“Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel

rubrik-politik-politics-israel-germany_440

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Limits of German Guilt,” Project Syndicate, 04/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 6 này là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Israel. Mối quan hệ song phương vốn được thiết lập sau khi Đức Quốc xã hủy diệt người Do thái ở châu Âu nay đã phát triển đến một tầm vững chắc. Nhưng gần đây, những ký ức đang phai nhòa về vụ thảm sát Holocaust giữa những người Đức trẻ tuổi, cùng với vị thế quốc tế đang suy giảm của Israel, đang thách thức dòng quan điểm chính thức về mối quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.

David Ben-Gurion, cha đẻ của Israel và là nhà kiến tạo nên sự hòa giải giữa Israel với Đức, hoàn toàn là một người thực dụng. Ông biết rằng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Đức, bao gồm cả khoản tiền bồi thường giúp đẩy mạnh năng lực của Israel, sẽ rất có ích cho việc đảm bảo sự tồn vong của Israel. Continue reading ““Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)

antarctica_2642820b

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959 bởi 12 quốc gia, bao gồm 7 quốc gia có yêu sách lãnh thổ ở khu vực Nam Cực (Achentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy, Liên hiệp Vương quốc Anh), 2 siêu cường (Mỹ, Liên Xô) cùng 3 nước khác (Bỉ, Nhật Bản và Nam Phi). Tất cả các nước này đều có các trạm nghiên cứu đặt trên lãnh thổ Nam Cực trong Năm Vật lý địa cầu quốc tế 1957-1958. Trong năm này, các quốc gia tham gia đã cùng nghiên cứu các hoạt động của điểm đen mặt trời và tác động của chúng đối với trái đất và khí quyển. Các nghiên cứu này đã dẫn tới những khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là khám phá ra lỗ thủng tầng ozone trong tầng khí quyển Nam Cực. Continue reading “Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”

Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch mới liên quan đến việc sử dụng tàu dân sự cho mục đích quân sự. Với tên gọi chính thức là “Những Tiêu chuẩn Kỹ thuật dành cho những Tàu Dân sự mới phục vụ Yêu cầu Quốc phòng”, các hãng đóng tàu dân sự buộc phải đảm bảo các tàu thuyền dân sự có thể được quân đội sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bản kế hoạch là kết quả của dự án nghiên cứu 5 năm giữa ngành công nghiệp đóng tàu và quân đội. Có tất cả 5 loại tàu được đề cập trong bản kế hoạch. Theo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 172,000 tàu dân sự. Số tiền nâng cấp các tàu này để phục vụ mục đích quân sự sẽ do Chính phủ Trung Quốc chi trả.

“Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi phải huy động và triển khai một số lượng lớn các tàu trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu chiến hải quân trong thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế”, Cao Weidong – một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA cho biết. Do đó, kế hoạch này sẽ “cho phép Trung Quốc chuyển đổi những hạm đội tàu dân sự đáng kể và tiềm năng của mình thành sức mạnh quân sự”, Trung Hoa Nhật báo viết. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện “những dự án chiến lược và năng lực hỗ trợ hàng hải” của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)”

#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)

russia-dismisses-ruling-greenpeace

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Các chủ thể liên quốc gia

Như chúng ta đã thấy, một trong những đặc tính của thời đại thông tin toàn cầu chính là vai trò ngày càng gia tăng của những chủ thể liên quốc gia – những chủ thể không phải là quốc gia hoạt động xuyên biên giới quốc tế (Hình 8.1). Nền chính trị quốc tế truyền thống chỉ bàn về các quốc gia. Chúng ta thường sử dụng các dạng nói ngắn gọn như “Nước Đức muốn vùng Alsace” hay “Pháp e sợ Anh”. Đây là một cách nói đơn giản hóa hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn cổ điển của chính trị quốc tế. Vào thế kỷ 18, các quốc vương sẽ là người đại diện cho một quốc gia. Nếu Frederick Đại đế muốn điều gì đó cho nước Phổ, Frederick sẽ chính là nước Phổ. Vào thế kỷ 19, một tầng lớp tinh hoa lớn hơn kiểm soát các quyết định chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ngoại giao Châu Âu vẫn tương đối bó hẹp trong quan hệ giữa các chính phủ với nhau. Thêm vào đó, trong thời kỳ cổ điển của chính trị quốc tế, chương trình nghị sự bị giới hạn hơn ngày nay rất nhiều. Các vấn đề an ninh quân sự thường là đề tài chủ yếu của các chương trình nghị sự này và thường được quyết định chủ yếu bởi các bộ ngoại giao. Continue reading “#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)”

Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy

race_to_the_bottom

Nguồn: David Shambaugh, “China and the US are now engaged in all-out competition”, South China Morning Post, 11/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Mỹ – Trung đã được mô tả một cách chính xác là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Đó cũng là mối quan hệ phức tạp và đáng lo ngại nhất. Hai gã khổng lồ này là hai cường quốc hàng đầu thế giới và được kết nối với nhau theo nhiều cách: song phương, khu vực và toàn cầu. Do đó, việc hiểu được động lực làm nền tảng và vận hành mối quan hệ đang thay đổi này là điều rất quan trọng.

Dù Washington và Bắc Kinh hợp tác trong những lĩnh vực họ có thể hợp tác, vẫn có sự cạnh tranh đang gia tăng đều đặn trong mối quan hệ giữa hai bên. Sự cân bằng giờ đây đã thay đổi, với cạnh tranh là yếu tố chi phối. Có nhiều lý do cho thực trạng này – và một trong số đó là vì an ninh bây giờ đã quan trọng hơn so với kinh tế trong mối quan hệ này. Continue reading “Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy”

Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Dương Danh Huy, Massive Island-Building and International Law“, AMTI, 15/06/2015.

Trong thời gian một năm, việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa đã thay đổi quang cảnh địa lý và an ninh ở Biển Đông.

Cho đến nay việc xây đảo này đã tạo ra hơn tám triệu mét vuông đất tại các vùng biển rộng, vượt xa các hoạt động cải tạo của các nước khác cho đến nay, và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng trăm triệu tấn cát đã được vét từ đáy biển và đổ trên các rạn san hô mỏng manh, những thành phần quan trọng của hệ sinh thái biển. Các chuyên gia hải dương học dự đoán rằng việc này đã và đang gây tác hại không thể đảo ngược về môi trường. Continue reading “Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế”

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

no-nukes.-no-wars.-fund-human-needs

Tác giả: Lê Thành Lâm

Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã hai lần được đưa ra sử dụng khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki (ngày 06 và 09 tháng 08 năm 1945) làm hơn 210.000 người chết. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng nghìn người vẫn tiếp tục chết sau đó vì tác động của phóng xạ. Chính sự kiện bi thảm này đã mở đầu thời kỳ chạy đua vũ trang gắn liền với cuộc Chiến tranh Lạnh, đe dọa cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.

Nhằm khắc phục tình trạng này, những nỗ lực nhằm giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng đã liên tục được đàm phán và phát triển ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, ngày 01 tháng 07 năm 1968 được coi là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty – NPT), một trong những nỗ lực quốc tế quan trọng hướng đến mục tiêu trên. Vào ngày này, hơn 50 quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đã tham gia Hiệp ước. Đến năm 1975, tại hội nghị đầu tiên xem xét lại Hiệp ước, đã có 95 quốc gia ký kết. Continue reading “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia khác. Đây là nội dung được đề cập trong chương cuối Sách trắng Quốc phòng mà Bắc Kinh vừa công bố. Theo đó, mục tiêu của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong quan hệ quân sự nước ngoài là làm sâu sắc thêm các mối quan hệ quân sự với tất cả các nước trên thế giới. Dựa trên tiêu chí “không liên minh, không đối đấu” và không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Trong đó, đặc biệt nổi bật là quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia: Nga và Hoa Kỳ. Bắc Kinh hi vọng, mô hình quan hệ với Nga sẽ dựa trên hai yếu tố chính là trao đổi và hợp tác. Trong khi đó, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc hy vọng có thể mở rộng phạm vi hợp tác quân sự từ lĩnh vực phi truyền thống sang các lĩnh vực truyền thống. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)”

#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)

resources_information

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin

Một cuộc cách mạng thông tin đang làm biến đổi chính trị quốc tế. Cách đây 4 thế kỷ, Francis Bacon, một nhà triết học-chính trị gia người Anh đã viết rằng tri thức là quyền lực. Vào đầu thế kỷ 21, một phần lớn hơn của dân số thế giới đều đã có thể tiếp cận được loại quyền lực này. Các chính phủ trên thế giới luôn lo lắng về dòng chảy của các nguồn thông tin và việc kiểm soát chúng. Tuy nhiên giai đoạn hiện tại chúng ta đang sống không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử chịu tác động mạnh mẽ của các biến đổi về công nghệ thông tin. Vào thế kỷ 15, việc phát hiện ra kỹ thuật in của Gutenberg, vốn đã tạo điều kiện cho việc in Kinh Thánh và sự truyền bá của Kinh Thánh đến với phần lớn dân chúng Châu Âu lúc bấy giờ, được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu Cải cách Kháng Cách của Giáo hội Công giáo La Mã. Các truyền đơn và ủy ban trao đổi thông tin cũng đã tạo điều kiện giúp Cách mạng Mỹ thành công. Như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy thông tin có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc và lợi ích. Continue reading “#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)”

Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi

maxresdefault

Nguồn: The China Model: A Dialogue between Francis Fukuyama and Zhang WeiweiNew Perspective Quarterly, Vol 28, No. 4, Fall 2011.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Francis Fukuyama là thành viên cao cấp Olivier Nomellini, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, đồng thời là tác giả các cuốn sách nổi tiếng “Sự cáo chung của Lịch sử”; “Con người cuối cùng và cội nguồn của các trật tự chính trị”. Trương Duy Vi (, Zhang Weiwei) là giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève (Thụy Sĩ), thành viên cao cấp tại Viện Xuân Thu (Chungqiu) và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Làn sóng Trung Quốc: sự trỗi dậy của một nhà nước văn hiến ”. (Chú thích của THD: Trương Duy Vi từng là người thông dịch cho Đặng Tiểu Bình khi Đặng sang Mỹ).

Francis Fukuyama: Trong lịch sử thế giới, sự phát triển của nhà nước Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt. Ở Phương Tây, người ta quen mô tả sự phát triển của các thể chế theo những chuẩn mực dựa trên thực tiễn Châu Âu, trong khi đó lại quên một sự thật: Trung Quốc là nơi đầu tiên mà nhà nước đã được hình thành, tức là khoảng 1700 – 1800 năm sớm hơn Châu Âu. Continue reading “Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi”

Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông

mod6

Nguồn: Joseph S. Nye, “Avoiding Conflict in the South China Sea,” Project Syndicate, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chiếc máy bay trinh sát P8-A của Hải quân Hoa Kỳ bay tới gần đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông mới đây, nó đã tám lần nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực từ Hải quân Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là vững như bàn thạch.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đáp lại, “Không nên lầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, chạy tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới.” Vậy có phải là một cuộc xung đột Mỹ – Trung trên biển Đông sắp xảy ra? Continue reading “Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông”

Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ

ARP3782495

Nguồn: Aryeh Neier, ‘Turkey’s Historical Responsibility’, Project Syndicate, 27/4/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Một trăm năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các quan chức của đế chế Ottoman đã vây bắt rồi trục xuất 250 lãnh đạo và trí thức Armenia ở Constantinople. Đó là sự mở đầu của một cuộc thảm sát lịch sử khiến 1,5 triệu trên tổng số 2 triệu người Armenia sống ở đây bị sát hại.

Trong những tuần lễ ngay trước dịp kỉ niệm 100 năm cuộc thảm sát đó, những cuộc tranh luận xem liệu cuộc giết chóc đó có bị coi là hành động diệt chủng hay không lại bùng lên lần nữa, như đã được dự đoán. Giáo hoàng Francis và Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng ủng hộ những người có ý kiến khẳng định (đó là sự diệt chủng) – dẫn đến sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và những người khác trong chính phủ của ông. Continue reading “Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”