Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?

Tác giả: Philip Stephens  (Financial Times) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đôi khi tôi thấy có những dự đoán khẳng định tương lai thế giới này phụ thuộc vào Trung Quốc, hoặc dự đoán ngược lại là Trung Quốc sẽ mãi mãi khó có thể lung lay được địa vị số một của Mỹ. Xin chớ hỏi vị trí của Brazil và Ấn Độ ở đâu. Vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới là một việc thú vị nhưng cũng làm phân tán sự chú ý. Thế kỷ 21 sẽ không được quyết định bởi sự lựa chọn trừu tượng của các quốc gia; ngược lại lực lượng thúc đẩy sự biến đổi thế giới là một tầng lớp trung lưu toàn cầu mới nổi lên.

Câu chuyện của thế giới hai thập niên vừa qua đại để là sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị chuyển dịch mạnh mẽ từ phương Tây sang phương Đông. Quá trình tái cân bằng ấy sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa. Thế nhưng sự so sánh địa vị tương đối giữa các cường quốc có từ trước với các cường quốc mới nổi lên đã che lấp một số động lực cơ bản hơn. So với sự biến đổi có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các quốc gia thì tình hình xảy ra bên trong các quốc gia ấy cũng rất đáng lưu ý. Sau hai chục năm nữa, thế giới hiện nay nơi người nghèo chiếm số đông sẽ trở thành thế giới hầu hết là tầng lớp trung lưu. Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ quyết định tương lai thế giới trong thế kỷ 21?”

Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Diến

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định.

Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ trong mối quan hệ tổng thể, logic và biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên với những yếu tố liên quan mật thiết khác, như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của cộng đồng một quốc gia với cộng đồng quốc tế.

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Continue reading “Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông”

Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (nhiệm kỳ 2014-2018) đã có 7 năm đảm nhiệm vị trí trưởng SOM (Senior Oficial Meeting – Quan chức Cao cấp) ASEAN, cũng là thời gian dài nhất với một Trưởng SOM Việt Nam. Với ông, ASEAN như là cái “nghiệp” bởi khi ông gắn bó với ASEAN cũng đúng vào thời điểm tổ chức này có những bước ngoặt chuyển mình rõ rệt, và có nhiều dấu ấn của Việt Nam với vai trò Chủ  tịch ASEAN và điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Người ta có thể nhớ đến ông với nhiều danh xưng, gắn với các vị trí mà ông đảm nhiệm, nhưng nhiều phóng viên vẫn có thói quen gọi ông, hoặc như ông tự nhận rất vinh dự được gọi là ông Vinh “SOM”.

Nhân dịp Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những hồi ức của Đại sứ Phạm Quang Vinh về quãng thời gian ông tham gia và làm việc trực tiếp tại tổ chức này cũng như dấu ấn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Continue reading “Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh”

Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani

Nguồn: Abbas Milani, “The Post-Suleimani View from Iran”, Project Syndicate, 04/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Hoa Kỳ ám sát Qassem Suleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, chắc chắn là một sự leo thang lớn trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước. Nhưng nó không nhất thiết dẫn đến Thế chiến III (như một số chuyên gia dự đoán). Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể đã đạt được lợi thế chiến thuật trong ngắn hạn bằng cách giết Suleimani, chế độ Iran vẫn có thể hưởng lợi từ những sự kiện gần đây.

Iran đã và đang thực hiện các bước đi quyết liệt nhằm đối đầu với các thách thức nghiêm trọng ở  khu vực cũng như trong nước hiện nay. Ví dụ, gần đây Iran đã phải đối mặt với sự bùng nổ chủ nghĩa dân tộc bất ngờ ở Iraq chống lại ảnh hưởng của Iran ở đó. Các cơ sở ngoại giao của Iran đã bị đốt phá, và hàng hóa Iran bị tẩy chay. Ngay cả đại giáo sĩ Ali al-Sistan, vốn sinh ra ở Iran và là giáo sĩ người Shia cao cấp nhất ở Iraq, đã lên tiếng chống lại sự can thiệp của “nước ngoài” (tức Iran) vào các vấn đề Iraq. Continue reading “Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani”

Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?

Nguồn: Ilan Goldenberg, “Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?”, Foreign Affairs, 03/01/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực. Continue reading “Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?”

Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung

Nguồn: Don’t be fooled by the trade deal between America and China”, The Economist, 02/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15/01/2020, sau ba năm thương chiến cay đắng, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận “giai đoạn một” để cắt giảm thuế quan và buộc Trung Quốc phải mua thêm nông sản Mỹ. Đừng bị lừa vì điều đó. Thỏa thuận khiêm tốn này không thể che đậy được thực tế mối quan hệ quan trọng nhất của thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm nhất kể từ trước khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông tái lập các mối liên hệ cách đây năm thập niên. Mối đe dọa đối với phương Tây từ chủ nghĩa chuyên chế công nghệ cao của Trung Quốc đã trở nên quá rõ ràng. Tất cả mọi thứ từ các công ty trí tuệ nhân tạo tiên phong của Trung Quốc cho đến các trại cải tạo ở Tân Cương đều gây nên tình trạng báo động khắp thế giới. Continue reading “Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung”

Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm.

Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ. Continue reading “Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?”

Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt

Tác giả: Việt Hà p/v Lê Hồng Hiệp

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt”

Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, khu vực Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một số vùng biển đảo, quần đảo, với những quan điểm và cách thức tiếp cận giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia còn khác nhau. Có quốc gia lựa chọn biện pháp pháp lý, có quốc gia kiên định biện pháp đàm phán, có quốc gia kiên trì giữ nguyên trạng. Các vấn đề thảo luận giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo luôn phức tạp, khó tìm được tiếng nói chung, thậm chí khu vực Biển Đông cũng đã chứng kiến một số sự kiện Trung Quốc sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết tranh chấp, vào các năm 1956, 1974, 1988. Nhưng vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông không phải là vấn đề hoàn toàn không giải quyết được. Trong hệ thống pháp luật đã có những biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bài viết sẽ góp phần luận giải những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông. Continue reading “Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông”

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu:  Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm:  các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch. Continue reading “Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý”

Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’

Nguồn: Matt Bruenig, “No, Finland Is Not a “Capitalist Paradise”,  Jacobin, 09/12/2019.

Biên dịch: Lê Lam

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một “thiên đường của tư bản”, như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.

Cuối tuần qua, Anu Partanen và Trevor Corson đã đăng một bài trên tờ Thời báo New York “Finland Is a Capitalist Paradise” cho rằng Phần Lan thực sự là “một thiên đường của tư bản”. Đây là một bài báo rất quen thuộc với những ai theo dõi thảo cuộc luận này. Nó nói rằng Phần Lan có thuế cao và một nhà nước phúc lợi hào phóng, nhưng sau đó nói rằng đất nước này khá tư bản và có lẽ thậm chí còn tư bản hơn Mỹ nhiều. Continue reading “Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’”

Công ước của LHQ về luật biển và 25 năm thực thi tại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Tóm tắt: Năm 2019 kỷ niệm 25 năm ngày Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 có hiệu lực. Công ước là một trong những thành tựu quan trọng nhất của luật pháp quốc tế và của Liên Hợp Quốc trong thế kỷ 20 và tiếp tục khẳng định vai trò là “hiến pháp về biển và đại dương’’ trong thế kỷ 21. Bài viết khái quát các đóng góp và phát triển của Công ước 1982 cũng như các thành quả thực thi Công ước của Việt Nam như một công cụ hữu hiệu trong phát triển kinh tế và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Công ước của LHQ về luật biển và 25 năm thực thi tại Việt Nam”

Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?

Nguồn: Fareed Zakaria[1], “The new China scare: Why America Shouldn’t Panic About Its Latest Challenger“, Foreign Affairs, 06/12/2019.

Dịch và chú giải: Viet-studies

Vào tháng Hai 1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã hội ý với các cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp nhất của ông ta, George Marshall và Dean Acheson, và một ít các nhà lãnh đạo quốc hội. Chủ đề là kế hoạch của chính quyền hỗ trợ chính phủ Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại một cuộc nổi dậy của cộng sản. Marshall và Acheson đã trình bày lý lẽ của họ đối với kế hoạch ấy. Arthur Vandenberg, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, lắng nghe một cách kỹ lưỡng và sau đó đã đưa ra sự ủng hộ của mình kèm một lời cảnh báo. ‘Cách duy nhất ngài sẽ có được những gì ngài muốn’, ông được kể là đã nói với tổng thống, ‘là phát biểu và hù dọa cả nước’.

Trong vài tháng sau đó, Truman đã làm đúng điều ấy. Ông ta đã biến cuộc nội chiến ở Hy Lạp thành một phép thử về khả năng của Mỹ đối đầu với chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Khi ngẫm tới lời hùng biện mở rộng của Truman về việc trợ giúp các nền dân chủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Acheson thú nhận trong hồi ký của mình rằng chính quyền đã đưa ra một lập luận ‘còn rõ hơn cả sự thật’. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?”

Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam công bố phiên bản thứ tư của Sách trắng Quốc phòng vào ngày 25 tháng 11 năm 2019. So với phiên bản thứ ba công bố năm 2009, sách trắng “Quốc phòng Việt Nam 2019” cung cấp các thông tin chi tiết và cập nhật hơn về nhận thức của Việt Nam về môi trường an ninh toàn cầu và khu vực, chính sách quốc phòng, và các lực lượng quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, về chính sách quốc phòng, sách trắng không tiết lộ bất kỳ thay đổi đáng kể nào, ngoại trừ một điều chỉnh nhỏ đối với chính sách “ba không” nổi tiếng lâu nay, đó là không tham gia liên minh quân sự, không cho phép thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không đi với nước này chống nước kia.

Cụ thể, sách trắng viết rằng “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Continue reading “Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?”

Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ

Nguồn: In the UN, China uses threats and cajolery to promote its worldview”, The Economist, 07/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Mặc dù có quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại không muốn thực thi quyền này. Đã 20 năm kể từ lần cuối cùng nước này một mình làm điều đó. Nhưng trong các phòng họp hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang ngày càng sẵn sàng phô trương ảnh hưởng, còn các đối tác phương Tây của họ cũng sẵn sàng chống trả hơn. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tổ chức này đã trở thành một chiến trường cho sự cạnh tranh giữa các tầm nhìn đối địch về trật tự quốc tế. Continue reading “Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ”

Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế

Tác giả: David R. Stilwell

Sau đây là bài phát biểu của David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng, Cục Đông Á & Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tại Viện Brookings ngày 2 tháng 12 năm 2019. Bài phát biểu tập trung vào Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung hiện nay, và tính đa nguyên trong trật tự toàn cầu.

-oOo-

Xin chào. Xin cảm ơn Viện Brookings đã mời tôi đến đây.
Tôi được đề nghị đến đây để phát biểu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và ý định của quốc gia này trong việc định hình trật tự toàn cầu.

Tôi sẽ làm điều này bằng cách điểm lại chính sách của chúng ta, và sau đó đề cập đến một chủ đề liên tục xuất hiện khi chúng ta cân nhắc đến thách thức này. Chủ đề đó là tính đa nguyên. Continue reading “Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế”

Các ví dụ kinh điển về ngoại giao bí mật trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Presidents have sometimes favoured back channels in foreign policy”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Người Mỹ thường phản đối chính sách ngoại giao bí mật, coi đó là điều phản dân chủ. Các tính toán cửa sau cản trở trách nhiệm giải  trình, tập trung quyền lực vào tay tổng thống và gây nên sự mất lòng tin. Vào năm 1918, Woodrow Wilson đã tuyên bố một cách hào sảng rằng ông tìm kiếm những “hiệp ước hòa bình rộng mở, đạt được một cách công khai”. Tuy nhiên, chính Wilson đã nhận thấy rằng việc sử dụng một cố vấn chính trị thân cận, Edward House, làm kênh liên lạc bí mật với các nhà lãnh đạo nước ngoài lại là điều tiện lợi. “Đại tá House”, biệt danh của vị trợ lý đến từ Texas, được cho vào ở trong Nhà Trắng và trở thành nhà đàm phán chính của Wilson ở châu Âu cho tới khi Thế chiến I kết thúc. Continue reading “Các ví dụ kinh điển về ngoại giao bí mật trong lịch sử Hoa Kỳ”

Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất

Nguồn: Japan’s prime minister breaks a record”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tuần này Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, với 2.886 ngày tại vị. Ông đã vượt qua Taro Katsura, người phục vụ ba nhiệm kỳ hồi đầu thế kỷ 20, một thời kỳ cách đây rất lâu. Nhưng để giành được kỷ lục về thời gian nắm quyền không bị gián đoạn lâu nhất, ông Abe, người đã có một thời gian ngắn làm thủ tướng vào năm 2006-7, gặp vấn đề sức khỏe yếu, trước khi trở lại nắm quyền vào năm 2012, sẽ phải chờ đến ngày 24 tháng 8 năm sau. Nhiều người, chứ không chỉ ông Abe, nhớ đến người mà ông sẽ phải vượt qua: Eisaku Sato chính là ông trẻ của ông Abe. Ông Abe cũng là con trai của một bộ trưởng ngoại giao và cháu trai của một thủ tướng đáng chú ý khác sau Thế chiến II, Nobusuke Kishi. Ở Nhật Bản, số phận ủng hộ một số gia đình hơn những gia đình khác. Continue reading “Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”