Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P2)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Đài Loan: một di sản đáng tiếc

Di sản rắc rối nhất trong chính sách ngoại giao Trung Quốc của Nixon và Kissinger là Đài Loan. Riêng về vấn đề này, các chuyến đi của Nixon và Kissinger đã bị soi xét kỹ lưỡng ở Mỹ, không phải vì những gì chúng thu được, mà vì những gì chúng có thể đã đánh mất một cách ngây thơ.

Trong hồi ký của mình, Kissinger khẳng định rằng Đài Loan hầu như không xuất hiện trong cuộc trò chuyện của ông với Thủ tướng Chu Ân Lai. Hồ sơ giải mật về cuộc trò chuyện của họ lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác – rằng ngay từ đầu, Chu đã không ngừng ép Kissinger phải từ bỏ Đài Loan. Nếu không có một dàn xếp về Đài Loan, Chu nói rõ, sẽ không có hòa giải với Mỹ. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P2)”

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)

Nguồn: Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài năm sau khi cảm giác hưng phấn của chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh đã không còn, Henry Kissinger chia sẻ sau một cuộc gặp đầy gay gắt với những người đồng cấp Trung Quốc: “Khi những người này không cần chúng ta nữa,” ông nói trong lúc quay sang một trong những trợ lý của mình, “sẽ rất khó để đối phó với họ.”

Chuyến đi đáng nhớ năm 1971 của Kissinger, mà ông đã bắt đầu bằng cách giả bệnh khi ở Pakistan để có thể lên máy bay đến Bắc Kinh, đã trở thành bước đệm để Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thủ đô Trung Quốc một năm sau đó. Continue reading “Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)”

Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cơ hội nâng tầm quan hệ đối tác Việt Nam – Australia đang trong tầm với, nhưng hai bên cần triển khai các bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này.

Australia đang nỗ lực tạo dựng cột mốc mới trong quan hệ với Việt Nam. Vào tháng 5/2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề xuất nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện (CSP) vào năm 2023. Nếu muốn biến mục tiêu này thành hiện thực, lãnh đạo hai nước cần thúc đẩy hợp tác song phương chặt chẽ hơn trên một số lĩnh vực chính.

Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Việt Nam – Australia đã phát triển mạnh mẽ. Việc Hà Nội theo đuổi nguyên tắc đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” góp phần mở rộng liên kết và làm sâu sắc hơn mức độ tin cậy giữa hai bên. Việt Nam là mục tiêu trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận Đông Nam Á của Australia, nhất là khi nước này khôi phục viện trợ song phương cho Việt Nam từ năm 1991. Continue reading “Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022”

Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm quyền. Đây là dịp để tổng kết một năm quan hệ Mỹ – Việt dưới thời vị tổng thống Dân Chủ này.  Nhìn chung, trong một năm qua, quan hệ giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục phát triển. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, kể từ nay được xem là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Quan hệ Việt-Mỹ một năm qua đã được đánh dấu bằng hai chuyến viếng thăm quan trọng đến Việt Nam: Chuyến thăm của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8/2021 và chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin trước đó một tháng. Continue reading “Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng” (an appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last – Churchill).

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới “hậu chiến tranh lạnh” (Mỹ – Xô) hay “chiến tranh lạnh kiểu mới” (Mỹ – Trung), yếu tố “bất định” và “khó lường” ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh. Continue reading “Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?”

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Nguồn: Derek Grossman, “Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat”, Nikkei Asia, 10/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không. Continue reading “Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra”

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. Continue reading “Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?”

Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida

Tác giả: Phan Văn Tìm

Vào đầu tháng 10, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, sau khi được đảng Dân chủ Tự do (LDP) bầu làm lãnh đạo đảng, đã chính thức nhậm chức thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga – người đã thông báo từ chức vào đầu tháng 9 sau gần một năm cầm quyền.

So với người tiền nhiệm, Kishida có kinh nghiệm ngoại giao phong phú khi từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2017 và từng kinh qua vị trí Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP. Kinh nghiệm dày dạn có khả năng giúp Kishida triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt. Theo giáo sư Andrew Oros, Kishida cơ bản sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại Nhật Bản của các chính quyền tiền nhiệm như thắt chặt quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) thông qua tăng cường quan hệ với các quốc gia trong “Bộ tứ” (Quad) cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida”

Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.

Tuy nhiên, việc thành lập AUKUS thì hoàn toàn nghiêm túc, chẳng “lãng mạn” chút nào, và là kết quả của những nỗ lực thương lượng không ngừng nghỉ trong nhiều tháng trước đó của quan chức cấp cao 3 nước, trước khi AUKUS chính thức ra đời ngày 15/9/2021 vừa qua.

Tạm thời có thể rút ra 10 nhận xét nhanh từ sự ra đời của AUKUS như sau: Continue reading “Mười điều rút ra từ sự ra đời của Liên minh AUKUS”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc

Tác giả: Hoàng Lan

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực (sau đây gọi là Luật 9/2021). Từ 53 điều với 3.539 ký tự trong bản Luật năm 1983 (sửa đổi năm 2016), Luật 9/2021 có độ dài gấp gần 6 lần với 18.322 ký tự và 122 điều khoản quy định những nội dung chi tiết trong việc quản lý và giám sát tàu thuyền trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là khu vực thuộc “quyền tài phán” của nước này. Trong bối cảnh Luật Hải cảnh mới có hiệu lực đầu năm nay vẫn còn chưa hết gây tranh cãi, các quốc gia xung quanh lại nhanh chóng phải đặt tiếp câu hỏi: Luật 9/2021 có điểm gì mới? Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Continue reading “Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris

Nguồn: Xirui Li và Dingding Chen, “Kamala Harris’ Southeast Asia Visit Shows Biden’s Southeast Asia Policy Still Lacks a Clear Roadmap, The Diplomat, 27/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Việc Hoa Kỳ mở rộng hợp tác với Đông Nam Á là một bước đi đáng hoan nghênh, nhưng vẫn còn đó câu hỏi về chiến lược dài hạn của nước này.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vừa khép lại chuyến công du Đông Nam Á, chuyến thăm nước ngoài thứ hai của bà kể từ khi nhậm chức. Sau một số tiếp xúc cấp cao với các nước Đông Nam Á trong hai tháng qua – bao gồm chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Indonesia, Campuchia và Thái Lan; chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines; cũng như việc Ngoại trưởng Antony Blinken tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng với ASEAN – chuyến thăm của Harris cho đến nay là minh chứng cao nhất về cam kết “ở lại” khu vực của Hoa Kỳ. Continue reading “Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?

Tác giả: Đỗ Thiện phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày mai (24-8), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ rời Singapore và đến thăm Việt Nam theo chương trình công du châu Á kéo dài khoảng một tuần. TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), nhận định: Quan hệ Việt Nam và Mỹ đang vào giai đoạn thuận lợi nhất trong vòng hơn hai thập niên qua. Đây là nền tảng quan trọng để cả hai nghiên cứu thúc đẩy mối quan hệ song phương lên tầm cao mới trong tương lai. Continue reading “Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?”