Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên

north-korea-attack-00002814-story-top

Nguồn: Richard N. Haass, “The Coming Confrontation with North Korea,” Project Syndicate, 20/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tưởng tượng chúng ta đang ở năm 2020. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đề nghị một cuộc họp khẩn với Tổng thống Mỹ. Lý do: Triều Tiên đã chế tạo thành công một quả bom hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng tới lục địa Hoa Kỳ. Tin tức này nhanh chóng lộ ra công chúng. Các cuộc họp cấp cao nhằm đưa ra phản ứng được tổ chức không chỉ ở Washington, mà còn ở Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, và cả Moskva.

Kịch bản này hiện nay có vẻ phi thực tế, nhưng nó mang tính khoa học chính trị nhiều hơn tính khoa học viễn tưởng. Triều Tiên vừa tiến hành thử nghiệm lần thứ năm (và có vẻ thành công) một thiết bị nổ hạt nhân, chỉ vài ngày sau cuộc thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo. Continue reading “Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên”

Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”

Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?

uschinarus

Nguồn: Robert Farley, “US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)”, The National Interest, 26/8/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.

Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên. Continue reading “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?”

Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương

usarmy1

Nguồn: Erik K. Fanning, “The Foundations of Pacific Stability”, Project Syndicate, 22/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong tháng này, tôi đã hoàn tất chuyến công tác kéo dài 2 tuần với 6 điểm dừng tại khu vực Thái Bình Dương, bắt đầu bằng chuyến thăm Sư đoàn lục quân Hoa Kỳ số 25 đang đóng tại Hawaii. Đó là khởi đầu hợp lý cho chuyến đi, nhắc chúng ta nhớ rằng Lục quân Hoa Kỳ có vai trò then chốt trong việc xây dựng nền móng an ninh tại Thái Bình Dương.

Sư đoàn lục quân số 25, ban đầu có biệt danh là “Tia chớp nhiệt đới”, sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập vào mùa  thu này. Những nam giới và phụ nữ đóng tại đây – và thực sự là tất cả binh sĩ Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương – đã đóng nhiệm vụ bảo đảm ổn định tại khu vực trong hơn nửa thế kỷ trước. Kể từ sau chủ trương tái cân bằng chiến lược sang châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, vai trò của họ càng tăng lên. Continue reading “Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương”

Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?

thaad

Nguồn: Richard Weitz, “Better THAAD than dead”, Project Syndicate, 10/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đang thúc đẩy kế hoạch phối hợp với quân đội Hoa Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến – có tên là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) – trên lãnh thổ nước này. Quyết định này của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gây nhiều tranh cãi, bị Trung Quốc và Nga phản đối, và một số nhà bình luận dự đoán đây sẽ là khởi đầu cho một “cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

Nhưng Trung Quốc và Nga nên hoan nghênh THAAD vì nó sẽ khiến Hàn Quốc hoặc Nhật Bản giảm nhu cầu theo đuổi các lựa chọn phòng vệ khác, trong đó có việc phát triển vũ khí hạt nhân. Continue reading “Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?”

Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?

tsa

Nguồn: Le Hong Hiep, “Understanding Vietnam’s rocket launcher deployment in the Spratlys”, The Straits Times, 17/08/2016.

Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam đã âm thầm triển khai một số lượng không rõ các bệ phóng rocket EXTRA trên năm thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Các hệ thống rocket di động tối tân này được cho là có khả năng bắn tới các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo lân cận được Trung Quốc xây dựng gần đây.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin trên là “không chính xác”, nhưng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố vào tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai các vũ khí như vậy nhằm mục đích tự vệ. Continue reading “Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?”

‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời

taiwandip

Nguồn: James Baron, “Taiwan’s friend-buying days are over”, East Asia Forum, 15/07/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bà tiếp tục đường lối thân thiện với Trung Quốc của người tiền nhiệm của Quốc Dân Đảng (KMT) Mã Anh Cửu, có thể bà sẽ làm mếch lòng các đảng viên chủ trương độc lập trong Đảng Dân Tiến (DPP) của bà. Phương án thay thế còn đáng lo ngại hơn, đó là việc khiêu khích Trung Quốc sau nhiều năm đi lại thân tình giữa hai bên.

Không đâu tình hình lại bất ổn như trong chính sách đối ngoại, bởi vì nó gắn với mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Bà Thái đang bị hạn chế hành động bởi thành công rõ rệt của ông Mã với Bắc Kinh, một thành công dựa trên việc ‘đình chiến’ ngoại giao. Thỏa thuận không chính thức này đã chấm dứt ‘chính sách ngoại giao đôla’ và chiến dịch lôi kéo đồng minh mang tính trả đũa nhau vốn gây ra điều tiếng cho chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển, người tiền nhiệm của ông Mã. Continue reading “‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời”

Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á

 Tiananmenpar

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Defusing Asia’s Arms Race”, Project Syndicate, 12/07/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye sẽ đáp ứng mong đợi của các nước trong khu vực. Nhưng nó sẽ không thể đảo ngược một trong những xu thế đáng lo ngại nhất ở châu Á: quá trình tăng cường lực lượng vũ trang đáng báo động trong khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hiện nay châu Á chiếm gần một nửa chi tiêu mua sắm vũ khí của thế giới, nhiều hơn hai lần tổng mua sắm của các nước ở Trung Đông và nhiều hơn 4 lần so với châu Âu. Continue reading “Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”

Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm

Globe and China Flag for background

Nguồn: Mark Beeson, “China’s achieving hegemony is easier said than done”, East Asia Forum, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phần lớn chúng ta chưa hề biết đến một thế giới nơi nước Mỹ không phải là cường quốc thống trị. Giờ đây mọi thứ đang bắt đầu trở nên tương đối khác. Không chỉ vì phần lớn nền kinh tế toàn cầu bị mắc kẹt trong một đợt suy thoái kéo dài, mà còn vì xuất hiện một mô hình phát triển kinh tế thay thế, dường như thành công hơn, dựa trên mẫu hình được gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”.[1] Chính thực tế này, cùng với thành tích ấn tượng của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay, là điều đã dẫn đến kết luận đó, như Martin Jacques quả quyết, rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ ‘thống trị thế giới’. Continue reading “Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm”

Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi

chinap

Nguồn: Christopher Hill, “China’s bad neighbor policy is bad business”, Project Syndicate, 30/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là một mô hình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu” kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc kết hợp đúng đắn các đòn bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia này phải thúc đẩy quá trình cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục tiêu dài hạn. Continue reading “Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi”

Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?

strprt

Nguồn: H.D.P (David) Envall & Ian Hall, “Strategic Partnerships: helping or hindering security?”, East Asia Forum, 15/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ đối tác chiến lược đang trở thành trung tâm trong việc quản trị an ninh quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả các cường quốc và rất nhiều các nước nhỏ hơn đã tham gia vào các quan hệ đối tác phức tạp với cả bạn bè và các đối thủ chiến lược tiềm tàng. Ví dụ, Trung Quốc đã miệt mài xây dựng gần 50 quan hệ đối tác chiến lược ở khu vực và xa hơn, với cả các nước có sự khác biệt như Afghanistan, Úc và Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ có khoảng 20 quan hệ đối tác và Nhật Bản là 10.

Như chúng tôi đã lập luận trong các bài viết khác, quan hệ đối tác chiến lược là một hình thức thực hành an ninh mới trong khu vực. Khi khái niệm này mới nổi lên, một số nhà phân tích đã lập luận rằng quan hệ đối tác xảy ra khi hai nhà nước có chung tầm nhìn về việc an ninh khu vực nên được quản trị như thế nào. Nhưng khi các quan hệ đối tác chiến lược mới được hình thành giữa các nhà nước với tầm nhìn và lợi ích mâu thuẫn nhau, giải thích về sự nổi lên của quan hệ đối tác chiến lược đó đã trở nên kém thuyết phục. Continue reading “Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?”

Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?

ausele2016

Nguồn:Will Australia’s election make any difference to its foreign policy?East Asia Forum, 13/06/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm truyền thống về lựa chọn chính sách đối ngoại cho rằng nó đã nằm trong ADN của các quốc gia – dân tộc, phụ thuộc vào vị trí của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế và những toan tính về lợi ích của nó trong các vấn đề quốc tế.

Theo quan niệm này thì sự thay đổi quyền lãnh đạo từ Đảng Dân chủ Nhật Bản sang Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản chỉ là sự chuyển tiếp bên ngoài hơn là thay đổi về bản chất của chính sách đối ngoại. Nếu Abe mơ về một nước Nhật từng là một cường quốc với chính sách đối ngoại độc lập hơn, thì thực tế sẽ hạn chế tham vọng của ông để phù hợp với tầm vóc nước Nhật – dù đó là tham vọng về phá vỡ những hạn chế trong khuôn khổ liên minh an ninh với Mỹ, tham vọng dành cho những đạo luật an ninh mới, về việc thay đổi điều khoản hòa bình trong hiến pháp và về làm thế nào để cứng rắn hơn với Trung Quốc. Những gì ông đã thay đổi chỉ là những điều chỉnh theo một xu hướng rõ ràng. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản vẫn được duy trì ổn định trong một thời gian dài. Continue reading “Bầu cử tại Úc có dẫn tới thay đổi chính sách đối ngoại?”

Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản

01-13-china-vs-japan

Nguồn: Liah Greenfeld, “The Roots of Chinese/Japanese Rivalry”, Project Syndicate, 24/09/2012.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc biểu tình chống Nhật khuấy động Trung Quốc (năm 2012) là một chỉ dấu khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. Sau một thế kỷ từ từ được nung nấu trong giới trí thức Trung Quốc, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã chiếm lĩnh và định nghĩa lại ý thức của người dân Trung Quốc trong hai thập niên bùng nổ kinh tế vừa qua. Ý thức quốc gia đại chúng này đã đẩy người khổng lồ Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu để đạt được vị thế quốc tế tương xứng với khả năng to lớn của đất nước này cũng như quan niệm của người Trung Quốc về vị trí xứng đáng của đất nước họ trên trường quốc tế.

Trung Quốc đã trỗi dậy một cách nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn. Thật vậy, thời đại của chúng ta sẽ có thể được nhớ tới là thời đại cho ra đời một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt. Continue reading “Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản”

Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau

jap-vietcamranh

Nguồn: Nguyen Manh Hung, “Shared concerns about China bring Vietnam and Japan closer”, East Asia Forum, 02/06/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau ba tuần nhậm chức, vào ngày 22 tháng 04 năm 2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã được dẫn lời nói rằng Nhật Bản là “một trong những đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam”. Tầm quan trọng của quan hệ Việt-Nhật đối với hai bên đã được tăng cường do sự thay đổi cấu trúc quyền lực ở châu Á.

Cơ sở cho sự hợp tác an ninh sâu rộng và ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là mối quan ngại chung về tham vọng bành trước lãnh thổ của Trung Quốc. Sự áp đặt các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam áp dụng chiến lược “cân bằng mềm” chống lại quốc gia này. Chiến lược này dựa trên hai thành phần: một chính sách “ba không”, không căn cứ nước ngoài, không liên minh quân sự, không dùng quan hệ với quốc gia này để chống lại quốc gia khác – nhằm xoa dịu nỗi sợ bị bao vây của Trung Quốc; và phần còn lại là những gì mà Hà Nội gọi là chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ” nhằm cân bằng lại áp lực từ Trung Quốc. Continue reading “Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau”

Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra

Piracy

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải biển với hệ thống tàu thuyền và lưu lượng vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CÁ – TBD) đang gặp nhiều khó khăn do vấn nạn cướp biển và cướp có vũ trang cùng song hành phát triển.[1] Vậy thực trạng vấn nạn này ở khu vực như thế nào? Sự hợp tác giải quyết ra sao đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thực trạng cướp biển, cướp có vũ trang ở khu vực CÁ – TBD

Vấn nạn cướp biển, cướp có vũ trang đã xuất hiện từ lâu gắn với quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế biển như ngành hàng hải, vận tải biển… Hầu hết các vùng biển trên thế giới đều xuất hiện vấn nạn này. Continue reading “Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra”

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?

2014-07-16t013058z2013317671gm1ea7g0o0p01rtrmadp3china-vietnam-rig

Tác giả: Lê Thọ Bình (phỏng vấn TS. Trần Việt Thái)

Việc Mỹ tuyên bố xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể là vấn đề cực kỳ quan trọng và sẽ có ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến môi trường ổn định ở khu vực, đặt ra cho Việt Nam cách tiếp cận mới trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) chia sẻ như vậy với VietTimes.

Mỹ xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể

Theo ông thì Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-La) lần thứ 15 vừa kết thúc có những điểm gì đặc biệt so các hội nghị trước đây?
Continue reading “VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?”

Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động

obamainvn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp 

Giới thiệu

Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ 22-25/5/2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Những gì hai cựu thù Chiến tranh Lạnh đạt được trong chuyến đi này đã đưa họ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, từ đó đặt nền móng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn và thực chất hơn. Đặc biệt, mức độ tin tưởng lẫn nhau tăng cao qua chuyến thăm đã làm cho họ thoải mái hơn trong việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng trong tương lai, điều có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Bài viết này đánh giá các kết quả chính của chuyến thăm và tác động của chúng. Bài viết được chia làm ba phần. Phần đầu tiên đánh giá các diễn tiến gần đây trong mối quan hệ đối tác ngày càng chín muồi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Phần thứ hai phân tích các kết quả về kinh tế, chính trị và chiến lược quan trọng nhất của chuyến thăm. Phần thứ ba đi sâu phân tích việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam bằng cách mổ xẻ những lý do chính dẫn tới quyết định của Washington cũng như những tác động của nó đối với quan hệ song phương và khu vực nói chung. Continue reading “Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động”

Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc

japan_flag_china

Nguồn: Orville Schell, “China’s Victimization Syndrome”, Project Syndicate, 22/04/2005.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc bàn cãi về bản chất Trung Quốc đang diễn ra tại quốc gia khổng lồ này, với sự tham gia của hai lực lượng hùng mạnh và hai quan điểm vô cùng khác biệt về thế giới bên ngoài. Kết quả của cuộc đọ sức này sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năng Trung Quốc có thành công trong việc trở thành một quốc gia thực sự có mối quan hệ mang tính xây dựng và vững bền với thế giới bên ngoài hay không.

Một mặt, cuộc cách mạng kinh tế đã giúp Trung Quốc tạo được vị thế trên trường thế giới như là một cường quốc thương mại tự tin, một nhân tố trung gian quyền lực toàn cầu có trách nhiệm hơn, và thậm chí với một sự hiện diện quân sự mang tính bảo đảm (ổn định). Mặt khác, Trung Quốc vẫn bị bó buộc bởi quá khứ và nặng “tâm lý nạn nhân”, khiến nó có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm lên nước ngoài trong các vấn đề nội bộ. Continue reading “Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc”

Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong

CHINA YUNNAN JINGHONG DAM ON LANCANG RIVER

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China’s alarming ‘water diplomacy’ on the Mekong”, Nikkei Asian Review, 21/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thoạt đầu, đó có vẻ là một điều tốt. Khi các nước dọc theo hạ nguồn sông Mekong, con sông uốn lượn chảy qua vùng Đông Nam Á lục địa đang phải chịu đựng một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong) trên thượng nguồn trong gần một tháng từ ngày 15 tháng 3. Tuyên bố này có phần chủ ý nhằm thể hiện thiện chí một tuần trước Lễ khại mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) của các nhà lãnh đạo sáu nước khu vực Mekong.

Nhưng trong khi việc xả nước sẽ giúp góp phần giải cứu các vùng bị khô hạn tấn công, thì nó cũng dự báo các căng thẳng địa chính trị trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam dòng sông. Có quyền lực chính trị đơn phương nhờ vị trí địa lý và việc thao túng các tuyến đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập ở thượng nguồn, Trung Quốc cho thấy ý đồ áp đặt các quy tắc quản lý nước lên khu vực mà họ cho là phù hợp. Continue reading “Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong”