Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’

artisland

Nguồn: Bethany Allen-Ebrahimian, “Beijing Calls South China Sea Island Reclamation a ‘Green Project’, Foreign Policy, 26/05/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đã có những chứng cứ mạnh mẽ về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hủy hoại các rặng san hô. Tuy nhiên Bắc Kinh lại tuyên bố không có thiệt hại nào.

Cát, xi măng và các cơ sở quân sự của Trung Quốc hiện đang nằm trên những địa điểm vốn trước đây là các rặng san hô tuyệt đẹp trên Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo mới nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ tại khu vực tranh chấp nóng bỏng này. Việc cải tạo các bãi đá như vậy đã hủy hoại môi trường biển trong khu vực. Nhưng theo Trung Quốc, các hoạt động đó không gây ra thiệt hại lớn về sinh thái. Bắc Kinh tuyên bố mạnh mẽ rằng các đống cát và xi măng với diện tích bằng cả hòn đảo mà hiện đang nhấn chìm các rặng san hô đầy đa dạng sinh học là thân thiện với môi trường. Continue reading “TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’”

VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?

2014-07-16t013058z2013317671gm1ea7g0o0p01rtrmadp3china-vietnam-rig

Tác giả: Lê Thọ Bình (phỏng vấn TS. Trần Việt Thái)

Việc Mỹ tuyên bố xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể là vấn đề cực kỳ quan trọng và sẽ có ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến môi trường ổn định ở khu vực, đặt ra cho Việt Nam cách tiếp cận mới trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) chia sẻ như vậy với VietTimes.

Mỹ xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể

Theo ông thì Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-La) lần thứ 15 vừa kết thúc có những điểm gì đặc biệt so các hội nghị trước đây?
Continue reading “VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?”

Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động

obamainvn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp 

Giới thiệu

Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ 22-25/5/2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Những gì hai cựu thù Chiến tranh Lạnh đạt được trong chuyến đi này đã đưa họ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, từ đó đặt nền móng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn và thực chất hơn. Đặc biệt, mức độ tin tưởng lẫn nhau tăng cao qua chuyến thăm đã làm cho họ thoải mái hơn trong việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng trong tương lai, điều có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Bài viết này đánh giá các kết quả chính của chuyến thăm và tác động của chúng. Bài viết được chia làm ba phần. Phần đầu tiên đánh giá các diễn tiến gần đây trong mối quan hệ đối tác ngày càng chín muồi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Phần thứ hai phân tích các kết quả về kinh tế, chính trị và chiến lược quan trọng nhất của chuyến thăm. Phần thứ ba đi sâu phân tích việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam bằng cách mổ xẻ những lý do chính dẫn tới quyết định của Washington cũng như những tác động của nó đối với quan hệ song phương và khu vực nói chung. Continue reading “Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động”

Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc

japan_flag_china

Nguồn: Orville Schell, “China’s Victimization Syndrome”, Project Syndicate, 22/04/2005.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc bàn cãi về bản chất Trung Quốc đang diễn ra tại quốc gia khổng lồ này, với sự tham gia của hai lực lượng hùng mạnh và hai quan điểm vô cùng khác biệt về thế giới bên ngoài. Kết quả của cuộc đọ sức này sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năng Trung Quốc có thành công trong việc trở thành một quốc gia thực sự có mối quan hệ mang tính xây dựng và vững bền với thế giới bên ngoài hay không.

Một mặt, cuộc cách mạng kinh tế đã giúp Trung Quốc tạo được vị thế trên trường thế giới như là một cường quốc thương mại tự tin, một nhân tố trung gian quyền lực toàn cầu có trách nhiệm hơn, và thậm chí với một sự hiện diện quân sự mang tính bảo đảm (ổn định). Mặt khác, Trung Quốc vẫn bị bó buộc bởi quá khứ và nặng “tâm lý nạn nhân”, khiến nó có xu hướng đùn đẩy trách nhiệm lên nước ngoài trong các vấn đề nội bộ. Continue reading “Hội chứng ‘tâm lý nạn nhân’ của Trung Quốc”

Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump

459379102

Nguồn: Kent Harrington, “Trump’s Media Enablers”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.

Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này. Continue reading “Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump”

Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong

CHINA YUNNAN JINGHONG DAM ON LANCANG RIVER

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China’s alarming ‘water diplomacy’ on the Mekong”, Nikkei Asian Review, 21/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thoạt đầu, đó có vẻ là một điều tốt. Khi các nước dọc theo hạ nguồn sông Mekong, con sông uốn lượn chảy qua vùng Đông Nam Á lục địa đang phải chịu đựng một đợt hạn hán nghiêm trọng, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xả nước từ đập Cảnh Hồng (Jinghong) trên thượng nguồn trong gần một tháng từ ngày 15 tháng 3. Tuyên bố này có phần chủ ý nhằm thể hiện thiện chí một tuần trước Lễ khại mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) của các nhà lãnh đạo sáu nước khu vực Mekong.

Nhưng trong khi việc xả nước sẽ giúp góp phần giải cứu các vùng bị khô hạn tấn công, thì nó cũng dự báo các căng thẳng địa chính trị trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam dòng sông. Có quyền lực chính trị đơn phương nhờ vị trí địa lý và việc thao túng các tuyến đường thủy tự nhiên thông qua việc xây dựng hàng loạt các đập ở thượng nguồn, Trung Quốc cho thấy ý đồ áp đặt các quy tắc quản lý nước lên khu vực mà họ cho là phù hợp. Continue reading “Báo động ‘Ngoại giao nguồn nước’ của TQ trên dòng Mekong”

Trung Quốc: Đại quốc – Tiểu nhân

fde68e92deaf48cc96bededbea797d5c_18

Tác giả: Hoàng Việt

Chiều 3-6-2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, ngay sau cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về vấn đề Biển Đông.

Hành động này rõ ràng không xứng đáng với tầm vóc của một cường quốc – đàn anh trong khu vực được.

Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc – tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ. Continue reading “Trung Quốc: Đại quốc – Tiểu nhân”

Nga cần thêm lựa chọn để đối phó với Trung Quốc

china-russia-deal-relations

Nguồn: Thomas Graham, “Russia Needs Options to Deal with China“, Yale Global, 03/05/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Để tránh bị gạt ra lề và quá phụ thuộc vào Trung Quốc, Nga cần khôi phục quan hệ với phương Tây.

Hai năm trước, ngay sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga, xa lánh nước này về mặt ngoại giao vì đã sáp nhập bất hợp pháp Crimea, Tổng thống Nga Putin đã đến Thượng Hải để ca tụng một mối quan hệ chiến lược đang “đâm chồi nảy lộc” với Trung Quốc. Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một tuyên bố hứa hẹn cùng hành động chống lại mưu đồ bá chủ của Mỹ và cam kết đưa mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước đi vào chiều sâu. Biểu tượng của bản cam kết này là một thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD mà cuối cùng sẽ đưa khí đốt tự nhiên của Nga sang Trung Quốc. Ông Putin hãnh diện rằng quan hệ Trung-Nga chưa bao giờ tốt hơn. Ông sẽ không khuất phục trước sức ép của phương Tây. Và ông đã có những lựa chọn. Hai năm sau, Nga chợt nhận ra mình chỉ còn một lựa chọn là Trung Quốc. Continue reading “Nga cần thêm lựa chọn để đối phó với Trung Quốc”

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông

JAPAN - U.S.  PACKTS  AND TREATIES

Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông”

Nhật tranh thủ Nga tại hội nghị thượng đỉnh Sochi

putinabe

Nguồn: James D. J. Brown & Andrei I. Kozinets, “Japan courts Russia at Sochi summit”, East Asia Forum, 18/05/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hai đặc điểm nổi bật nhất của chính sách đối ngoại Nhật Bản là sự cẩn trọng và quan hệ liên minh với Hoa Kỳ. Vì vậy quyết định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Sochi tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 6 tháng Năm là một cử chỉ đáng chú ý. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Nga vẫn đang chịu lệnh cấm vận quốc tế và Hoa Kỳ tỏ rõ dự định duy trì chính sách cô lập đất nước này. Thật vậy, tháng Hai vừa qua Tổng thống Obama đã trực tiếp gọi điện cố thuyết phục ông Abe hủy chuyến thăm. Vậy nguyên nhân của bước đi táo bạo bất thường này là gì? Và nó có đáng giá hay không?

Dường như có hai lý do dẫn đến chuyến thăm. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là mong muốn của ông Abe đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã tồn tại dai dẳng và ký được hiệp ước hòa bình với Nga trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng. Continue reading “Nhật tranh thủ Nga tại hội nghị thượng đỉnh Sochi”

Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông

chi_nav12

Nguồn: Miles Maochun Yu, “Understanding China’s Strategic Culture Through Its South China Sea Gambit”, Hoover Institution, 09/05/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông. Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Continue reading “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”

Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori

Okinotori-570x360

Nguồn: Jerome A. Cohen & Peter A. Dutton, “Japan’s important sideshow to arbitration decision in the South China Sea”, East Asia Forum, 16/5/2016

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Trong khi căng thẳng tiếp tục leo thang trên Biển Đông và chính phủ các bên tranh chấp đang chờ đợi phán quyết từ Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một sự việc bên lề quan trọng đã nổi lên giữa Nhật Bản và Đài Loan giữa biển Philippines.

Ngày 24/4, Lực lượng Tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ một tàu đánh cá Đài Loan cùng toàn bộ thủy thủ do đánh bắt cá tại vùng biển thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (EEZ) mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố vùng EEZ của Nhật dựa trên quyền kiểm soát của nước này với hai đảo đá nhỏ được bao quanh bởi một bãi san hô cách Tokyo khoảng hơn 1.000 dặm (tương đương 1.600km) về phía nam. Mặc dù tàu tuần tra quân sự Nhật Bản đã bắt đầu đuổi các tàu cá Đài Loan khỏi khu vực này từ hai năm trước, sự việc lần này được ghi nhận là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ năm 2012. Continue reading “Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori”

Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa

clashx

Nguồn: Edward W. Said: “The Clash of Definitions”, in Reflections on Exile and Other Essays (Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 2000, pp.569-590). (1)

Biên dịch: Lê Nguyên Long

Tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh?(2) của Samuel P. Huntington xuất hiện trên tờ Foreign Affairs mùa hè năm 1993, tuyên bố ngay trong câu đầu tiên rằng “nền chính trị thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới”. Với tuyên bố này, tác giả muốn nói rằng nếu trong trong quá khứ vừa qua, các xung đột trên phạm vi thế giới diễn ra giữa các phe phái ý thức hệ, chia nhóm các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ra thành các phe phái đối chọi nhau, thì nền chính trị theo cung cách mới này sẽ dẫn đến các xung đột giữa các nền văn minh khác biệt và có thể coi là đụng độ lẫn nhau: “Những chia rẽ lớn của nhân loại và nguồn gốc chi phối xung đột sẽ là văn hoá… Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ thống trị nền chính trị toàn cầu”. Sau đó Huntington giải thích rằng cuộc đụng độ chính yếu sẽ là giữa nền văn minh phương Tây với các nền văn minh phi phương Tây, và trên thực tế ông đã dành khá nhiều thời gian trong tiểu luận này để thảo luận về các bất đồng cơ bản, hoặc tiềm tàng hoặc trên thực tế, giữa cái mà ông gọi một bên là phương Tây và bên kia là các nền văn minh Hồi giáo và Khổng giáo. Chi tiết mà nói, Hồi giáo dành được một sự quan tâm đặc biệt lớn hơn bất kì nền văn minh nào khác kể cả phương Tây. Continue reading “Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa”

Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)

the_september_11th_terrorist_attacks

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Sự kiện 11/9 là sự kiện liên quan đến một loạt cuộc tấn công cảm tử do nhóm khủng bố al-Qaeda thực hiện tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Buổi sáng hôm đó, 11 tên không tặc đã cùng lúc cướp 4 chiếc máy bay dân sự nội địa, 2 trong số đó đã đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center – WTC) tại thành phố New York, khiến tất cả các hành khách trên 2 chiếc máy bay cùng hàng nghìn người khác đang làm việc trong tòa nhà thiệt mạng. Cả 2 tòa tháp đổ sập trong vòng 2 giờ, khiến những tòa nhà gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc, tổng hành dinh Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Arlington, Virginia, cách thủ đô Washington D.C không xa. Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shankvilles thuộc bang Pennsylvania sau khi các hành khách và đội bay chống cự với những tên không tặc để giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Continue reading “Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)”

Các quốc gia cần tuân thủ luật chơi ở châu Á

Rule-Book-630x400

Nguồn: Gareth Evans, “Playing by the Rules in Asia”, Project Syndicate, 26/04/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phiêu lưu của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy một sự thay đổi trong việc hoạch định chính sách của Australia đáng được quốc tế chú ý rộng rãi. Bằng cách coi việc duy trì một “trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ” là một ưu tiên chiến lược cốt lõi, Sách trắng Quốc phòng mới của Australia đã sử dụng cách diễn đạt không thường thấy trong các cuốn sách trắng quốc phòng của quốc gia này. Điều đặc biệt ngạc nhiên hơn là việc nó xuất phát từ một chính phủ bảo thủ thường sẵn sàng đi theo bất kỳ con đường nào Hoa Kỳ chọn.

Australia muốn có một nền tảng khả dĩ để thách thức những yêu sách của Trung Quốc, và nền tảng này không nên bị diễn giải như chỉ là một sự khúc xạ thụ động quan điểm của Hoa Kỳ. Với một nước đang cố gắng – giống như các nước khác trong khu vực – tránh những sự lựa chọn một mất một còn giữa đối tác chiến lược là Hoa Kỳ, và đối tác thương mại là Trung Quốc, từ ngữ trong Sách trắng đã được lựa chọn hết sức khéo léo và xứng đáng để học hỏi. Continue reading “Các quốc gia cần tuân thủ luật chơi ở châu Á”

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

Vì sao các cuộc biểu tình đường phố kém hiệu quả?

MSK-street-protests

Nguồn: Moisés Naím, “Why Street Protests Don’t Work,” The Atlantic, April 07, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc biểu tình đường phố đang thịnh hành. Từ Bangkok đến Caracas, từ Madrid đến Moskva, những ngày này (4/2014) không có tuần nào trôi qua mà không có tin tức về một đám đông lớn tập hợp trên đường phố của những thành phố lớn trên thế giới. Có nhiều lý do để biểu tình (hệ thống giao thông công cộng và giáo dục chất lượng kém và đắt đỏ, kế hoạch san bằng một công viên, tình trạng lạm quyền của cảnh sát…). Thông thường, cơn bất bình nhanh chóng lan rộng sang việc phủ nhận chính phủ, hoặc người đứng đầu cơ quan này, hoặc đến những tố cáo rộng hơn về tham nhũng và bất bình đẳng kinh tế.

Hình ảnh chụp từ trên không các cuộc diễu hành chống chính phủ thường cho thấy một biển người giận dữ đòi hỏi sự thay đổi. Nhưng những gì mà những đám đông này đạt được lại ít đến đáng ngạc nhiên. Nguồn năng lượng chính trị dồi dào trên thực địa cực kỳ không tương xứng với những kết quả thực tế của các cuộc biểu tình này. Continue reading “Vì sao các cuộc biểu tình đường phố kém hiệu quả?”

TT Obama thăm Việt Nam: Bốn điểm nhấn khó quên

160523072018-01

Tác giả: Mỹ Hòa – Thu Hà (phỏng vấn)

LTS:Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama đang điểm những thời khắc cuối, sau ba ngày đầy ắp những sự kiện, những dấu mốc trọng đại trong lịch sử quan hệ hai nước.

Để nhìn lại chuyến thăm ý nghĩa này, Tuần Việt Nam/ Báo VietnamNet có cuộc trò chuyện với TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, và Giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐHKHXH&NV TPHCM; và PGS-TS Alexander L. Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ. Continue reading “TT Obama thăm Việt Nam: Bốn điểm nhấn khó quên”

Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay

Islamists-Danger-Europe

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Making of Euro-Jihadism”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà sử học người Bỉ Henri Pirenne đã liên hệ việc châu Âu trở thành một lục địa Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 8 với sự tuyệt giao với Hồi giáo. Pirenne có lẽ sẽ không bao giờ ngờ được rằng sẽ xuất hiện một khu ổ chuột Hồi giáo ở Brussels, chứ chưa nói đến việc nó sẽ trở thành  trung tâm của chủ nghĩa thánh chiến, với những tín đồ Hồi giáo trẻ tuổi giận dữ và bị gạt ra rìa – những người nổi loạn chống lại châu Âu ngay bên trong biên giới của nó.

Sự tách biệt (với Hồi giáo) không phải là lựa chọn ở ngày nay.  Nhưng một kiểu kết hợp hài hòa được học giả Hồi giáo Tariq Ramadan ủng hộ cũng không phải là một lựa chọn. Ramadan, cháu trai của nhà sáng lập nên Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, là một công dân Thụy Sỹ và trú tại Vương quốc Anh, người đã biện luận rằng các đạo đức và giá trị Hồi giáo nên được đưa vào hệ thống châu Âu. Sau đó, châu Âu sẽ không chỉ khoan dung với Hồi giáo, mà còn xem nó như một phần không thể thiếu. Continue reading “Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay”