for Ukraine”, Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Với viện trợ và lối tiếp cận đúng, Kyiv vẫn có thể giành chiến thắng

Chính phủ Mỹ đã quyết định viện trợ thêm cho Ukraine ngay trong thời điểm then chốt. Vào cuối tháng Tư, ngay trước khi gói viện trợ được thông qua, đất nước bị chiến tranh tàn phá này đã cạn kiệt lượng đạn dự trữ cuối cùng và phải phân phối hạn chế đạn pháo – hậu quả là các lực lượng Ukraine bắt đầu mất dần lãnh thổ. Gói viện trợ 60 tỷ USD hiện đang được đổ vào Ukraine sẽ giúp khắc phục những bất cập này, mang đến cho Kyiv cơ hội ngăn chặn cuộc tấn công của Nga. Gói viện trợ này cũng đóng vai trò như một cú hích tâm lý lớn, mang lại cho người Ukraine sự tự tin mới rằng họ sẽ không bị đối tác quan trọng nhất của mình bỏ rơi. Continue reading “Một học thuyết chiến thắng cho Ukraine”

Từ dự án kênh đào Phù Nam nghĩ về nghĩa tình trong quan hệ Việt Nam-Campuchia

Tác giả: Nguyễn Bá Sơn

Thời gian vừa qua trên truyền thông rộ lên thông tin về việc Campuchia dự kiến khởi công xây dựng kênh đào Phù Nam (Funan Techo) vào cuối năm 2024 với chi phí ước tính khoảng 1,7 tỉ USD do Trung Quốc tài trợ. Điều không hay là trong cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này, bên cạnh những ý kiến quan tâm một cách chính đáng đến các vấn đề kỹ thuật và môi trường, còn có một số phát biểu không phù hợp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước. Đây là một điều hết sức đáng tiếc. Continue reading “Từ dự án kênh đào Phù Nam nghĩ về nghĩa tình trong quan hệ Việt Nam-Campuchia”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Sự suy thoái của Nhật Bản từ một cường quốc bán dẫn thành một quốc gia đi sau cho thấy bản chất địa chính trị của ngành công nghệ chủ chốt này ngay từ những năm 1980.

Chuẩn bị phải đối mặt với nguy cơ một quốc gia châu Á vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, Tổng thống Mỹ đã quyết định dựa vào tinh thần chủ nghĩa dân tộc. Ông nói: “Sức khoẻ và sức sống của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ là điều cần thiết cho khả năng cạnh tranh trong tương lai của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể cho phép điều này bị đe doạ bởi các hành vi thương mại không công bằng”. Ngay sau đó, Tổng thống đã công bố các mức thuế rất cao đối với các mặt hàng bán dẫn từ quốc gia châu Á bán vào thị trường Mỹ, và bắt đầu đưa ra một loạt khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất vi mạch trong nước. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản”

Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài

Nguồn: Gideon Rachman, “The relationship between Xi and Putin is built to last,” Financial Times, 20/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc đối đầu với kẻ thù chung – Mỹ – sẽ ngăn căng thẳng giữa Trung Quốc và Nga bùng phát.

Trên hết, danh tiếng “thiên tài ngoại giao” của Henry Kissinger đã được xây dựng dựa trên một thành tựu: việc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau vào đầu những năm 1970.

Được đàm phán trong bí mật và sau đó được công bố khiến cả thế giới phải sửng sốt, việc Mỹ mở cửa quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn động lực của Chiến tranh Lạnh. Liên Xô đột nhiên trông bị cô lập hơn nhiều. Continue reading “Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài”

ĐCSTQ nâng cao khả năng kiểm soát đối với chiến tranh thông tin

Nguồn: Joe Keary, “‘Four services and four arms’ lifts CCP control over information warfare”, The Strategist, 24/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trải qua đợt tái cấu trúc lớn nhất trong gần một thập kỷ, với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt các tổ chức quân sự then chốt chịu trách nhiệm về chiến tranh thông tin trực tiếp dưới sự kiểm soát của Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Continue reading “ĐCSTQ nâng cao khả năng kiểm soát đối với chiến tranh thông tin”

Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đại Chính thứ 9 [1538], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 6, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17, họ Mạc mở khoa thi Hội vào mùa xuân, cho bọn Giáp Hải, Trần Toại, Hoàng Sầm đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Phan Cảo 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Hoàng Thuyên 25 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Cho tuyển hoàng dinh, tức dân đinh 17 tuổi.

Lúc này cha con Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh cảm thấy không thể ngồi yên với nhà Minh được nữa, bèn sai Sứ giả Phạm Chính Nghị dâng biểu xin được triều cống, riêng địa đồ thì nại cớ có thể tham khảo sách “Nhất Thống Chế nên chưa chịu nạp. Vua Thế Tông sau khi tham khảo với bộ Binh, cho rằng mọi lực lượng tại ba tỉnh sát biên giới lúc này cần thống nhất chỉ huy, nên ra lệnh Hàm Ninh Hầu Cừu Loan làm Tổng đốc việc quân, Thượng thư bộ Công Mao Bá Ôn giữ chức Tham tán: Continue reading “Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh”

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

Nguồn:, “How Chinese networks clean dirty money on a vast scale.” The Economist, 22/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thời nay thật khó kiếm một lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc cùng bắt tay hợp tác. Tại thời điểm bài viết này, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến đi tới Trung Quốc, một phần để gây sức ép nhằm thuyết phục Bắc Kinh ngừng bán các vật liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí cho Nga. Ở phía còn lại, Trung Quốc chỉ cần nở một nụ cười lịch sự thôi đã là tốt lắm rồi. Trong bối cảnh đó, thật đáng chú ý khi gần đây hai nước đã quyết định tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực khác: chống rửa tiền. Tháng 4 vừa qua hai bên đã mở một diễn đàn song phương để thảo luận về vấn đề này. Không như ở Nga, đây là một vấn đề lớn đối với cả hai nước. Continue reading “Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu”

Cuộc khủng hoảng tính chính danh của ngành tình báo Mỹ

Nguồn: David V. Gioe, Michael S. Goodman, và Michael V. Hayden, “U.S. Intelligence Is Facing a Crisis of Legitimacy,” Foreign Policy, 16/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cuộc tấn công với ý đồ xấu đang đặt an ninh Mỹ vào tình thế nguy hiểm.

Nhu cầu thông tin tình báo chất lượng chưa bao giờ nhiều hơn lúc này. Việc cơ quan an ninh Israel không thể lường trước được cuộc tấn công bất ngờ và tàn bạo của Hamas vào ngày 7/10/2023 đã cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi tình báo gặp trục trặc.

Ngược lại, vào cuối tháng 2/2022, kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin – tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” kéo dài 3 ngày nhằm xâm lược Ukraine và lật đổ chính phủ nước này – đã bị cộng đồng tình báo Mỹ và Anh lật tẩy. Đúng là Putin đã từng nhanh chóng chiếm giữ Crimea nhờ “những người đàn ông nhỏ màu xanh” vào năm 2014, nhưng vào thời điểm xảy ra cuộc xâm lược năm 2022, các động thái được dự đoán của Nga bao gồm cả việc giải mật công khai các thông tin tình báo nhạy cảm, theo đó đảm bảo rằng cả cộng đồng tình báo và người Ukraine luôn đi trước một bước so với kế hoạch của Putin. Continue reading “Cuộc khủng hoảng tính chính danh của ngành tình báo Mỹ”

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

Nguồn: Baijiahao, Baidu, ngày 16/0417/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tháng 5 năm ngoái, Campuchia đã đề nghị Trung Quốc tài trợ cho Dự án kênh đào Phù Nam Techo của nước này. Dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng này có mức chi phí 1,7 tỷ USD và có tổng chiều dài 180 km. Mục đích chính của nó là cải thiện giao thông vận tải ở khu vực thủ đô Phnom Penh. Kênh đào này bắt đầu từ sông Basak (sông Hậu), một nhánh của sông Mê Kông, và kết thúc ở tỉnh Kampot ở phía Nam Campuchia. Nó đi qua bốn tỉnh của Campuchia gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, qua đó đem lại lợi ích cho khoảng 1,6 triệu người. Continue reading “Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?”

Hải quân Mỹ không thể đóng tàu chiến

Nguồn: Gil Barndollar và Matthew C. Mai, “The U.S. Navy Can’t Build Ships”, Foreign Policy, 17/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hàng thập kỷ phi công nghiệp hóa và thu hẹp quy mô khiến nước Mỹ không còn các xưởng đóng tàu để đóng và bảo trì hạm đội.

Sau nhiều thập kỷ thiếu định hướng chiến lược và những thất bại tốn kém trong việc mua sắm trang thiết bị, Hải quân Mỹ đang lao thẳng vào một cơn bão không thể tránh khỏi. Mặc dù Bộ Quốc phòng ra rả tuyên bố Trung Quốc là “thách thức to lớn”, nhưng nhiều thập kỷ phi công nghiệp hóa và thất bại của các nhà hoạch định chính sách trong việc phân định ưu tiên giữa các quân chủng và các mối đe dọa khác nhau đã khiến Hải quân Mỹ không được trang bị tốt để chống chịu một cuộc xung đột cường độ cao kéo dài ở Thái Bình Dương. Mỹ không thể theo kịp tốc độ đóng tàu của Trung Quốc và sẽ tụt hậu hơn nữa trong những năm tới. Điều đó đặt Hải quân Mỹ và yêu cầu chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Mỹ – ngăn chặn chiến tranh ở Thái Bình Dương – vào tình thế như thế nào? Continue reading “Hải quân Mỹ không thể đóng tàu chiến”

Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình

Nguồn: Liana Fix và Zongyuan Zoe Liu, “Europeans Need to Trump-Proof China Policy,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là một đồng minh khó đoán – nhưng Bắc Kinh không phải là lựa chọn tốt hơn.

Châu Âu và Trung Quốc đang tận hưởng mùa xuân ngoại giao sau một mùa đông dài vì Trung Quốc ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vào tháng 4, một phái đoàn doanh nghiệp lớn đã tháp tùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến đi tới Trung Quốc, chuyến thăm thứ hai của ông kể từ khi nhậm chức, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tới Paris, Budapest, và Belgrade vào đầu tháng 5. Continue reading “Châu Âu cần một chính sách Trung Quốc của riêng mình”

Tổng thống Raisi tử nạn tác động như thế nào tới tương lai Iran?

Nguồn: Jack Detsch, “What Raisi’s Death Means for Iran’s Future,” Foreign Policy, 20/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái chết đột ngột của vị tổng thống sau vụ tai nạn trực thăng có thể khiến đất nước rơi vào bất định ngay giữa bối cảnh hỗn loạn trong khu vực.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa qua đời sau khi chiếc trực thăng chở ông và một phái đoàn quan chức bị rơi xuống vùng núi phía bắc Iran, khiến tương lai của đất nước và khu vực càng trở nên bất định.

Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo Iran xác nhận Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian và một số quan chức hàng đầu khác cũng đã thiệt mạng trong vụ tai nạn trong chuyến đi ở tỉnh Đông Azerbaijan của Iran. Sương mù dày đặc đã cản trở hoạt động tìm kiếm và cứu hộ suốt nhiều giờ trước khi địa điểm máy bay rơi được tìm thấy. Sương mù dày đặc đến mức Iran đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của các vệ tinh Liên minh châu Âu để giúp xác định vị trí chiếc trực thăng. Continue reading “Tổng thống Raisi tử nạn tác động như thế nào tới tương lai Iran?”

Tại sao Ukraine nên tiếp tục tấn công vào các kho trữ dầu của Nga?

Nguồn: Michael Liebreich, Lauri Myllyvirta, và Sam Winter-Levy, “Why Ukraine Should Keep Striking Russian Oil Refineries”, Foreign Affairs, 08/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mối lo ngại của Washington về thị trường năng lượng là không hợp lý.

Vào ngày 19 tháng 1, một drone của Ukraine đã tấn công một kho dầu ở thị trấn Klintsy, vùng Bryansk phía tây nước Nga, khiến bốn bể chứa xăng bốc cháy và thiêu rụi khoảng 1,6 triệu gallon dầu. Cuối tuần đó, một cuộc tấn công khác đã gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Rosneft ở Tuapse, một thành phố của Nga cách lãnh thổ do Ukraine kiểm soát khoảng 600 dặm. Vào tháng 3, drone Ukraine đã tấn công bốn nhà máy lọc dầu của Nga trong hai ngày. Tháng 4 bắt đầu với một cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào nhà máy lọc dầu lớn thứ ba của Nga, nằm sâu trong vùng Tatarstan, cách khoảng 800 dặm. Tháng 4 kết thúc với các cuộc tấn công vào các cơ sở ở hai thành phố khác của Nga, Smolensk và Ryazan. Continue reading “Tại sao Ukraine nên tiếp tục tấn công vào các kho trữ dầu của Nga?”

Bài học từ Berlin thời Chiến tranh Lạnh cho vấn đề Đài Loan ngày nay

Nguồn: Dmitri Alperovitch, “Taiwan Is the New Berlin,” Foreign Affairs, 15/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ thời Chiến tranh Lạnh cho cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện tại.

Phiên bản lịch sử Chiến tranh Lạnh của Mỹ thường có xu hướng mô tả Bức tường Berlin như một biểu tượng cho sự tàn phá tồi tệ nhất của giai đoạn này. Tuy nhiên, khi làm như vậy, người Mỹ đã quên mất sự phức tạp của cuộc khủng hoảng kéo dài 15 năm về tình trạng của Berlin trước khi bức tường này được xây dựng năm 1961 – một câu chuyện mang nhiều sắc thái, chứa đựng những bài học sâu sắc cho cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã cảm thấy nhẹ nhõm khi bức tường bắt đầu được xây dựng vào năm 1961, trái ngược hoàn toàn với Tổng thống Ronald Reagan, người đã mạnh mẽ hô hào Liên Xô “phá bỏ bức tường này” 25 năm sau đó. Continue reading “Bài học từ Berlin thời Chiến tranh Lạnh cho vấn đề Đài Loan ngày nay”