Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?

seppuku

Nguồn:What is Seppuku?”, History.com, 14/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thường được gọi là “hara-kiri” ở phương Tây, seppuku (mổ bụng) là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh samurai cổ xưa của Nhật Bản. Hành động ghê rợn này thường bao gồm việc tự đâm vào bụng mình bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong. Một số người thực hành nghi lễ này chấp nhận chết từ từ, nhưng họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của một “kaishakunin”, hay người giúp đỡ thứ hai, người sẽ giúp chặt đầu họ bằng một thanh kiếm ngay sau khi họ mới bắt đầu mổ bụng. Toàn bộ quá trình được tổ chức thành một nghi lễ trang trọng. Trong số các nghi lễ có việc cá nhân chuẩn bị mổ bụng thường uống rượu sake và sáng tác một bài thơ ngắn nói về cái chết của mình trước khi cầm dao. Continue reading “Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?”

Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?

20130928_blp510

Nguồn:How many people convert to Islam?”, The Economist, 29/09/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau vụ tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi (Kenya), có nhiều lời đồn đoán về khả năng liên quan đến cuộc tấn công của Samantha Leweithe, một phụ nữ người Anh đã cải sang đạo Hồi. Bà Samantha Lewthweite, được gọi là “góa phụ trắng”, kết hôn với Germaine Lindsay, một trong số những kẻ đánh bom ở Luân Đôn hôm 7/7 (2005), và bản thân cũng là một người đã cải sang đạo Hồi. Samantha Lewthweite đang bị Interpol và cảnh sát Kenya truy nã vì bị tình nghi có liên quan đến một vụ đánh bom khác. Lewthwaite, con gái của một quân nhân Anh quốc từng phục vụ ở Bắc Ai Len, lớn lên ở Anh quốc, và cải sang đạo Hồi khi còn ở tuổi niên thiếu. Việc cải sang đạo Hồi có phổ biến không? Và tại sao người ta lại gia nhập đạo Hồi? Continue reading “Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?”

Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?

20151128_blp522

Nguồn:Presidential pardons”, The Economist, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi ông Barack Obama ngồi xuống dự bữa tiệc nhân lễ Tạ Ơn vào ngày 26 tháng 11 (2015), đó sẽ là lần gần cuối cùng ông thưởng thức bữa ăn trong cương vị Tổng thống Hoa Kì. Ngày hôm trước, ông đã ban lệnh “ân xá tổng thống” cho một con gà tây, tên là Abe, một truyền thống mà một số người cho là có từ thời John F. Kennedy (mặc dù George H. W. Bush mới là người đầu tiên phóng sinh cho một con gà tây). “Nước Mỹ trên hết là một đất nước của cơ hội thứ hai, và con gà này đã có được cơ hội thứ hai để sống phần còn lại của cuộc đời mình một cách thoải mái”, ông Obama nói về vận may của Abe. Đằng sau buổi lễ đầy hài hước này, việc thực thi nghiêm túc những lệnh ân xá của tổng thống lại bị sa lầy trong tranh cãi. Vậy lệnh ân xá của tổng thống ở Mỹ là gì và nó hoạt động như thế nào? Continue reading “Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?”

Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?

20160116_blp533

Nguồn:Why is Poland’s government worrying the EU?”, The Economist, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Ba Lan đang khiến cho châu Âu đau đầu. Kể từ khi Đảng Công  lý và Pháp luật (viết tắt là PiS trong tiếng Ba Lan) có xu hướng bảo thủ về mặt xã hội và có phần bài châu Âu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 25 tháng 10, nước này đã không còn là gương mặt tiêu biểu của hội nhập châu Âu nữa mà trở thành một “đứa con hư” của tổ chức này. Chính phủ mới đã bất chấp các cảnh báo của Liên minh châu Âu, thông qua các đạo luật mà các nhà phê bình coi là đã làm suy yếu cơ chế kiểm soát và cân bằng của hiến pháp cũng như tự do báo chí. Những nhà chính trị theo hướng trung dung và tự do cảnh báo về khả năng “Orban hóa” vì sợ rằng Ba Lan đang đi theo con đường phi tự do của Viktor Orban, Thủ tướng Hungary. Continue reading “Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?”

Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?

20151205_map505

Nguồn: “Why the Middle East’s Sunnis feel they are victims”, The Economist, 3/12/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm    | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Đã có thời kỳ các tín đồ Hồi giáo dòng Shia, phân nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh chính của đạo Hồi, than vãn rằng địa vị của họ chẳng khác gì kẻ thua cuộc bị truy đuổi khắp nơi và cầu nguyện đức Mahdi[1] quay trở lại để khôi phục vinh quang cho họ. Các vụ đánh bom tự sát đầu tiên trong những năm 1980 là do những người Shia thực hiện, với mong muốn rằng thế giới sau đó sẽ được cải thiện. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chính những tín đồ dòng Sunni, chiếm khoảng 85% trong tổng số 1,6 tỷ người theo đạo Hồi trên thế giới, lại thể hiện hình ảnh của mình như những nạn nhân. Làm thế nào mà bộ phận chiếm đa số trong tôn giáo lớn thứ hai thế giới lại đi đến tình trạng than thân trách phận như vậy? Continue reading “Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?”

Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?

20160109_blp555

Nguồn:  “What happened in the Thirty Years War?”, The Economist, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Căng thẳng ở Trung Đông giữa Saudi Arabia (do nhà Saud dòng Sunni cai trị) và Iran (lãnh đạo phe Shia) đã khiến nhiều nhà bình luận so sánh tình trạng này với cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) ở châu Âu. Đó là một cuộc xung đột gây ra hậu quả tàn phá cho Trung Âu, với khoảng 20% ​​dân số của Đức bị giết. Cuộc chiến tranh này có nguồn gốc tôn giáo khi các Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh (ban đầu là Ferdinand II của triều Habsburg) đã cố gắng áp đặt sự thống trị của Công giáo lên các khu vực của người Tin Lành thuộc đế quốc. Cuộc Cải cách Kháng cách (Reformation) đã bắt đầu ở Đức năm 1517 với các luận đề của Martin Luther và nhiều quân vương thuộc đế quốc (vốn có một cấu trúc gần như một liên bang) đã cải đạo sang Tin Lành. Continue reading “Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?”

Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?

20130525_blp502

Nguồn:  “Why have containers boosted trade so much?”, The Economist, 21/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thoạt nhìn chúng có vẻ chỉ là những thùng kim loại đơn giản. Nhưng container (công-ten-nơ) – những chiếc thùng đồng nhất có thể dễ dàng được dịch chuyển giữa các xe tải, xe lửa và tàu biển – đã định hình thương mại toàn cầu trong vài thập niên qua. Tại sao container lại giúp đẩy mạnh thương mại nhiều như vậy? Continue reading “Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?”

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

israelobama

Nguồn:Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra? Continue reading “Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?”

Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?

20160109_blp540

Nguồn:Who was the Shia cleric killed in Saudi Arabia?“, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quan hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Shia đã xấu đi ở rất nhiều nơi do việc hành quyết một giáo sĩ Shia tên là Nimr Baqr al-Nimr ở Ả-rập Saudi. Sau khi một đám đông xông vào Đại sứ quán Ả-rập Saudi tại Tehran để phản đối, nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran; Bahrain và Sudan cũng cắt quan hệ theo, còn Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với nước này. Về phần mình, Iran cáo buộc Ả-rập Saudi sử dụng cuộc tấn công vào đại sứ quán nước này để gia tăng căng thẳng phe phái vốn đã dâng cao trước vụ hành quyết. Vậy người đàn ông đã bị hành quyết là ai? Continue reading “Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?”

Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?

20160102_amp501

Nguồn:Why Trudeau wants the pope to make an apology”, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong hơn một thế kỷ, chính phủ Canada đã vận hành một hệ thống các trường nội trú cho trẻ em người thổ dân, tách chúng khỏi cha mẹ – bằng vũ lực nếu cần – và đưa chúng vào các cơ sở nơi nhiều em bị đánh đập và lạm dụng tình dục. Bảy năm trước, Stephen Harper, thủ tướng Đảng Bảo thủ lúc đó, đã thay mặt chính phủ xin lỗi 150.000 trẻ em và gia đình của họ vì những nỗ lực tàn bạo để tiêu diệt nền văn hóa của các thổ dân. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Justin Trudeau, thủ tướng mới của Đảng Tự do, lại xin lỗi một lần nữa, nói rằng hệ thống “đáng ghê tởm” đó đại diện cho “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Canada”. Sau đó, ông cho biết ông sẽ yêu cầu cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng phải xin lỗi quá. Tại sao Giáo Hoàng lại liên quan ở đây? Continue reading “Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?”

Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?

20151219_fnp502

Nguồn:How the Fed will raise interest rates”, The Economist, 14/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) muốn thay đổi là “lãi suất quỹ liên bang” (federal funds rate, hay lãi suất liên ngân hàng qua đêm), tức lãi suất mà các ngân hàng trả cho nhau cho các khoản vay qua đêm. Các khoản vay này được thực hiện bởi vì Fed yêu cầu các ngân hàng phải giữ một số tiền tối thiểu trong tài khoản của họ tại Fed mỗi đêm. Các ngân hàng có số dư dồi dào có thể cho những ngân hàng thiếu tiền vay để giúp họ đáp ứng được mức dự trữ của mình. Trong quá khứ, Fed đã thay đổi lãi suất của các khoản vay này bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ. Ví dụ, khi Fed bán trái phiếu chính phủ cho một ngân hàng, Fed sẽ trừ tiền từ tài khoản của ngân hàng tại Fed (cũng giống như một ngân hàng có thể tính phí đối với khách hàng bằng cách trừ tiền từ tài khoản thanh toán của họ). Điều này làm cho tiền khan hiếm hơn, nhưng các ngân hàng vẫn phải đáp ứng số dư tối thiểu của họ trong tài khoản tại Fed. Kết quả là lãi suất của các khoản vay qua đêm tăng lên, và cùng với đó là chi phí tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Continue reading “Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?”

Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?

20150131_blp904

Nguồn: “Saudi Arabia’s dress code for women“, The Economist, 28/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các nhà bình luận, chủ yếu không phải là người Saudi, đã bình luận ồn ào khi bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của nước Mỹ, có mặt tại Saudi Arabia vào ngày 27 tháng Giêng trong một bộ quần áo rộng với màu sắc sặc sỡ và không mang khăn trùm đầu. Vương quốc giàu dầu mỏ này nổi tiếng với những phụ nữ mặc các bộ áo choàng dài màu đen được gọi là abaya, thường kết hợp với hijab (khăn trùm đầu) hay niqab (khăn trùm chỉ hở mắt), hoặc một bộ burqa (bộ đồ trùm từ đầu đến chân, chỉ hở đôi mắt). Vậy phụ nữ Saudi và nước ngoài thực sự nên ăn mặc như thế nào ở Saudi Arabia? Continue reading “Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?”

Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?

2015-12-11-02

Nguồn: “Who was St. Nicholas?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Đằng sau hình tượng ông già Noel vui nhộn mặc đồ đỏ ngày nay là một nhân vật có thật: Thánh Nicholas thành Myra, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo từng sống vào thế kỷ thứ 3 SCN ở nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta biết rất ít chi tiết lịch sử về cuộc đời của Thánh Nicholas. Thậm chí cũng không rõ là ông mất năm nào, mặc dù cả giáo hội Công Giáo La Mã và Chính thống Giáo phương Đông đều kỷ niệm ngày ông qua đời vào ngày 6 tháng 12 trong suốt hơn 1.000 năm. Trong vòng một thế kỷ sau khi mất, nhân vật Thánh Nicholas vốn rất được mến mộ đã trở thành trung tâm của hàng loạt truyền thuyết dân gian. Ông được cho là đã có công ngăn chặn một cơn bão dữ để cứu những thủy thủ xấu số, quyên góp tiền cho một người cha bị buộc phải bán con gái mình làm gái mại dâm, và thậm chí là hồi sinh ba cậu bé bị một tay đồ tể bất lương chặt ra nhiều mảnh. Ngày nay, Thánh Nicholas được coi là thánh bảo hộ thủy thủ, trẻ em, chủ tiệm cầm đồ, và nhiều người khác. Continue reading “Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?”

Tên gọi New Zealand có từ đâu?

2015-12-17-03

Nguồn: “What’s new about New Zealand?”, History.com (truy cập ngày 17/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày nay, nhiều người đã biết rằng những nơi như New York và New London được đặt tên theo các địa danh ở Anh, nhưng còn New Zealand thì sao? Vùng Zealand gốc là ở đâu vậy? Để có được câu trả lời, chúng ta phải tìm về giai đoạn đầu của phong trào thám hiểm của người châu Âu, và tên gọi gốc của New York – New Amsterdam – mang lại cho chúng ta một manh mối.

Các nhà thám hiểm Hà Lan là những người châu Âu đầu tiên khởi hành ra biển đi tìm những vùng đất lạ, và thế giới ngày nay vẫn còn mang nhiều vết tích của di sản đó. Năm 1642, nhà thám hiểm và hàng hải Hà Lan Abel Tasman (tên ông đã được đặt cho đảo Tasmania của Australia) đã khởi hành với nhiệm vụ thám hiểm vùng nam Thái Bình Dương với tư cách đại diện cho Công ty Đông Ấn Hà Lan, và đến được những vùng lãnh thổ ngày nay là New Zealand, Tonga, và Fiji. Khi ông trở về báo lại những phát hiện của mình, các vùng đó đã được thêm vào bản đồ thời bấy giờ. Continue reading “Tên gọi New Zealand có từ đâu?”

Vì sao thành phố New York có biệt danh “Quả Táo Lớn”?

2015-12-17-01-1

Nguồn: “Why is New York City nicknamed the ‘Big Apple’?”, History.com (truy cập ngày 17/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bang New York là nơi trồng táo nhiều thứ hai nước Mỹ, sau bang Washington, song biệt danh trên của thành phố New York lại chẳng liên quan gì đến việc trồng hoa quả. Trên thực tế, tên gọi “quả táo lớn” nổi tiếng lần đầu do liên quan đến trò đua ngựa. Khoảng năm 1920, John Fitz Gerald, một phóng viên từ thành phố New York, đã nghe thấy một số người trông chuồng ngựa ở New Orleans nói rằng họ đang chuẩn bị tới “quả táo lớn”, một cách ám chỉ thành phố New York, nơi có những đường đua ngựa được coi là hàng đầu. Fitz Gerald sớm bắt đầu dùng tên gọi “quả táo lớn” trong những bài báo của ông. Trong thập niên 1930, các nghệ sĩ nhạc jazz đã sử dụng tên gọi này để ám chỉ rằng thành phố New York là quê hương của những câu lạc bộ âm nhạc hàng đầu. Continue reading “Vì sao thành phố New York có biệt danh “Quả Táo Lớn”?”

Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

20151107_blp508

Nguồn:How hurricanes get their names”, The Economist, 12/11/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã hình thành ra sao? Continue reading “Các cơn bão được đặt tên như thế nào?”

Ai là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ?

2015-12-15

Nguồn: “Who was the first woman to run for president?”, History.com (truy cập ngày 15/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phụ nữ Mỹ không có quyền bầu cử cho đến khi Tu chính án Hiến Pháp thứ 19 được thông qua năm 1920, nhưng người phụ nữ Mỹ đầu tiên tự ứng cử chức tổng thống đã xuất hiện từ gần 50 năm trước đó. Năm 1872, Victoria Woodhull đến từ Ohio đã làm nên lịch sử khi bà ra tranh cử với tư cách ứng cử viên của Đảng Bình Quyền (Equal Rights Party) chống lại tổng thống đương nhiệm Ulysses S. Grant. Cương lĩnh tranh cử của bà gồm những cải cách cấp tiến như ngày làm việc tám giờ, quyền bầu cử cho phụ nữ, bỏ án tử hình, và bà còn gây ngạc nhiên hơn nữa khi chọn nhà hoạt động bãi nô Frederick Douglass làm ứng cử viên phó tổng thống (mặc dù ông này không đồng ý). Continue reading “Ai là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ?”

Có phải TT Lincoln tiên đoán được cái chết của mình?

2015-12-13

Nguồn: “Did Abraham Lincoln predict his own death?”, History.com (truy cập ngày 13/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ward Hill Lamon – từng là cộng sự luật, bạn và đôi khi là vệ sĩ của Abraham Lincoln – từng kể một câu chuyện nổi tiếng về linh cảm của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16 về cái chết của ông. Chuyện là chỉ vài ngày trước khi bị ám sát vào ngày 14 tháng 4 năm 1865, Lincoln đã kể lại một giấc mơ gần đó của ông với một nhóm nhỏ, trong đó có vợ ông, Mary Todd, và Lamon. Trong giấc mơ, ông bước vào Phòng Cánh Đông trong Nhà Trắng và nhìn thấy một thi thể được phủ kín và canh gác bởi các binh sĩ, đứng xung quanh là nhiều người đang than khóc. Khi Lincoln hỏi một trong các binh sĩ rằng người chết là ai, anh ta trả lời: “Là Tổng thống. Ông ấy đã bị một kẻ ám sát giết hại”. Continue reading “Có phải TT Lincoln tiên đoán được cái chết của mình?”

Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?

2015-12-11-1

Nguồn: “Where is Genghis Khan buried?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bí ẩn bắt đầu vào ngày 18 tháng 8 năm 1227, khi lãnh tụ Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn qua đời không rõ nguyên nhân trong lúc đang dẫn đầu một cuộc chinh phạt ở Trung Hoa. Theo truyền thuyết, những người kế vị Thành Cát Tư Hãn đã giết hết bất kỳ ai nhìn thấy đoàn xe tang đưa linh cữu ông trở về Karakorum, kinh đô Mông Cổ. Khoảng 800 binh lính được cho là đã tàn sát 2.000 người dự lễ tang của ông, trước khi chính họ cũng bị hành quyết sau đó. Linh cữu của Thành Cát Tư Hãn được chôn tại một ngôi mộ vô danh để đảm bảo sự yên nghỉ của ông không bị quấy rầy. Vó ngựa đã dẫm đạp để làm mất hết mọi dấu vết chôn cất, và một số người cho rằng người ta đã chuyển hướng một con sông để dòng nước chảy qua ngôi mộ. Kết quả của những biện pháp cực đoan này là vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn sau gần 900 năm vẫn còn là một bí ẩn. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?”