Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?

Turks-continue-to-support-democracy-in-Egypt-2

Nguồn: Dani Rodrick, “The Problem is Authoritarianism, Not Islam”, Project Syndicate, 12/08/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Về mặt cơ bản, đạo Hồi có phải là không tương thích với dân chủ không? Lần này qua lần khác, các sự kiện thôi thúc chúng ta hỏi câu hỏi này. Nhưng câu hỏi này gây bối rối nhiều hơn là giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Tunisia là những quốc gia rất khác nhau, nhưng các quốc gia này đều có một điểm chung là những chính quyền theo chủ nghĩa Hồi giáo (hoặc ít ra là gần đây trong trường hợp của Ai Cập). Ở nhiều mức độ khác nhau, các chính quyền này đã làm xói mòn sự tin tưởng vào nền dân chủ của họ vì không bảo vệ quyền dân sự và quyền con người, và đã sử dụng những biện pháp nặng tay để chống lại các đối thủ. Mặc cho những cam kết được lặp đi lặp lại, các lãnh đạo Hồi giáo đã cho thấy ít quan tâm đến dân chủ, trừ lúc cần chiến thắng ở thùng phiếu. Continue reading “Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?”

Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?

Nguồn: Ivan Sukhov, “Who Will Build a Better Future for Russia?The Moscow Times, 29/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một bạn đại học cũ của tôi, quen biết đã hơn 20 năm, đang có kế hoạch rời bỏ nước Nga vĩnh viễn vào tháng 9 này.

Giống như những đám mây đang quần tụ vần vũ trước một cơn bão, bạn gần bạn xa của tôi đang bàn đến việc rời bỏ nước Nga. Những cơn gió như thế đã bắt đầu, báo hiệu một cơn bão lớn.

Tất nhiên sẽ ít khả năng có một dòng di dân ào ạt: Trong một phần tư thế kỷ qua kể từ khi Bức màn Sắt sụp đổ, chỉ có khoảng 10% người Nga từng du lịch ra nước ngoài – bao gồm cả số lượng lớn đi du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, chỉ có một thiểu số dự định rời khỏi nước Nga mãi mãi. Continue reading “Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc

UN Logo

Nguồn: Bertrand Badie, “Les Nations unies face au conservatisme des grandes puissances,” Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng mất ăn, mất ngủ vì lo ngại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ từ chối phê chuẩn văn kiện thành lập Liên Hợp Quốc mà chính ông là một trong những người khởi xướng khi Thế chiến II kết thúc. Nguy cơ này là có thật do người tiền nhiệm của ông, Woodrow Wilson, đã từng nếm trái đắng một phần tư thế kỷ trước đó, mặc dù Wilson là người đi tiên phong trong việc thành lập Hội Quốc Liên.[1] Nên nhớ rằng các nghị sỹ Hoa Kỳ luôn bảo vệ quyết liệt một học thuyết cổ điển là không ai có thể thay thế nhân dân trong việc xây dựng luật pháp: dù là luật quốc tế hay một tổ chức đa phương nào đó cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi, chứ chưa nói đến là làm triệt tiêu chủ quyền quốc gia. Vào thời điểm đó, người ta đã tranh cãi rất nhiều về vị trí của tổ chức quốc tế được cải tổ từ Hội Quốc Liên này. Những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, 60 năm sau, hẳn vẫn còn nhớ về điều đó. Continue reading “Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc”

Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc

20101211_bkd001

Nguồn: Pranab Bardhan, “The Contradictions of China’s Communist Capitalism”, Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tuột dốc chóng mặt gần đây của hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã đặt ra một cuộc thử nghiệm độc đáo cho các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Chừng nào các thị trường còn tăng lên, nghịch lý về sự phát triển tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ dưới sự giám sát của đảng Cộng sản lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới chỉ khiến các học giả và các nhà Mác-xít theo trường phái cũ thêm bối rối. Khi giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ hàng của họ, các thiết chế tài chính nước ngoài và nhiều nhà đầu tư nhỏ của Trung Quốc (được phép vay ký quỹ) hái ra tiền nhờ chứng khoán, không một ai quan tâm tìm hiểu “sinh vật đột biến gien mà họ đang vỗ béo”. Continue reading “Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc”

Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga

134398567_14364874764591n

Nguồn: Vladimir Ryzhkov, “Pivot East Won’t Solve Russia’s Problems”, The Moscow Times, 16/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn

Nhà cầm quyền Nga có một động thái mang tính biểu tượng là chọn Ufa, thủ phủ vùng thảo nguyên Bashkortostan để tổ chức sự kiện kép: thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thượng đỉnh  BRICS. Khách được chào đón theo phong tục Nga kết hợp với phong tục vùng Bashkir. Vừa hạ cánh, khách được được đón bằng bánh mì và muối theo truyền thống Nga rồi được đãi trà với sữa dê trong lều da Bashkir của dân du mục – một biểu tượng mới nhằm làm sâu sắc thêm tình đoàn kết của nhóm quốc gia phi phương Tây.

Sau khi đã chành chọe với phương Tây và đang mắc kẹt vào cuộc đối đầu gay go nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ này, Nga đang đặt cược vào Nam và Đông. Bằng cách này, Nga hy vọng đạt ba mục đích chính: 1) tránh được sự cô lập quốc tế toàn diện; 2) tạo ra một mặt trận các nước chống phương Tây có khả năng thách thức vai trò áp đảo của phương Tây và thay đổi luật chơi trong chính trị, kinh tế, và các định chế quốc tế; và 3) thay thế các nguồn lực, công nghệ và thị trường phương Tây mà Nga đã mất, bằng nguồn từ các nước phi phương Tây. Continue reading “Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga”

Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia

najib1mdb1

Nguồn: Bridget Welsh, “Corruption scandal divides Malaysia’s political elite”, East Asia Forum, 21/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Malaysia Najib Razak đang đối mặt với những cáo buộc mạnh mẽ liên quan đến biển thủ công quỹ, tham nhũng và thao túng bầu cử – những vấn đề đánh thẳng vào vai trò lãnh đạo cũng như tính chính danh của chính phủ của ông. Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) – đảng chính trị của Najib – và cả Malaysia lại sa vào một cuộc khủng hoảng nữa.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã lôi ra ánh sáng các vấn đề quản lý kinh tế sai, khiến danh tiếng các thể chế tài chính của Malaysia bị giảm sút. Số tiền được cho là nằm trong tài khoản ngân hàng của Najib (700 triệu USD) đã tạo ra nhiều cơn sốc. Các lãnh đạo UMNO biết rằng kể cả trong những vụ giải ngân bầu cử ồ ạt trong cuộc tổng tuyển cử 2013, số tiền cỡ đó cũng không thể nào rót hết xuống mạng lưới bảo trợ thân hữu của họ. Continue reading “Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”

Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm

lead_large

Nguồn: Barry Eichengreen, “China the Responsible Stakeholder”, Project Syndicate, 10/06/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến với châu Á và bạn sẽ nghe thấy một chuỗi những điều đáng lo ngại về việc Trung Quốc đang bành trướng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. Nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment – AIIB) đã được thành lập trong đó chính phủ Trung Quốc nắm giữ 30% cổ phần. Bên cạnh đó còn có dự án Nhất Đới, Nhất Lộ (One Belt, One Road) nhằm phát triển “Con đường tơ lụa” mới mở rộng qua khu vực Trung Á cùng với một tuyến đường tơ lụa trên biển nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Trung Đông, và cuối cùng là châu Âu.

Về mặt tài chính, Trung Quốc đang thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế. Đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường khẳng định lợi ích quân sự của mình bằng việc đẩy mạnh tranh chấp trên quần đảo Trường Sa và xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Khuyến khích Trung Quốc trở thành thành viên có trách nhiệm”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ

55a2d22fdf725

Nguồn: Chen-shen J. Yen, “Taiwan gears up for all-female presidential race,” East Asia Forum, 01/07/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với việc Phó Chủ tịch Lập pháp viện (tức Quốc hội Đài Loan – NHĐ), bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), được Ủy ban Thường vụ Quốc Dân Đảng (KMT) xác nhận, các ứng viên của hai đảng chính tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2016 đều là nữ, dẫn đến một kết luận hiển nhiên là sẽ có một nữ tổng thống ở Đài Loan vào năm tới.

Ứng cử viên Đảng Dân Tiến (DPP), bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), từng tranh cử vào văn phòng tổng thống năm 2012 nhưng đã để thua đương kim tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Lần này, với sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng đang ở mức thấp và sinh khí của Đảng Dân Tiến từ sau chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014, bà Thái được tin là sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ”

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ

640x392_55396_170733

Nguồn: Dani Rodrik, “Rethinking Democracy,” Project Syndicate, 11/07/2014.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Việc phổ biến các chuẩn mực dân chủ từ các nước phương Tây tiên tiến tới phần còn lại của thế giới có lẽ là những lợi ích quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt với dân chủ. Các chính phủ dân chủ ngày nay hoạt động kém, và tương lai của họ vẫn còn đáng ngờ. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về dân chủ”

Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Georgy Satarov, “Putin Made Simple”, Project Syndicate, 30/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2000, ban vận động tranh cử của ông đã phát hành cuốn sách “Nhân vật số một: những cuộc trò chuyện với Vladimir Putin”, dựa trên 24 giờ phỏng vấn giữa Putin và 3 nhà báo. Với các trích dẫn như “Thực sự, cuộc sống rất đơn giản”, cuốn sách bộc lộ một niềm tin chủ chốt, đóng vai trò nền tảng cho phong cách lãnh đạo của Putin: thế giới phức tạp này có thể và phải được làm cho đơn giản đi. Continue reading “Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin”

“Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn

corruption

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Impunity Trap”, Project Syndicate, 03/06/2015

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thế giới của chúng ta là một thế giới của sự không bị trừng phạt. Những cáo buộc tham nhũng đã đầy rẫy ở FIFA trong nhiều thập niên, mà đỉnh điểm là các lời buộc tội đối với các quan chức tại nhiệm và các cựu quan chức tuần trước. Tuy nhiên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tái đắc cử bốn lần, bao gồm cả lần sau khi các lời buộc tội đã được đệ trình (lên cơ quan tố tụng). Đúng vậy, Blatter cuối cùng cũng từ chức, nhưng chỉ sau khi ông ta và hàng tá thành viên của liên đoàn một lần nữa tỏ rõ sự khinh thường đối với sự trung thực và luật pháp.

Chúng ta chứng kiến kiểu hành xử này trên khắp thế giới. Hãy xem xét trường hợp Phố Wall. Vào năm 2013 và 2014, JPMorgan Chase chi hơn 20 tỷ đôla tiền phạt cho các hành động tài chính phi pháp; tuy nhiên giám đốc điều hành đã mang về 20 triệu đô la tiền lương trong cả năm 2014 lẫn 2015. Hay hãy xem xét các vụ bê bối tham nhũng ở Brazil, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác, những nơi mà chính phủ vẫn nắm quyền kể cả sau khi tham nhũng cấp cao trong đảng cầm quyền bị phanh phui. Continue reading ““Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn”

Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản

 Close up of friends with circle of smart phones

Nguồn: Nicole M Aschoff, “The Smartphone Society”, Jacobin Magazine, 03/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như xe hơi đã định ra thế kỉ hai mươi, điện thoại thông minh đang tái định hình cách chúng ta sống và làm việc ngày nay.

Trong nhiều phương diện thì xe hơi là một món hàng quyết định của thế kỉ hai mươi. Tầm quan trọng của nó không bắt nguồn từ tính thục luyện kĩ nghệ hoặc độ phức tạp của dây chuyền sản xuất, mà thay vào đó bắt nguồn từ khả năng phản ánh và định hình xã hội. Những phương thức mà chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sử dụng và điều tiết xe hơi chính là cửa sổ giúp chúng ta hiểu được chủ nghĩa tư bản của thế kỉ hai mươi – một cái nhìn sơ bộ về cách mà phần xã hội, chính trị và kinh tế giao cắt và đụng độ nhau.

Ngày nay, trong một giai đoạn mà đặc trưng là sự tài chính hóa và toàn cầu hóa, trong đó “thông tin” nằm ở ngôi vua, thì ý tưởng về bất kì món hàng nào định nên thời đại này trông có vẻ lạ kì. Nhưng hàng hóa ngày nay không kém phần quan trọng, và mối quan hệ của con người với chúng vẫn còn là điều trọng tâm để hiểu được xã hội. Nếu xe hơi là nền tảng để nắm bắt thế kỉ trước, thì điện thoại thông minh chính là món hàng quyết định nên thời đại chúng ta. Continue reading “Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản”

Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS

BRICS_heads_of_state_and_government

Ngun: Shashi Tharoor, “Taking the BRICS Seriously”, Project Syndicate, 19/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Phạm Trang Nhung

Trên chiếc thuyền xuôi theo dòng sông Moscow vào một buổi tối mát mẻ đầu tháng này, tôi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (National People’s Congress hay Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc). Trong khi ấy, hai nghị sĩ đến từ Nam Phi và Brazil đang lắc lư theo điệu nhạc Nga và một hướng dẫn viên đang chỉ dẫn những điểm tham quan. Diễn đàn nghị viện đầu tiên của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới – Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã kết thúc trong không khí hoan hỉ.

Trước khi hội nghị diễn ra, nhiều người băn khoăn rằng liệu năm nghị viện này có thể tìm được lập trường chung hay không. Điều gì có thể là điểm chung giữa Lok Sabha (Hạ viện Ấn Độ) ồn ào và đầy chia rẽ với những cuộc tranh cãi kịch liệt và một Nhân Đại lịch thiệp, có tiếng là được kiểm soát nghiêm ngặt trong việc nhắc lại các quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Nhiều người tin rằng tư cách thành viên trong nhóm BRICS mới không phải một nền tảng đủ mạnh để hợp tác. Continue reading “Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS”

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”