Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ

Nguồn: The global crisis in conservatism”, The Economist, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng ý tưởng tự do đã “lỗi thời”. Chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi (The Economist) không đồng ý với tuyên bố đó. Không chỉ bởi vì Putin nói với Thời báo Tài chính rằng chủ nghĩa tự do chỉ xoay quanh vấn đề nhập cư, đa văn hóa và chính trị giới – một sự hiểu nhầm hoàn toàn – mà còn vì ông ta đã chọn sai mục tiêu. Ý tưởng bị đe dọa nhiều nhất ở phương Tây chính là chủ nghĩa bảo thủ (conservatism). Và bạn không cần phải là người theo chủ nghĩa bảo thủ mới nhận thấy điều đó đáng ngại như thế nào.

Trong các hệ thống hai đảng, như Hoa Kỳ và (nói chung) là Anh, phe hữu đang nắm quyền, nhưng chỉ bằng cách vứt bỏ các giá trị vốn từng định hình bản sắc của họ. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái, phe trung hữu đang bị xói mòn, như ở Đức và Tây Ban Nha, hoặc bị đánh bật, như ở Pháp và Ý. Còn ở những nơi khác, như Hungary, nơi có truyền thống dân chủ ngắn hơn, phe hữu đã đi thẳng tới chủ nghĩa dân túy mà không cần thử chủ nghĩa bảo thủ. Continue reading “Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ”

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China’s Overrated Technocrats”, Foreign Policy, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.

Nhiều nghị viện phương Tây có số đông thành viên là những người có bằng luật, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại thường được đào tạo làm kỹ sư và nhà khoa học, hay các ngành tương tự. Những người ủng hộ phương pháp được cho là đặc trưng này của Trung Quốc, chẳng hạn như doanh nhân Elon Musk, cho rằng nó tạo ra các nhà lãnh đạo biết áp dụng một cách tiếp cận thực dụng và thiên về kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. Và theo lý thuyết trên, các khoa học-chính trị gia này có nhiều khả năng sẽ cai trị hiệu quả, một phần vì họ không chịu gánh nặng ý thức hệ. Continue reading “Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc”

Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Tác giả: Felix K. Chang | Biên dịch: Văn Cường

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau tại Hội nghị G20 vào tháng 6/2019, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ đi đến một thỏa thuận nào đó nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng những hy vọng như vậy nhiều lần được khơi dậy rồi lại bị dập tắt kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các nhà quan sát vẫn đặt câu hỏi rằng cuộc chiến này có thể kéo dài bao lâu. Nền kinh tế của hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi nhà sử học Niall Ferguson đã đặt ra thuật ngữ “Chimerica” để mô tả chúng. Một cuộc chiến thương mại kéo dài hẳn sẽ gây tốn kém cho cả hai. Đó hẳn đã là một sự khích lệ đủ lớn để hai bên giải quyết những bất đồng giữa họ trước khi cuộc xung đột trở nên dữ dội hơn nữa. Continue reading “Cuộc Trường Chinh mới: Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ”

Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump

Nguồn: Joseph S. Nye, “Power and Interdependence in the Trump Era”, Project Syndicate, 03/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị cáo buộc “vũ khí hóa” tình trạng toàn cầu hóa kinh tế. Các biện pháp trừng phạt, thuế quan và hạn chế tiếp cận đồng đô la là những công cụ chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Trump, và ông ta đã không bị ràng buộc gì bởi các đồng minh, các thể chế hoặc các quy tắc trong quá  trình sử dụng các công cụ này. Theo tờ The Economist, Mỹ có được ảnh hưởng không chỉ nhờ quân đội và hàng không mẫu hạm, mà còn từ địa vị là trung tâm trong mạng lưới làm bệ đỡ cho toàn cầu hóa. “Mạng lưới các công ty, ý tưởng và các tiêu chuẩn này phản ánh và nhân rộng sức mạnh của người Mỹ”. Nhưng cách tiếp cận của Trump có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng, và nó đang làm xói mòn tài sản quý giá nhất của Mỹ – đó là tính chính danh của nó”. Continue reading “Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau trong kỷ nguyên Trump”

Ba câu chuyện hiền tài

Tác giả: Hồ Anh Hải

Lời giới thiệu: Nhân dịp một bậc hiền tài là nhà giáo-nhà văn Phạm Toàn, vị “Thuyền trưởng” của Nhóm Cánh Buồm[1] vừa ra đi hôm 26/6/2019, chúng tôi đăng lại bài dưới đây của Hồ Anh Hải (có bổ sung).

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia -từ lâu chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói này vì nó được các nhà lãnh đạo và báo chí ta luôn nhắc tới. Nhưng ai là hiền tài của nước ta? Họ có được coi là “nguyên khí của quốc gia” không ? Ở ta và ở nước ngoài, hiền tài được đối xử như thế nào?

Xin kể ba chuyện dưới đây. Continue reading “Ba câu chuyện hiền tài”

Bang giao Việt – Trung thời Vua Lê Đại Hành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 981, vua Tống Thái Tông chủ trương thôi đánh nước Đại Cồ Việt, ý định của nhà vua được tiết lộ với quần thần qua văn bản trả lời sớ can gián của viên Chuyển vận sứ Điền Tích vào tháng 9 năm Thái Bình Thiên Quốc thứ 6 [981]. Tuy nhiên đối với nước Việt, Vua Tống vẫn tiếp tục đe dọa, bằng cách sai viên Chuyển vận sứ Lãnh Nam [Quảng Đông, Quảng Tây] Hứa Trọng Tuyên điều động quân tại biên giới và dọa sẽ sang đánh. Phía Đại Cồ Việt cũng tỏ ra hòa hoàn, Vua Lê Đại Hành dùng tên Vua cũ Đinh Toàn dâng biểu tạ tội và triều cống: Continue reading “Bang giao Việt – Trung thời Vua Lê Đại Hành”

Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á

Nguồn: Chen Gong, “Moving factories from China to Southeast Asia? Watch out for rising costs and strikes”, South China Morning Post, 01/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thời kỳ dân số vàng của Trung Quốc dần qua đi, chi phí sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng lên đáng kể. Vấn đề này, cùng với áp lực bảo vệ môi trường ngay càng tăng cao, đã khiến nhiều công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đang tìm cách để hạn chế tổn thất từ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy, sẽ là quá đơn giản hóa vấn đề khi cho rằng môi trường kinh doanh ở các nước Đông Nam Á là tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đúng là một số báo cáo gần đây của các hãng tư vấn và viện nghiên cứu cho thấy Đông Nam Á hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại, nhưng các báo cáo ấy không hề đề cập những rủi ro kinh doanh ở các nền kinh tế này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam. Continue reading “Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á”

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20

Nguồn: America and China resume talks in a bid to end their trade war”, The Economist, 29/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Nhưng sự thật là bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường ổn định trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29 tháng 6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka dường như cũng có tác dụng như vậy.

Hai siêu cường đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại và Mỹ sẽ không áp thuế thêm nữa. Đó là một sự thở phào đáng mừng cho các thị trường và công ty trên toàn cầu, và thực sự là điều tốt cho bất cứ ai hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ có thể tìm ra cách để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20”

Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây

Tác giả: Baabar | Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Triều Tiên là nước thứ hai thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, vào ngày 15/10/1948. Năm 1946, Liên Xô và Trung Quốc công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, nhưng Chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, đến năm 1950 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới mở Đại sứ quán của mình tại Ulan Bato. Do đó, Triều Tiên là quốc gia thứ hai trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953), Mông Cổ là quốc gia cộng sản luôn đứng về phía Triều Tiên, đã giúp rất nhiều vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp thịt cho Triều Tiên, Mông Cổ còn cung cấp ngựa chiến cho quốc gia này cũng như nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em Triều Tiên bị mồ côi trong chiến tranh. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây”

Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Andrew J. Nathan “How China Really Sees The Trade War”, Foreign Affairs, 27/06/2019

Khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Quốc bằng cách gọi tổng thống Mỹ là ‘bạn của tôi’. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì sất. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau.

‘Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bằng mọi cách’, Trump thích nói thế. Tuy nhiên  theo hai đồng nghiệp Trung Quốc đã đóng góp cho bài viết này nhưng không thể đính kèm tên của họ, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh tin rằng ông ta đang hiểu sai hoặc đang bịp bợm mà thôi. Continue reading “Trung Quốc nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?”

Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Xi Jinping wants China’s armed forces to be “world-class” by 2050“, The Economist, 27/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thập niên qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Quốc triển khai các tên lửa chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực tối cao của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Quốc” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Ông Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Continue reading “Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình”

Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Sau khi công bố, “Chế tạo tại TQ 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TQ thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TQ-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TQ đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Chế tạo tại TQ 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. Continue reading “Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc”

Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Trong bài phỏng vấn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, ông Trần Ngọc Thêm nói rằng: “… chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?”

Vậy Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo như nhận định của ông Trần Ngọc Thêm không? Continue reading “Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?

Tác giả: Nguyên Hải

Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… “Sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy thấp thoáng giữa các trang sách mấy chữ Ăn Thịt Người!

Thánh hiền ở đây là Khổng Tử, nhà sáng lập Nho giáo với thành phần chính là lễ giáo phong kiến. Như vậy giữa Nho giáo với nạn ăn thịt người có mối quan hệ gì chăng? Bài này thử bàn chuyện ấy. Việc này nên làm, vì Nho giáo hiện nay vẫn còn tác động tới đời sống mọi mặt ở ta, làm chậm bước tiến của nền dân chủ, do đó cần phê phán mặt tiêu cực của Nho giáo. Continue reading “Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?”

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’

Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Continue reading “Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’”

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Continue reading “Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện”