Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông

Tác giả: Arif Havas Oegroseno| Biên dịch: NCQT

Việc Indonessia và Philippines gần đây kết thúc quá trình đàm phán vể ranh giới biển là một bước phát triển có ý nghĩa đối với 2 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc đàm phán giữa 2 nước bắt đầu vào tháng 6/1994 và bị ngưng trệ cho đến năm 2003.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Biển Đông do các tranh chấp đối kháng về các vùng biển ngày càng xấu đi thì đây là một bước ngoặt tích cực. Việc kết thúc thành công việc đàm phán giữa Jakarta và Manila đã chỉ ra một số bài học quan trọng cho tất cả các quốc gia yêu sách đối với các vùng biển tranh chấp trong khu vực Biển Đông. Continue reading “Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông”

“New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?

Author: Đỗ Thị Thủy*

Introduction

China and Japan have undergone a long history of bilateral relations fraught with traumas and bitterness. The memory of Japanese aggression in China during the World War II is still haunting many hearts and minds in both countries. The unresolved history issue thus ranks very high in their bilateral agenda. Taking a retrospective look at the evolution of the history issue, it seems that the management of this issue represents the patterns of cooperation and struggle between the two East Asian powers. While many former enemies have become true friends in international relations today, this is not the case of China and Japan. The Cold War period elapsed without Sino-Japanese reconciliation as the way France and Germany did although there had been time China and Japan were ‘de facto allies’ against Soviet hegemony in East Asia. The post-Cold War period witnesses the rapid rise of China, Japan’s strive to become a “normal country”, and a tensed dispute between the two countries over the history issue. It is against this context that this study aims to examine what stays behind the history issue in China-Japan relations. Continue reading ““New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?”

Tóm tắt báo cáo “Quyền lực và Trật tự tại châu Á” (CSIS)

Biên dịch & tóm tắt: Thụy Điển | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời dẫn: Châu Á hiện là một khu vực hết sức năng động. Nơi đây hội tụ cả các mâu thuẫn và xu hướng hợp tác. Trong khi Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách tái cân bằng thì việc tìm ra các vấn đề then chốt sẽ giúp quốc gia này thành công. Báo cáo tháng 6, năm 2014 mang tên “Quyền lực và Trật tự châu Á – Cuộc khảo sát về kỳ vọng khu vực” của Chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) do hai học giả Michael J. Green và Nicholas Szecheyi thực hiện đã khảo sát quan điểm của 402 chuyên gia chính sách đối ngoại tại  11 quốc gia châu Á. Phần dưới đây dịch và giới thiệu tóm tắt 9 luận điểm chính của báo cáo và những khuyến nghị chính sách cho chính phủ Mỹ. Toàn văn báo cáo có thể tham khảo tại ĐÂY. Continue reading “Tóm tắt báo cáo “Quyền lực và Trật tự tại châu Á” (CSIS)”

Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan HYSY 981 (HD-981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông – bắt đầu từ đầu tháng Năm – đã bước vào tuần lễ thứ bảy. Ngày 09/06/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon một bản tuyên bố lập trường chính thức về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó trong toàn bộ 193 thành viên Liên Hợp Quốc. Continue reading “Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Các hành động xác lập chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt qua vụ giàn khoan 981, đã làm chocác nước trong khu vực quan ngại, kéo theo đó là nhiều tiếng nói yêu cầu sự hiện diện mạnh mẻ hơn của Mỹ. Tuy vậy, từ năm 2011, khi chính phủ ông Obama công bố chính sách xoay trục (sau đó là tái cân bằng) luôn có những luồng đánh giá khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng chính sách này đang đi đúng hướng và tạo ra sự đồng thuận lớn với các nước trong vùng, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo của mình tại khu vực Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông”

Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama

eng-smartpower

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tóm tắt

Một loạt các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương dồn dập, mang tính biểu tượng cao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hai tháng cuối năm 2011 vừa qua có thể được xem là “cú ra đòn” quyết định trong nỗ lực chuẩn bị liên tục gần ba năm qua của Chính quyền Obama nhằm xây dựng, thử nghiệm và công bố Học thuyết đối ngoại Obama được gói gọn trong hai luận điểm cơ bản, nổi bật nhất: sức mạnh thông minh (smart power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century, hay nói cách khác là sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương). Sự thông minh, khôn ngoan của Mỹ trong việc sử dụng sức mạnh hiện có được thể hiện qua 7 phương diện chính là lựa chọn thông điệp, cân bằng thể chế, lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, lựa chọn công cụ, phương thức và địa bàn triển khai. Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương thực chất là sự lựa chọn địa bàn khôn ngoan của chính quyền Obama nhưng vẫn phản ánh đầy đủ 7 phương diện của “sức mạnh thông minh” nói trên qua thực tiễn triển khai chính sách đối với mạng lưới quan hệ song phương và cấu trúc khu vực. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2012 sẽ góp phần trả lời câu hỏi về tương lai của học thuyết này. Continue reading “Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama”

Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012

Tác giả: Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy Linh*

Tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác, và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, và tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Continue reading “Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012”

Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21

Public-diplomacy

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tại sao “Ngoại giao Công chúng”?

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, cuộc tranh luận về ngoại giao công chúng trở nên sôi nổi và gây sự chú ý lớn của công luận với việc chính quyền Mỹ đề cao hình thức ngoại giao này nhằm khôi phục lại hình ảnh, uy tín chính trị quốc tế (như một bộ phận trong sức mạnh tổng thể và còn được gọi là “sức mạnh mềm” (soft power)[2]) của một siêu cường toàn cầu trong con mắt của cộng đồng quốc tế nói chung và thế giới Hồi giáo nói riêng, qua đó giúp loại trừ tận gốc nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa đến hòa bình, an ninh, phát triển của nhiều quốc gia.[3] Continue reading “Ngoại giao Công chúng trong thế kỷ 21”

Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ[1] – Nguyễn Thế Phương[2]

Tóm tắt

“Học thuật hóa” là xây dựng những kiến thức-chuẩn mực chung, tập hợp lý lẽ, thu thập bằng chứng về một hiện tượng hay đối tượng nào đó cần nghiên cứu. Hiện tượng hay đối tượng này trước đây có thể được nói, viết, bàn luận nhiều, nhưng thiếu hoặc chưa có một nền tảng khoa học vững chắc để đưa ra nhận xét hay kết luận. “Ngoại giao học thuật” là công tác tác động, ảnh hưởng hay truyền tải một lý lẽ, lập luận hay quan điểm nào đó trên các diễn đàn thế giới bằng học thuật, hay thông qua cộng đồng khoa học thế giới. Continue reading “Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông”

“Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Mở đầu

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đưa các quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng, đi vào chiều sâu và ổn định, chú trọng hiệu quả, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo sự đan xen lợi ích nhằm củng cố vị thế của ta và bảo đảm lợi ích quốc gia trong quan hệ với các nước này. Trong quá trình này, Việt Nam mong muốn “là bạnđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đây là một thông điệp đối ngoại phù hợp vì việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ tin cậy lẫn nhau góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ (tránh rủi ro và những sự cố bất ngờ) cũng như sự hợp tác nhiều mặt giữa các bên. Continue reading ““Lòng tin” và “Quan hệ Tin cậy lẫn nhau” trong Quan hệ Quốc tế”

Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào

Tác giả: Tô Văn Trường

Việt Nam chúng ta tuy có đông dân, nhưng kinh tế, và nhiều mặt còn chưa phù hợp với vai trò mà chúng ta nên có trong một thế giới sôi động ngày nay. Người làm chính trị có thể coi như lái thuyền giữa biển khơi, sự tỉnh táo, linh hoạt, là không thể thiếu.

Sự kiện giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou (HS) 981 của Trung Quốc ngang nhiên đặt vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hơn tháng này kèm theo các hành động ngang ngược tấn công bằng vòi rồng phun nước, đâm thủng các thuyền chấp pháp và ngư dân của ta gây nên làn sóng phẫn nộ phản đối của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Có nhiều ý kiến khác nhau về kiện hay không kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và thời điểm kiện cần chờ ý kiến của Bộ Chính trị? Continue reading “Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào”

Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc. Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới  lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thể cho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm. Continue reading “Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc”

Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông

Tác giả: Yun Sun | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những tháng gần đây, các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao. Các hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố trong lẫn ngoài nước. Những yếu tố này bao gồm việc thúc đẩy uy tín và thẩm quyền của Tập Cận Bình nhằm phục vụ chương trình nghị sự cải cách trong nước; và nhận định rằng Hoa Kỳ rất nhiều khả năng sẽ không can thiệp vào thời điểm này. Bên cạnh những hành động công khai nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông, các tuyên bố chính thức và các phân tích pháp lý trong nội bộ Trung Quốc cũng phản ánh một quyết tâm được điều chỉnh lại nhằm củng cố (yêu sách) đường chín đoạn gây tranh cãi của nước này ở Biển Đông. Continue reading “Tính toán mới của Trung Quốc về Biển Đông”

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải

Tác giả: Dương Danh Huy | Biên dịch: Phạm Thanh Vân, Phan Văn Song

SCS claims

Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng. Continue reading “Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

us_china_relations_onpage_c4

Thời gian qua, một số học giả, trong đó nổi bật là GS. Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã lập luận rằng do Trung Quốc nổi lên trở thành một siêu cường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã đến lúc nước này được đóng một vai trò lớn hơn trong trật tự khu vực, tới một mức độ mà theo đó Mỹ nên từ bỏ vị thế bá chủ để chia sẻ vai trò lãnh đạo khu vực của mình với Trung Quốc. Continue reading “Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ, Lê Thành Lâm

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013

Tóm tắt:

“Thể chế hóa” có thể hiểu là đem luật, chuẩn tắc và thể chế vào nhằm quy định và kiểm soát hành vi của các chủ thể quan hệ. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những quy định và thang giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa các thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Đối với các nước nhỏ (hơn), “thể chế hóa” là một chiến lược khả dĩ, vì nó giúp giữ thế cân bằng với các nước mạnh hơn khi tất cả các bên đều phải ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Continue reading “Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”