#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Politics”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 205-216.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Một kết quả tổng tuyển cử như vào tháng 5/2011 sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) giành được trung bình 60,1% số phiếu trên toàn quốc và mất sáu ghế – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965. Sự thống trị gần như áp đảo của PAP trong các cuộc bầu cử trước đó đã không thể duy trì được về lâu dài. Nó từng xảy ra do thế hệ lớn lên cùng nền độc lập của Singapore đã chứng kiến tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể từ một mức thấp. Continue reading “#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore”

Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan

Tác giả: Patrick Jory | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Dù cuộc đảo chính quân sự gần đây tại Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới do chính quyền quân sự mới nắm quyền đã ra lệnh ngừng một số quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nó cũng mang những ý nghĩa địa chính trị sâu rộng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu một cách trực diện bất thường khi nói về tình hình ở Thái Lan, kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng kiểm duyệt truyền thông và “nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử”. Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính là Tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra một kế hoạch cải cách chính trị, trong đó xác định sẽ tổ chức bầu cử “trong vòng 15 tháng”. Continue reading “Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan”

Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia

Author: Ramses Amer 

Source: Asia Paper, June 2014.

Abstract:
The main purpose of this study is to analyse the impact of government policies and foreign relations on ethnic minorities. This is done through two case studies from East Asia. The cases are: 1) the ethnic Chinese in Vietnam and Sino-Vietnamese relations, and 2) the ethnic Vietnamese in Cambodia and Cambodia-Vietnam relations. Both cases display that inter-state relations can have considerable impact on the situation of ethnic minorities in neighbouring countries. The two cases also display that deteriorating inter-state relations can influence government policies toward ethnic minorities. In both cases deteriorating inter-state relations combined with government policies have caused large-scale migrations, in particular in the 1970s. The empirical evidence provided by the two cases and the lessons drawn from them are used to analyse the relationship between government policies and inter-state relations both in relation to the two cases and more broadly. The two cases display the relevance of studying the triangular relationship between host country, country of origin, and ethnic minority. In both cases the minorities can be seen as diasporas in countries bordering on their country of origin. The case of the ethnic Chinese in Vietnam displays a case when the minority comes under pressure for a period of time due to a deterioration of relations between host country and country of origin. The case of the ethnic Vietnamese in Cambodia display a similar pattern of development coupled with a domestic situation in which the ethnic Vietnamese are facing negative repercussions due to the domestic political situation. Thus, the basic difference between the two cases is that the ethnic Chinese in Vietnam have been reintegrated into Vietnamese society while the ethnic Vietnamese in Cambodia have not. Continue reading “Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21

Public-diplomacy

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tại sao “Ngoại giao Công chúng”?

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, cuộc tranh luận về ngoại giao công chúng trở nên sôi nổi và gây sự chú ý lớn của công luận với việc chính quyền Mỹ đề cao hình thức ngoại giao này nhằm khôi phục lại hình ảnh, uy tín chính trị quốc tế (như một bộ phận trong sức mạnh tổng thể và còn được gọi là “sức mạnh mềm” (soft power)[2]) của một siêu cường toàn cầu trong con mắt của cộng đồng quốc tế nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng, qua đó giúp loại trừ tận gốc nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa đến hòa bình, an ninh, phát triển của nhiều quốc gia.[3] Continue reading “Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21”

“Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Mở đầu

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đưa các quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng, đi vào chiều sâu và ổn định, chú trọng hiệu quả, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo sự đan xen lợi ích nhằm củng cố vị thế của ta và bảo đảm lợi ích quốc gia trong quan hệ với các nước này. Trong quá trình này, Việt Nam mong muốn “là bạnđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đây là một thông điệp đối ngoại phù hợp vì việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ tin cậy lẫn nhau góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ (tránh rủi ro và những sự cố bất ngờ) cũng như sự hợp tác nhiều mặt giữa các bên. Continue reading ““Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”

#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

????????

Nguồn: Daniel Deudney & G. John Ikenberry (2009). “The Unravelling of the Cold War Settlement”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 6, pp. 39-62.>>PDF

Biên dịch: Đặng Mạnh Tuân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, khi Chiến tranh Lạnh sắp sửa kết thúc, các lãnh đạo của Mỹ và Nga đã cùng nhau nhìn thấy trước được một trật tự thế giới mới đang nổi lên. Họ cũng đã dự thảo một dàn xếp với các nguyên tắc và thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình giữa các cường quốc cũng như mở rộng trật tự tự do quốc tế. Không giống với bất kì dàn xếp nào trước đó, trọng tâm của dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh về kiểm soát vũ khí không phải dựa trên điểm mạnh của bên chiến thắng hay điểm yếu của bên bại trận mà dựa trên mối đe dọa chung mà cả hai phe đều phải đối mặt từ một loại vũ khí mới. Xuất hiện sau năm thập kỉ đối kháng và cạnh tranh mãnh liệt, sự tái thiết ngoại giao này giữa Nga và phương Tây dường như đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong chính trị thế giới. Continue reading “#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh”

#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia

Nguồn: Philip N. Howard & Muzammil M. Hussain (2011). “The Upheavals in Egypt and Tunisia: The Role of Digital Media”, Journal of Democracy, Vol. 22, No. 3, pp. 35-48.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: #132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử 

Như những bài nghiên cứu từ trước đến nay thường nhận định, trên thực tế hiện nay thế giới vẫn còn một khu vực chưa hề bị tác động bởi làn sóng dân chủ thứ ba, đó là Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới của người Ả Rập không chỉ thiếu vắng chế độ dân chủ, mà còn không có cả những phong trào quần chúng rộng lớn để thúc đẩy chế độ này. Continue reading “#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia”

#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?

Chad-Harne-Waddaye73282lpr

Nguồn: Roland Paris (2001). “Human Security: Paradigm Shift or Hot Air?” International Security, Vol. 26, No. 2, pp. 87–102.>>PDF

Biên dịch: Võ Thị Trúc Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Continue reading “#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?”

#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “India: In the Grip of Caste”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 147-157.

Biên dịch: Tống Thị Thanh Duyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One man’s view of the world

ẤN ĐỘ: Dưới vòng kim cô của hệ thống đẳng cấp

Qua nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận rằng không thể so sánh Trung Quốc với Ấn Độ. Trung Quốc phát triển một cách hữu cơ và trở thành một dân tộc thống nhất. Nó không phải là một quốc gia do người ngoài tạo lập nên. Người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và hầu hết mọi người trong đất nước đều có thể nói cùng ngôn ngữ. Trung Quốc có một sự cố kết mà Ấn Độ không có. Ở Ấn Độ có hơn 400 ngôn ngữ bản địa, và trước khi người Anh đến cai trị và thống nhất họ bằng cách xây nên một mạng lưới đường sắt, họ là những nhóm người đa dạng, mỗi nhóm lại nằm dưới quyền một maharaja (hoàng tử), một sultan (quốc vương Hồi giáo) hay một nawab (lãnh đạo quý tộc). Continue reading “#144 – Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ”

#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nguồn: Sharon L. Wolchik (2012). “Putinism Under Siege: Can There Be a Color Revolution?” Journal of Democracy, Vol. 23, No. 3 (July), pp. 63-70.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thùy Liên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình vào tháng 12/2011 là những cuộc biểu tình lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ, làm dấy lên những câu hỏi rằng: liệu bộ máy chính quyền của Putin có thể rơi vào một cuộc cách mạng “màu” hay cách mạng trong bầu cử, giống như những cuộc cách mạng đã từng  hất cẳng các chế độ chuyên quyền khác ở những nước hậu Cộng sản tại Châu Âu và lục địa Á – Âu trong một thập kỷ rưỡi qua hay không? Continue reading “#139 – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?”

#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi

Nguồn: Samuel Kim (2008). “The Evolving Asian System: Three Transformations”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 35-56.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn International Relations of Asia

Lịch sử liệu có lặp lại ở châu Á? Tương lai châu Á có tương đồng với quá khứ của nó? Và sẽ giống với quá khứ của châu Á hay của châu Âu? Trong những năm hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn này đã gây tranh cãi giữa nhiều học giả và các nhà phê bình chính sách thuộc những hướng lý thuyết và quy chuẩn khác nhau, và rút cục chỉ làm nảy sinh hàng loạt dự báo đối lập nhau. Nhằm phục vụ mục tiêu phân tích trong chương về lịch sử này, chỉ có hai viễn cảnh “trở về tương lai” đáng được xem là điểm xuất phát khả dĩ ở đây. Continue reading “#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi”

#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?

Nguồn: Ronald Inglehart & Christian Welzel (2009). “How Development Leads to Democracy: What We Know about Modernization”, Foreign Affairs, Vol. 88, No. 2, pp 33-48.>>PDF

Biên dịch: Phan Thị Hoài Phương | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ dân chủ đã nhường chỗ cho suy thoái dân chủ. Từ năm 1985 đến 1995, nhiều quốc gia thực hiện việc chuyển đổi sang dân chủ, mang hưng phấn lan rộng về tương lai của nền dân chủ. Nhưng gần đây, dân chủ đã thoái lui ở Bangladesh, Nigeria, Philippines, Nga, Thái Lan, và Venezuela. Còn những nỗ lực của chính quyền Bush để thiết lập nền dân chủ ở Afghanistan và Iraq dường như đã đẩy cả hai nước này vào sự hỗn loạn. Với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga, những phát triển này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng nền dân chủ đã đạt đến đỉnh điểm và không còn dâng cao được nữa. Continue reading “#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?”

#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.>>PDF

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi Continue reading “#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử”

#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh

Nguồn: Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, pp. 110-124.>>PDF

Biên dịch: Phạm Hương Trà | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Bài viết này mở rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm quyền lực thông minh, được định nghĩa là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả. Bài viết lập luận rằng việc phát huy quyền lực thông minh đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại. Những tranh luận hiện nay về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm chịu tác động từ những thất bại trong việc xử lý các khía cạnh khái niệm, thể chế và chính trị của thách thức nêu trên. Đây cũng là ba khía cạnh được tác giả phân tích trong bài viết này. Continue reading “#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh”