Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Is Russia the Middle East’s New Hegemon?”, Project Syndicate, 18/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự sụp đổ của Liên Xô ba thập niên trước có nghĩa là sự hiện diện một thời đáng gờm của họ ở Trung Đông cũng không còn. Tuy nhiên, ngày nay, khi Hoa Kỳ rút khỏi khu vực, Nga đã nhanh chóng chiếm lại vị thế đó của Liên Xô, thông qua sự kết hợp giữa lực lượng quân sự, các thỏa thuận bán vũ khí, những mối quan hệ đối tác chiến lược và việc triển khai sức mạnh mềm. Nhưng thành công của Nga đang được đánh giá quá cao.

Chắc chắn là sức mạnh mềm của Nga rất ấn tượng. Hồi đầu năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng “sự hiện diện văn hóa và giáo dục của Nga trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia nơi có một bộ phận đáng kể dân số nói hoặc hiểu tiếng Nga”. Tại một hội nghị gần đây ở Moskva, Putin đã nói rõ Israel là một quốc gia nằm trong danh sách đó. Continue reading “Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?”

Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội

Nguồn: Daron Acemoglu, “The Fall of the Berlin Wall and Social Democracy”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi năm trước, người ta đã thấy rõ ràng rằng Bức tường Berlin sụp đổ sẽ thay đổi mọi thứ. Nhưng chính xác thay đổi đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính trị thế giới trong thế kỷ 21 vẫn còn chưa rõ ràng.

Đến năm 1989, Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nói chung đã khiến hàng chục triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, và rõ ràng đã thất bại trong việc cạnh tranh với mô hình kinh tế phương Tây. Trong bốn thập niên, Chiến tranh Lạnh đã cướp đi hàng triệu sinh mạng ở các chiến trường khác nhau trên khắp thế giới (nơi mà cuộc xung đột nóng hơn nhiều so với tên gọi Chiến tranh Lạnh của nó), và tạo ra một cái cớ để đàn áp và tạo nên sự thống trị của giới tinh hoa ở hàng chục quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, và Châu Á. Continue reading “Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội”

Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông

Lời giới thiệu: Trong sự kiện tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu liên quan xâm phạm phi pháp các vùng biển của Việt Nam trong thời gian từ ngày 02/07/2019 đến ngày 24/10/2019, Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn đã gửi hai thư ngỏ tới Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc Hoàng Tiến (Huang Jin) để phản đối các vi phạm của Trung Quốc cũng như trao đổi về các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Bức thư đầu tiên đề ngày 24/08/2019, bức thư thứ hai đề ngày 29/10/2019, trong đó bức thư thứ hai là nhằm hồi đáp một thư ngỏ phản hồi từ Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc đề ngày 19/09/2019. Nhận thấy đây là một tài liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về sự kiện trên cũng như tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ba bức thư trên để bạn đọc tham khảo. Continue reading “Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông”

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ

Nguồn: Brahma Chellaney, “America’s Feeble Indo-Pacific Strategy”, Project Syndicate, 12/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc trung tâm địa chính trị toàn cầu đang dịch chuyển về phía châu Á, một trật tự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đa nguyên, dựa trên các luật lệ là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là đối với vị thế toàn cầu của Mỹ. Vì vậy, tin tốt là khi hai năm trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đưa ra tầm nhìn về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, đặc trưng bởi dòng chảy thương mại không bị cản trở, tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp, chủ quyền quốc gia và biên giới hiện có. Tuy nhiên, không những chưa thực thi được tầm nhìn này, Hoa Kỳ còn cho phép chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở châu Á tiếp diễn mà hầu như không bị cản trở. Thất bại này sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ”

Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế

Nguồn: Leo Suryadinata, “The Papua Question: Historical Contexts and International Dimensions”, ISEAS Perspective, 31/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Giới thiệu

Ngày 19/08/2019, một cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Manokwari, tỉnh Tây Papua, Indonesia. Người biểu tình đã phóng hỏa tòa nhà chính quyền địa phương và nhiều xe hơi, làm hư hại các cửa hàng và tài sản. Những sự cố tương tự đã tiếp diễn sau đó ở các khu vực khác của Papua và gây nhiều thương vong. Chính quyền Indonesia đã sử dụng vũ lực để kiểm soát tình hình và đưa Papua trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, tới ngày 23 tháng 9, một cuộc bạo loạn nghiêm trọng hơn đã nổ ra ở Wamena. Các tòa nhà chính quyền, cửa hàng và xe hơi đã bị đốt cháy và những người không phải người Papua đã bị tấn công. Có tới 32 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương trong vụ bạo lực. Tình hình đã được kiểm soát sau khi Jakarta bổ sung 6.000 nhân viên thuộc lực lượng an ninh. Continue reading “Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế”

Ấn Độ: Hi vọng lớn nhất của Mỹ ở châu Á

Tác giả: Robert D. Blackwill & Ashley J. Tellis | Giới thiệu: Ngọc Tú

Trong hai thập kỷ qua, Washington đã đặt nhiều hi vọng vào Ấn Độ trên vũ đài thế giới. Rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên, xét theo tất cả các biểu hiện bề ngoài, Ấn Độ là một cường quốc đã sẵn sàng. Và với tư cách là nền dân chủ lớn nhất thế giới, theo những hi vọng đó, nước này hứa hẹn sẽ trở thành đối tác quan trọng của Mỹ vào thời điểm cuộc cạnh tranh giữa các bên thách thức đang ngày càng gia tăng.

Gần 20 năm trước, cũng dựa trên những kỳ vọng như vậy, Washington đã bắt đầu giải quyết những bất đồng từ lâu đã kìm hãm mối quan hệ Mỹ-Ấn trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh và cho đến những năm 1990. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, các quan chức Mỹ không còn khăng khăng yêu cầu Ấn Độ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, cho phép Washington và New Delhi ký kết một thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt và mở đường cho các khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ – cả về ngoại giao, kinh tế và quân sự – nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Ấn Độ. Continue reading “Ấn Độ: Hi vọng lớn nhất của Mỹ ở châu Á”

Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?

Tác giả: Trương Quang Nhuệ (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Đường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Quốc đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4. Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối. Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế. TQ rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TQ mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. Continue reading “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?”

Năm 1989: Cách mạng cho ai?

Nguồn: Kristen R. Ghodsee & Mitchell A. Orenstein, “Revolutions for Whom?”, Project Syndicate, 01/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Không ai sẽ tệ hơn trước, nhưng nhiều người sẽ khá lên”, Thủ tướng Đức Helmut Kohl trấn an người dân Đông Đức như vậy sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989. Lời nói của ông đã giúp thúc đẩy những thay đổi chính trị và kinh tế nhanh chóng trên khắp Châu Âu hậu cộng sản. Ba mươi năm sau, đáng để chúng ta tự hỏi liệu Kohl và các nhà lãnh đạo phương Tây khác thực hiện được lời hứa này tới mức nào. Continue reading “Năm 1989: Cách mạng cho ai?”

Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?

Nguồn: The West should learn some lessons from Vladimir Putin’s success”, The Economist, 26/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Vladimir Putin đến Brisbane tham dự cuộc họp G20 năm năm trước, ông bị cô lập, bị loại ra khỏi thế giới văn minh sau khi sáp nhập Crimea, xâm nhập miền đông Ukraine và bắn hạ một máy bay dân sự chở các gia đình Hà Lan và Australia. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã loại Nga ra khỏi G7 và áp đặt các lệnh trừng phạt. Một số người từ chối chào hỏi Putin. Putin bỏ hội nghị về sớm, chua chát và nhục nhã.

Năm năm sau, ông đã quay trở lại sân khấu thế giới, chi phối cuộc xung đột ở Trung Đông, xây dựng một liên minh chiến lược với Trung Quốc và gây chia rẽ các đồng minh của NATO. Chính dinh thự của ông ở Sochi, chứ không phải khu bất động sản Mar a Lago của Tổng thống Donald Trump ở Florida, là nơi Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đến thăm vào ngày 22 tháng 10 để định đoạt số phận của Syria, và khoảng 40 nhà lãnh đạo châu Phi đã bay tới đây vào ngày 23 tháng 10 để tìm đường tiếp cận vũ khí và tiền bạc từ Nga. Continue reading “Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?”

Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989: Một chiến thắng không trọn vẹn

Nguồn: Javier Solana, “The Partial Triumph of 1989”, Project Syndicate, 22/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 9 tháng 11 năm 1989 là một ngày mà thế hệ chúng tôi sẽ không bao giờ quên, một ngày sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử loài người. Vào ngày đó gần 30 năm trước, Bức tường Berlin sụp đổ. Sự tan rã của khối Xô-viết cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã trở thành thất bại ý thức hệ lớn thứ hai của thế kỷ 20, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít mấy thập niên trước đó. Chủ nghĩa tư bản tự do và lực lượng ủng hộ chính của nó, Hoa Kỳ, đã giành vị thế tối cao, dường như sẽ được hưởng một nền bá quyền lâu dài, không bị cản trở.

Nhiều quốc gia phát triển mạnh mẽ trong môi trường mới đó. Chẳng hạn, Ba Lan đã thiết lập một chính phủ phi cộng sản ngay trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, và sau khi vượt qua một số vấn đề quá độ ban đầu, đã suôn sẻ trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu. Lần cuối cùng nền kinh tế Ba Lan trải qua một đợt suy  thoái là vào năm 1991. Và vào năm 2009, khi GDP của các quốc gia thành viên khác của EU đều giảm, GDP của Ba Lan đã tăng gần 3%. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1989: Một chiến thắng không trọn vẹn”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại

Nguồn: Ana Palacio, “Russia Is a Strategist, Not a Spoiler”, Project Syndicate, 04/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 01/10/2019, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chính phủ của ông ủng hộ một thỏa thuận mở đường cho các cuộc bầu cử ở các tỉnh phía đông Luhansk và Donetsk – trong đó phần lớn bị phe ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm giữ vào năm 2014 – với mục tiêu cuối cùng là trao cho các tỉnh này quy chế tự quản đặc biệt. Đó là một diễn tiến quan trọng, không chỉ bởi nó báo hiệu việc Ukraine chấp thuận một quá trình có thể chấm dứt xung đột ở nước này, mà còn vì những tác động của nó đối với một trật tự thế giới đang hỗn loạn.

Từ cuộc tấn công táo bạo của Iran vào các cơ sở dầu mỏ lớn của Ả Rập Saudi cho đến việc tiến hành cuộc điều tra luận tội chống lại Tổng thống Mỹ Donald Trump, tháng trước cho thấy sự biến động đang chi phối trật tự quốc tế. Khi Ả Rập Saudi và Iran tranh giành quyền thống trị ở Trung Đông, và khi vị trí của Trung Quốc trong trật tự quốc tế tiếp tục biến đổi, ba đối thủ lớn khác – Châu Âu, Nga và Hoa Kỳ – cũng đang điều chỉnh vai trò toàn cầu của họ. Continue reading “Nga là nhà chiến lược, không phải kẻ phá hoại”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Singapore stands to gain from Hong Kong’s troubles”, The Economist, 10/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù quan điểm về tình trạng hỗn loạn tại Hồng Kông là gì, là một cuộc nổi loạn vì chính nghĩa hay bạo loạn bất hợp pháp, thì đó đều là một thảm họa đối với nền kinh tế của lãnh thổ này. Và nếu có một nơi được hưởng lợi từ những rắc rối của Hồng Kông, thì đó chính là trung tâm hàng hải, tài chính, thương mại, một thành phố tự quản có đa số dân là người Hoa khác ở Đông Á: Singapore.

Hai nơi dường như luôn có nhiều điểm chung. Cả hai đều thân thiện với thương mại. Nhờ ít quy định và bộ máy quan liêu hiệu quả, không tham nhũng, Singapore đứng thứ hai còn Hồng Kông đứng thứ tư trong bảng xếp hạng 190 quốc gia của Ngân hàng Thế giới về mức độ dễ dàng trong kinh doanh. Cả hai thành phố đã từng tự hào về nền pháp quyền và mức độ bạo lực thấp trên đường phố. Continue reading “Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?”

Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khủng hoảng Biển Đông lần 2 tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vẫn tiếp diễn. Tàu HD-8 vẫn khảo sát trái phép vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ (cách bờ khoảng 180km), trong khi các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối hoạt động của mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) gây sức ép với Việt Nam và Rosneft. Ngày 3/9/2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn hơn 30 dặm, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Theo South China Morning Post (25/9/2019) Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, đe dọa vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Trong khi đó dự án Cá Voi Xanh (lô 118) vẫn chậm tiến độ. Gần đây có tin đồn ExxonMobill định rút khỏi dự án này. Câu chuyện Cá Voi Xanh tuy còn chưa rõ, nhưng cửa sổ cơ hội cho Việt Nam dường như đang khép lại. Trước đây, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nay lịch sử có thể lặp lại, nếu người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Bài này phân tích một số nghịch lý có thể gây trở ngại cho dự án chiến lược Cá Voi Xanh, dẫn đến hệ quả khó lường, nếu Việt Nam thiếu quyết đoán, hành động quá yếu và quá chậm. Continue reading “Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng”

Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc

Giới thiệu: Mỹ Anh

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đối đầu với Trung Quốc theo một cách khó có thể thúc đẩy thế cạnh tranh của Mỹ hay thu hút được sự ủng hộ rộng rãi. Cuối tháng trước, ông Trump đã ra một tuyên bố cứng rắn: “Chúng tôi không cần Trung Quốc, và thành thật mà nói, chúng tôi còn tốt hơn nếu không có họ”.

Hầu hết giới quan sát Mỹ đều đồng tình rằng Washington cần sửa đổi chính sách của mình với Bắc Kinh. Trung Quốc đang trở nên độc đoán hơn bởi họ đã giàu mạnh hơn, và coi thường hy vọng lâu đời của phương Tây rằng việc thông qua các cải cách theo định hướng thị trường có thể sản sinh những bước đi tiếp theo hướng tới tự do. Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và những chính sách thương mại của họ thậm chí còn thuyết phục được nhiều người trong phe phản đối Tổng thống Trump rằng ông đã kích động một cuộc tranh cãi lớn về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Continue reading “Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?

Nguồn: Jasmine M. El-Gamal, “Is Arab Unity Dead?”, Project Syndicate, 12/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong lịch sử, nhiệm vụ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương ở Trung Đông thuộc về hai tổ chức: Liên đoàn Ả Rập, một liên minh hợp tác rộng rãi về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, trọng tâm và thành phần tham gia, cả hai cơ quan này đều có ý định trở thành phương tiện đảm bảo sự thống nhất của khối Ả Rập trong các vấn đề quan trọng – như chống lại Israel – và tránh xung đột giữa các quốc gia thành viên.

Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã giúp tập hợp các quốc gia Ả Rập xung quanh một mục tiêu chung là ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Nhưng kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, ba vấn đề gây chia rẽ hơn đã xuất hiện: nhận thức về mối đe dọa từ Iran, sự lây lan của khủng bố khu vực, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị. Continue reading “Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”