Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?

Nguồn: How the crisis over Taiwan will change US-China relations”, The Economist, 11/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cuộc đối đầu có vẻ sẽ mở ra một kỷ nguyên thù địch mới đầy nguy hiểm.

Tháng 01/1950, ba tháng sau chiến thắng của phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc, tổng thống Harry Truman đưa ra một tuyên bố: Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để giúp đỡ phe Quốc dân Đảng – những người bại trận chạy sang đảo Đài Loan. Mao Trạch Đông lúc ấy đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược [vào Đài Loan] và có lẽ sẽ thành công nếu chiến tranh Triều Tiên không nổ ra vào tháng 6 năm đó. Cuộc xung đột đã thay đổi chiến lược của Truman: ủng hộ Hàn Quốc và ra lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan nhằm ngăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở châu Á. Bốn năm sau, khi lực lượng Trung Quốc tấn công một số đảo ngoại vi của Đài Loan, các quan chức Mỹ đã đe dọa tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, một lần nữa buộc Mao phải lùi bước. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?”

Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

Tác giả: Ngô Di Lân

Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây. Continue reading “Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm”

Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ Trung – Đài đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế khó.

Chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào đầu tháng 8 đã khép lại. Tuy vậy, ảnh hưởng của hoạt động này vẫn làm dậy sóng khu vực eo biển, thổi bùng bất đồng trong quan hệ vốn căng thẳng giữa Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ. Việc bà Pelosi – chính khách cao cấp thứ ba của Washington – lựa chọn Đài Loan là một trong những điểm đến trong chuyến công du châu Á vừa qua góp phần củng cố quan hệ Mỹ – Đài, tái khẳng định sự công nhận của Washington dành cho vị thế chính trị của Đài Bắc. Động thái nói trên phản ánh thái độ cứng rắn và sức mạnh của Mỹ trước sức ép từ Bắc Kinh, yếu tố có thể làm lan toả các tác động địa chính trị đối với các quốc gia Đông Nam Á. Continue reading “Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á”

Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China targets Taiwan, Okinawa in Pelosi damage control,” Nikkei Asia, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi nguy hiểm của Tập có nguy cơ gây xung đột rộng lớn hơn.

Khi chiếc Boeing C-40C của Không quân Mỹ chở theo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hạ cánh an toàn tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, vào đêm muộn ngày 2/8, những lời phàn nàn bắt đầu xuất hiện khắp Trung Quốc.

“Chết tiệt! Thật không thể tin được!”

“Cái gì? Máy bay đã hạ cánh rồi sao?”

“Không có chuyện Trung Quốc sánh ngang với Putin về chiến lược đâu.” Continue reading “Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi”

Thế lưỡng nan của Tập trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Pelosi’s Taiwan visit is Xi’s final exam to stay top leader,” Nikkei Asia, 04/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đang chịu áp lực phải chứng minh rằng ông có thể quản lý quan hệ Trung-Mỹ như những người tiền nhiệm của mình.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan và cách Chủ tịch Tập Cận Bình lựa chọn các phản ứng của Bắc Kinh đã khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến việc liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc có đủ bản lĩnh để xử lý các vấn đề phức tạp như vậy hay không. Ở một góc độ nào đó, đây là thử thách cuối cùng mà ông phải vượt qua để giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào mùa thu này.

Điều quan trọng là Tập không thể mắc bất kỳ sai lầm nào trong việc quản lý quan hệ với Mỹ hoặc giải quyết vấn đề Đài Loan. Continue reading “Thế lưỡng nan của Tập trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi”

Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Stealing Taiwan’s Sand”, Foreign Policy, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nguồn tài nguyên quý giá đang trở thành mặt trận mới của ‘chiến tranh vùng xám.’

Vào cuối tháng 4, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan đã nhận được một tuần phòng hạm mới, đặt tên là Tân Trúc (Hsinchu). Với trọng lượng 4.000 tấn, nó là một con quái vật khổng lồ và ngay lập tức được biên chế vào đội tàu Bắc Thái Bình Dương của Đài Loan, để bảo vệ một trong những tài nguyên biển quý giá nhất của quốc đảo: cát. Trung Quốc đang tăng cường nạo vét cát ở vùng biển quanh quần đảo. Đó là một hoạt động tinh vi nhằm khai thác nguồn cát mà Bắc Kinh rất cần – đồng thời khiến Đài Loan phải gánh chịu những chi phí lớn và suy thoái biển.

“Tân Trúc là tuần phòng hạm thứ hai trong số bốn tuần phòng hạm dự kiến thuộc Cục Cảnh sát Biển Đài Loan, được trang bị ba vòi rồng áp suất cao có thể bắn vào các mục tiêu cách xa tới 120 mét,” Taiwan News đưa tin. Vào khoảng thời gian tàu Tân Trúc cập cảng, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan cũng đã nhận được chiếc thứ 4 và thứ 5 trong tổng số 12 tàu tuần tra xa bờ trong kế hoạch của họ. Chỉ riêng các tuần phòng hạm đã tiêu tốn của Đài Loan gần 400 triệu USD. Continue reading “Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan”

Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Vụ ám sát bất ngờ cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe (8/7/2022) không chỉ gây sốc mà còn đe dọa làm suy giảm ổn định chính trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và di sản của ông Abe. Trong khi cần xem xét các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện đó đối với chính trị của Nhật và an ninh của khu vực, cuộc chiến tranh tại Ukraine là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, thúc đẩy Nhật phải điều chỉnh chiến lược để có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và trật tự thế giới.

Chiến lược an ninh mới của nhật

Với tầm nhìn mới về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, bức tranh địa chính trị khu vực đã thay đổi. Điều đó được thúc đẩy bởi cuộc chiến tại Ukraine và bị tác động bởi cái chết bất ngờ của ông Abe. Theo Thomas Wilkins (ASPI), một báo cáo mới về “chiến lược an ninh của Nhật” và điều chỉnh tư duy chiến lược của Tokyo đã được công bố. Continue reading “Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực”

Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng – Phạm Đỗ Ân

Với chính phủ mới của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, triển vọng nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là rất tích cực.

Trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Scott Morrison, Australia từng kỳ vọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện – cấp độ cao nhất trong thang đo về quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Năm 2019, hai nước công bố Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023, tập trung vào các trụ cột là hợp tác kinh tế, chiến lược và đổi mới. Vào tháng 12/2021, Canberra và Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung thông qua việc khởi động Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Australia – Việt Nam, trong đó hai bên hướng tới tăng gấp đôi đầu tư song phương và trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Continue reading “Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam”

Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Theo báo chí Cam Bốt, ngày 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh và đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên đã đến căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville để dự lễ động thổ công trình cải tạo căn cứ này.

Vào lúc đó, tờ báo Khmer Times dẫn lời đại sứ Vương Văn Thiên nhấn mạnh công trình nói trên chỉ nhằm giúp hiện đại hóa hải quân Cam Bốt, chứ không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, ông bác bỏ thông tin cho rằng căn cứ Ream khi được hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Trước đó, ngày 07/06, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh cũng tuyên bố Cam Bốt sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng độc quyền căn cứ Ream, hoặc phát triển địa điểm này làm căn cứ quân sự. Continue reading “Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt”

Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “New carrier’s name, Fujian, mirrors Xi’s Taiwan obsession,” Nikkei Asia, 30/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến để quan sát kỹ Đài Loan.

Tên gọi của tàu sân bay thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, được hạ thủy tại Thượng Hải vào ngày 17/06, không phải là cái tên mà hầu hết chúng ta mong đợi.

Tàu sân bay đầu tiên của nước này, được cải tạo ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, nằm phía đông bắc, được đặt tên là Liêu Ninh. Tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, được đóng tại cùng thành phố cảng trên, được đặt tên là Sơn Đông, theo tên tỉnh nằm đối diện bên kia Vịnh Bột Hải. Continue reading “Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan”

Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Beijing Is Still Playing the Long Game on Taiwan”, Foreign Affairs, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Trung Quốc lại không có kế hoạch xâm lược trong tương lai gần?

Quan ngại đang gia tăng ở Đài Loan, Mỹ, cũng như các đồng minh của Mỹ ở châu Á, rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công Đài Loan trong tương lai gần. Trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào năm ngoái, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể tìm cách chiếm hòn đảo trong sáu năm tới. Thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục là yếu tố quan trọng trong “giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và như nhà khoa học chính trị Oriana Skylar Mastro đã lập luận trong bài viết của mình, Tập muốn “thống nhất với Đài Loan là một phần di sản cá nhân của ông”, cho thấy rằng một cuộc xâm lược vũ trang có thể xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thư ký Đảng Cộng sản thứ ba của ông vào năm 2027, và gần như chắc chắn sẽ xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ tư tiềm năng vào năm 2032. Continue reading “Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan”

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ

Nguồn: Sam Roggeveen, “China’s Third Aircraft Carrier Is Aimed at a Post-U.S. Asia,” Foreign Policy, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh chưa thể trực tiếp thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ.

Việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay mới nhất, chiếc thứ ba của nước này, đồng thời là con tàu thứ hai được đóng hoàn toàn trong nước, nói lên tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành một cường quốc quân sự có vị thế và tầm vóc toàn cầu. Nó cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực mà lâu nay vẫn là thế mạnh của Washington. Sự thống trị quân sự của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á, được xây dựng dựa trên sức mạnh hàng hải, và sức mạnh hàng hải đó lại được xây dựng dựa trên hạm đội tàu sân bay của họ. Giờ đây, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức: Bất cứ điều gì các anh có thể làm, chúng tôi cũng có thể làm, thậm chí lớn hơn và tốt hơn. Continue reading “Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ”

Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược

Nguồn: Kathrin Hille và Demetri Sevastopulo, “Taiwan: preparing for a potential Chinese invasion”, Financial Times, 07/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng của Tập Cận Bình và quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nỗ lực sáp nhập Đài Loan.

Tháng trước, khi Joe Biden cam kết sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tuyên bố của ông đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, “Nếu Mỹ tiếp tục đi vào con đường sai lầm, họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể ngờ.”

Câu nói này có thể được hiểu là lời cảnh báo về một cuộc chiến. Cùng ngày, máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc và Nga đã có một cuộc tập trận chung gần Nhật Bản. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược”

Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China feels slight unease in intimidating Japan with Russia,” Nikkei Asia, 16/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình cảnh chật vật của Nga ở Ukraine khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về việc hùa theo Moscow.

Kể từ năm ngoái, Trung Quốc và Nga đã tiến hành các hoạt động quân sự chung trên các vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản. Hôm Chủ nhật, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các hoạt động này với người đồng cấp Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa.

Tuy nhiên, trong lúc Bắc Kinh tiếp tục thị uy với Tokyo, bao gồm cả việc cùng Nga bay máy bay ném bom chiến lược đến gần Nhật Bản, thì tình cảnh khó khăn của Moscow ở Ukraine đang đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bắc Kinh không muốn cộng đồng quốc tế kết luận rằng họ đoàn kết về mặt quân sự với Nga. Continue reading “Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản”

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Continue reading “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?

Nguồn: Charles Edel, “A Fault Line in the Pacific“, Foreign Affairs, 03/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mối nguy từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên các đảo quốc Thái Bình Dương.

Lần cuối cùng mà hầu hết người Mỹ chú ý đến Quần đảo Solomon là vào giữa Thế chiến II, khi Mỹ và Nhật Bản có một trận hải chiến kéo dài trên vùng biển và vùng trời xung quanh Guadalcanal. Trận chiến cam go đó đã có tác động mang tính chiến lược rất lớn – chặn đứng bước tiến của Nhật vào Nam Thái Bình Dương, đảm bảo rằng các quốc gia đồng minh như Australia và New Zealand không bị các thế lực thù địch bao vây hoặc cắt đứt nguồn tiếp tế, đảo ngược thế trận ở Thái Bình Dương, cũng như cung cấp căn cứ để phát động cuộc phản công chống lại kẻ thù toàn trị. Nhắc đến hàng trăm hòn đảo nhỏ trải dài trên Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt giải thích với công chúng Mỹ rằng, dù chúng có thể “chỉ là những chấm nhỏ trên hầu hết các bản đồ … nhưng chúng bao phủ một khu vực chiến lược rộng lớn.” Continue reading “Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân

Nguồn: Stacie L. Pettyjohn và Becca Wasser, “A Fight Over Taiwan Could Go Nuclear,” Foreign Affairs, 20/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi chiến tranh tiết lộ cho chúng ta xung đột Mỹ-Trung có thể leo thang đến thế nào.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh hạt nhân, bởi vì Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở mức báo động cao, và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến “hậu quả mà các người chưa bao giờ chứng kiến.” Hành động khiêu khích quân sự này đã xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và thu hút sự chú ý ở Washington. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan, và Mỹ đứng ra hỗ trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang thậm chí còn có thể vượt xa tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu. Continue reading “Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”