Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong ba thập niên kể từ giữa những năm 1970, thế giới chứng kiến một làn sóng mở rộng dân chủ đầy ấn tượng – thường được gọi là “làn sóng thứ ba” – với việc nhiều chế độ chuyên chế bị sụp đổ hay phải cải tổ lại. Đến năm 1993, phần lớn các nước với dân số trên 1 triệu người đã trở thành các quôc gia dân chủ. Mức độ tự do, theo Freedom House, cũng dần tăng. Trong phần lớn các năm từ 1991 đến 2005, có nhiều quốc gia giành được tự do hơn là mất tự do.

Song vào khoảng năm 2006, đà tiến lên của dân chủ bị chững lại. Mỗi năm kể từ 2007, trái ngược với xu thế hậu Chiến tranh Lạnh trước đó, nhiều quốc gia chứng kiến tự do của họ suy giảm hơn là tăng. Pháp quyền bị giáng một đòn nặng, đặc biệt là ở châu Phi và các nước hậu cộng sản; tự do dân sự và các quyền bầu cử cũng đồng thời suy thoái. Continue reading “Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay”

Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?

Nguồn: Partnership is much better for China than it is for Russia“, The Economist, 27/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mối quan hệ tay ba của chính trị toàn cầu. Kể từ sau Thế chiến II, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đã nhiều lần hoán đổi đối tác với nhau. Sự sụp đổ của hiệp ước Trung-Xô sau cái chết của Josef Stalin dẫn đến chuyến thăm của Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972 và chính sách hòa hoãn của Mikhail Gorbachev với Trung Quốc 30 năm trước. Cặp đối tác ngày nay, giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình, đã được củng cố vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. Trong mỗi trường hợp, quốc gia bị bỏ lại một mình dường như luôn phải trả giá, bằng cách bị dàn trải về mặt quân sự và ngoại giao. Continue reading “Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?”

Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?

Nguồn: Dani Rodrik, “What’s Driving Populism?”, Project Syndicate, 09/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nguyên nhân là vì văn hóa hay kinh tế? Câu hỏi đó tạo ra nhiều tranh luận về chủ nghĩa dân túy đương đại. Liệu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Brexit, và sự trỗi dậy của các đảng chính trị cánh hữu theo chủ nghĩa bản địa ở châu Âu có phải là hậu quả của sự rạn nứt sâu sắc về giá trị giữa những người bảo thủ và những người tự do, với việc những người bảo thủ quay sang ủng hộ các chính trị gia chuyên chế, bài ngoại theo chủ nghĩa dân tộc – sắc tộc hay không? Hay các hiện tượng này phản ánh sự lo lắng, bất an về kinh tế của các cử  tri, được thúc đẩy bởi khủng hoảng tài chính, chính sách thắt lưng buộc bụng và toàn cầu hóa?

Phần lớn phụ thuộc vào câu trả lời. Nếu chủ nghĩa dân túy độc đoán bắt nguồn từ gốc rễ kinh tế, thì biện pháp giải quyết thích hợp là một  hình thức chủ nghĩa dân túy khác – nhắm vào sự bất bình đẳng thu nhập và phát triển kinh tế bao trùm, nhưng đa nguyên trong chính trị và không nhất thiết gây tổn hại cho nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu nó bắt nguồn từ yếu tố văn hóa và giá trị thì số giải pháp là ít hơn. Dân chủ tự do có thể bị hủy hoại bởi những động lực và mâu thuẫn nội bộ của chính nó. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy bùng phát là do văn hóa hay kinh tế?”

Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ

Nguồn: The global crisis in conservatism”, The Economist, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng ý tưởng tự do đã “lỗi thời”. Chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng chúng tôi (The Economist) không đồng ý với tuyên bố đó. Không chỉ bởi vì Putin nói với Thời báo Tài chính rằng chủ nghĩa tự do chỉ xoay quanh vấn đề nhập cư, đa văn hóa và chính trị giới – một sự hiểu nhầm hoàn toàn – mà còn vì ông ta đã chọn sai mục tiêu. Ý tưởng bị đe dọa nhiều nhất ở phương Tây chính là chủ nghĩa bảo thủ (conservatism). Và bạn không cần phải là người theo chủ nghĩa bảo thủ mới nhận thấy điều đó đáng ngại như thế nào.

Trong các hệ thống hai đảng, như Hoa Kỳ và (nói chung) là Anh, phe hữu đang nắm quyền, nhưng chỉ bằng cách vứt bỏ các giá trị vốn từng định hình bản sắc của họ. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái, phe trung hữu đang bị xói mòn, như ở Đức và Tây Ban Nha, hoặc bị đánh bật, như ở Pháp và Ý. Còn ở những nơi khác, như Hungary, nơi có truyền thống dân chủ ngắn hơn, phe hữu đã đi thẳng tới chủ nghĩa dân túy mà không cần thử chủ nghĩa bảo thủ. Continue reading “Cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa bảo thủ”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Why the US and China See Negotiations Differently”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ vỡ vì chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc rút lại thỏa thuận về các vấn đề đã được giải quyết trước đây. Các nhà đàm phán Mỹ và Tổng thống Donald Trump rất tức giận, và vào ngày 10 tháng 5, Trump đã tăng thuế lên hơn gấp đôi đối với số hàng trị giá 200 tỷ đô la nhập từ Trung Quốc. Nhà đàm phán chính của Trung Quốc, Lưu Hạc (Liu He), nói với các phóng viên rằng vì không đạt được thỏa thuận cuối cùng nên các sửa đổi đối với thỏa thuận trước đây không phải là việc “nuốt lời”, một lập luận mà phía Mỹ dường như không chấp nhận. Chính phủ Trung Quốc hiện đã trả đũa, tuyên bố sẽ tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?”

Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?

Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.

Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Kiềm chế Trung Quốc có dễ?

Nguồn: Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc có dễ?”

Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga

Nguồn: Agnia Grigas, “Russia’s Passport Expansionism”, Project Syndicate, 07/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 24 tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rằng hộ chiếu sẽ được cấp cho người dân ở các khu vực thuộc vùng đông Donetsk và Luhansk của Ukraine hiện đang do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Điện Kremlin tuyên bố đây là một cử chỉ hoàn toàn nhân đạo. Nhưng nó thực tế là một phần trong một chiến lược dài hạn nhằm củng cố sự kiểm soát miền đông Ukraine – và, nếu xét thông báo của Nga rằng họ đang tìm cách “đơn giản hóa thủ tục cấp quốc tịch” cho tất cả người dân Ukraine, tác động từ động thái này có khả năng còn lớn hơn nữa.

Nga từ lâu đã sử dụng quyền công dân và hộ chiếu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Như tôi mô tả trong cuốn Beyond Crimea: The New Russian Empire (Không chỉ là Crimea: Đế chế Nga mới), quá trình này thường bắt đầu bằng việc thúc đẩy sức mạnh mềm và sự can dự nhân đạo. Sau đó, nó tiến tới các chính sách kiều bào nhằm hỗ trợ và “Nga hóa” những người nói tiếng Nga ở nước ngoài, đồng thời  tiến hành chiến tranh thông tin. “Hộ chiếu hóa” là bước thứ năm trong quy trình này, tiếp theo sau là bảo vệ công dân và cuối cùng là sáp nhập lãnh thổ. Continue reading “Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga”

Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?

Nguồn: Taiwan’s richest man says his run for president is divinely inspired”, The Economist, 27/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu các doanh nhân giàu có mang lại cả sức mạnh và gánh nặng chính trị, thì Terry Gou (Quách Đài Minh, sinh năm 1950) là người mang lại cả hai thứ đó ở quy mô lớn. Ông là người giàu nhất Đài Loan, với khối tài sản ước tính lên tới 7 tỷ đô la, vì vậy ông sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống mà ông tuyên bố tuần trước. Hơn thế nữa, rất ít người trên thế giới có thể tuyên bố đã tạo ra được nhiều việc làm hơn ông: bắt đầu từ một khoản vay nhỏ từ mẹ mình, ông đã xây dựng nên công ty sản xuất theo hợp đồng lớn nhất trong ngành điện tử, Foxconn, công ty sản xuất iPhone cho Apple, bên cạnh những thứ khác. Công ty sử dụng gần 1 triệu lao động. Trước những cử tri thất vọng về thành tích kinh tế dưới thời tổng thống đương nhiệm Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn), ông Gou sẽ không gặp khó khăn trong việc quảng bá mình như là giải pháp cho vấn đề của họ. Continue reading “Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?”

Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen

Nguồn: Sam Rainsy, “The Rising Cost of Strongman Rule in Cambodia”, Project Syndicate, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 04/04/2019, một nhóm các hiệp hội nhà mua hàng quốc tế thuộc các ngành may mặc, giày dép, hàng thể thao và du lịch đã gửi một bức thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen để bày tỏ lo ngại về các hành vi bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền. Trước đó, quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) rộng lớn của Campuchia, được cấp theo chương trình “All But Arms” (ABE – Mọi thứ trừ vũ khí) của EU, đã có nguy cơ bị đình chỉ vì những vi phạm đó. Các hiệp hội này cảnh báo rằng nếu Campuchia bị loại vĩnh viễn ra khỏi chương trình EBA và các thỏa thuận thương mại ưu đãi khác, các ngành hàng của họ cũng như toàn bộ nền kinh tế Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Continue reading “Hệ lụy ngày càng lớn từ chế độ chuyên chế của Hun Sen”

Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?

Nguồn: Lobbying in Donald Trump’s Washington”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống, người ta nhận thấy các doanh nghiệp lớn đã hoạt động rầm rộ ở Washington, DC. Các tổng giám đốc điều hành đã lấp đầy nội các của ông cùng các đồng nghiệp giàu có, các giám đốc điều hành, cũng như các nhà vận động hành lang. Một người từng đại diện cho ngành than nay điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Vì có nguy cơ gặp phải rất nhiều xung đột lợi ích do trước đây từng tham gia vận động hành lang cho các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nên Quyền Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt thường phải mang theo một thẻ liệt kê tất cả 22 ngành nghề trong số đó. Năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi hơn 3,4 tỷ đô la để vận động hành lang cho lợi ích của họ tại các cơ quan công quyền, nhiều hơn 8,5% so với trước khi vị tổng thống phong cách CEO lên nắm quyền (xem biểu đồ 1). Các ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đã chi hơn 500 triệu đô la mỗi ngành. Continue reading “Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?”

Minh bạch hoá hệ thống bầu cử với công nghệ Blockchain

Tác giả: Alex Phạm

Bầu cử công khai là một trong những hoạt động nền tảng để xây dựng nên một quốc gia dân chủ, công bằng và minh bạch. Chính vì thế, yêu cầu tối quan trọng đặt ra ở đây đó là chính phủ và các tổ chức liên quan phải tổ chức được một cuộc bầu cử minh bạch, không có dấu hiệu gian lận. Từ trước đến nay, các phương pháp bầu cử đã và đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia là bỏ phiếu dựa trên lá phiếu bằng giấy hay bầu cử trên nền tảng điện tử. Tuy nhiên, các phương pháp hiện tại đều ít nhiều không cung cấp mức độ minh bạch thỏa đáng dành cho các cử tri.

Thời gian gần đây, có nhiều đề xuất về việc sử dụng công nghệ blockchain để minh bạch hóa hệ thống bầu cử một cách tuyệt đối. Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề hiện hữu với hệ thống bầu cử hiện tại và công nghệ Blockchain sẽ có thể giúp khắc phục những vấn đề này như thế nào. Continue reading “Minh bạch hoá hệ thống bầu cử với công nghệ Blockchain”

Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.  Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.

Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức”

Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI

Nguồn: Italy’s plan to join China’s Belt and Road Initiative ruffles feathers”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý. Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. Continue reading “Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI”

Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “Stalemate in Crimea”, Project Syndicate, 16/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm năm sau khi Nga sáp nhập Crimea, không có lý do gì để tin rằng tình trạng bán đảo sẽ sớm thay đổi. Ngày nay, thật dễ hình dung hơn về sự thống nhất của hai miền Triều Tiên – một điều không thể tưởng tượng được vài năm trước – so với việc Crimea được trả lại cho Ukraine. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi tình hình ở bán đảo này là một “âm mưu thôn tính”, nhưng âm mưu này đã thành công. Và phương Tây không thể làm được gì về điều này.

Các hành động của Nga tại Crimea năm 2014 đã dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Điện Kremlin. Quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn ở mức thấp nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng phản ứng của Phương Tây đã không có tác dụng gì đối với lập trường của Nga. Continue reading “Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

Tác động của sự kiện Crew Dragon tới ngành công nghiệp vũ trụ Nga

Biên dịch: Phạm Hồng Nguyên

Theo AFP, Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) và công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đồng thời xác nhận rằng tàu vũ trụ có tên Crew Dragon của SpaceX đã kết nối thành công với trạm ISS hôm 3/3. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào Nga trong các chuyến đưa người lên ISS.

Kênh truyền hình Moscow 24 (M24) đã có cuộc phỏng vấn với Tiến Sĩ Vadim Lukashevich (VL) về ảnh hưởng của sự kiện này đến chương trình vũ trụ cũng như ngành công nghiệp tên lửa của Nga. Vadim Lukashevich là một chuyên gia độc lập về không gian, làm việc cho một viện nghiên cứu chính sách về vũ trụ nhưng phải nghỉ việc năm 2015 vì những chỉ trích đối với việc chuyển đổi Roscosmos từ một cơ quan chính phủ thành một công ty nhà nước. Continue reading “Tác động của sự kiện Crew Dragon tới ngành công nghiệp vũ trụ Nga”