#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình. Continue reading “#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga”

Nhóm G-77 (Group of 77)

g77

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Nhóm 77 (G-77) là tổ chức liên chính phủ lớn nhất của các nước đang phát triển, hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. G-77 được thành lập với mục đích tạo tiếng nói chung và thúc đẩy lợi ích kinh tế chung của các nước thành viên, tăng sức mạnh đàm phán trên các vấn đề kinh tế quốc tế được đưa ra tại Liên Hiệp Quốc, và thúc đẩy hợp tác Nam-Nam. Continue reading “Nhóm G-77 (Group of 77)”

Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?

0,,16479340_401,00

Nguồn: Richard Kozul-Wright & Daniel Poon, “Development Finance with Chinese Characteristics?Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau một loạt bổ sung vào phút cuối các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), bây giờ người ta chuyển hướng chú ý sang việc thiết lập các luật lệ và quy tắc hoạt động của AIIB do Trung Quốc dẫn đầu. Nhưng vẫn còn những câu hỏi quan trọng – và quan trọng nhất là AIIB là một đối thủ tiềm năng hay là thành viên mới được chào đón để bổ sung cho các tổ chức tài chính đa phương hiện có như Ngân hàng Thế giới.

Kể từ khi Trung Quốc và 20 quốc gia chủ yếu là châu Á ký bản ghi nhớ thành lập AIIB hồi tháng 10 năm ngoái, 36 quốc gia khác – trong đó có Australia, Brazil, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Na Uy, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh – đã tham gia với tư cách là các thành viên sáng lập. Continue reading “Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?”

Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả

immigrazione

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Inequality, Immigration, and Hypocrisy,” Project Syndicate, 08/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu cho thấy một lỗ hổng căn bản, nếu không nói là một sự đạo đức giả vô cùng, trong cuộc tranh luận đang diễn ra về sự bất bình đẳng kinh tế. Chẳng phải sự tiến bộ thực sự cần phải ủng hộ cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên hành tinh này, chứ không chỉ cho những người trong số chúng ta có đủ may mắn để được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia giàu có hay sao?

Nhiều người nghĩ rằng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế phát triển đang ủng hộ một tư tưởng đặc quyền. Nhưng sự đặc quyền này chỉ dừng lại ở đường biên giới: tuy họ coi sự tái phân phối (thu nhập) lớn hơn trong mỗi quốc gia đơn lẻ là một điều hoàn toàn bắt buộc, nhưng những người sống ở các thị trường mới nổi hoặc ở các nước đang phát triển lại bị gạt ra ngoài. Continue reading “Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả”

Nhóm G-20 (Group of 20)

g20

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga 

G-20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Anh, Argentina, Australia, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, và Ý) và Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu được đại diện bởi nước giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G-20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban Phát triển (DC) của IMF và WB. Continue reading “Nhóm G-20 (Group of 20)”

#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)

renminbi

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ

Nhân dân tệ là đồng tiền có cơ hội tốt nhất để phát triển thành công cụ quyền lực. Theo Singh việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ là một ‘xu hướng không thể tránh khỏi’ và rằng các bất đồng chủ yếu là về việc khi nào điều đó sẽ xảy ra: một số dự đoán đến năm 2020 đồng nhân dân tệ sẽ được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài; một số khác nghĩ rằng sẽ mất một hoặc nhiều thế hệ để đạt được mục tiêu đó. Sự phân hóa quan điểm rộng lớn phản ánh sự thiếu rõ ràng trong chiến lược của Bắc Kinh. Liệu Trung Quốc có thật sự nghĩ đến chiến lược tổng thể nào đó cho đồng nhân dân tệ? Xét cho cùng, Trung Quốc đang ở những giai đoạn đầu của việc quyết định kiểu siêu cường nào mà nước này muốn đạt đến. Continue reading “#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)”

#253 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P1)

fffeature_3258886k

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

‘Một số người sinh ra đã vĩ đại, một số người vươn tới sự vĩ đại, còn một số người bị người khác cố gán cho sự vĩ đại’

Shakespeare, Twelfth Night

Đồng euro: một chiến thắng của chính trị trước kinh tế

Đồng tiền chung châu Âu là một ý tưởng chính trị. Khó để lập luận rằng các nền kinh tế đa dạng của khu vực đồng tiền chung châu Âu hình thành nên một khu vực tiền tệ tối ưu phù hợp với một tỉ giá hối đoái thống nhất. Bất chấp những cảnh báo mạnh mẽ rằng điều đó là quá tầm, giới tinh hoa châu Âu vẫn kiên quyết với ý tưởng liên minh tiền tệ, quyết tâm loại bỏ hoàn toàn nỗi ám ánh chiến tranh trên mảnh đất châu Âu. Đồng euro là tầm nhìn được ấp ủ bởi thế hệ các nhà lãnh đạo đã trải qua Thế Chiến II. Continue reading “#253 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P1)”

AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Tháng 9/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một “cộng đồng Trung Quốc – ASEAN khắng khít với vận mệnh chung”, cùng với đó đề xuất một “quan hệ đối tác hàng hải” trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Đây là khởi điểm về mặt ý tưởng cho việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (tức là Một vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh với trọng tâm là kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Continue reading “AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?

0007f675-642

Nguồn: Kemal Derviş, “Can Trade Agreements Stop Currency Manipulation?Project Syndicate, 17/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể phủ nhận rằng giữa thương mại và tỉ giá hối đoái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế nên bao gồm các quy định điều chỉnh các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ hay không?

Một số nhà kinh tế chắc hẳn đã nghĩ vậy. Chẳng hạn như Simon Johnson gần đây đã lập luận rằng các thỏa thuận siêu khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên được sử dụng để ngăn cản các nước can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn tỉ giá hối đoái tăng cao; Fred Bergsten cũng đưa ra một lập luận tương tự. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục lập luận rằng nên tách biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô với các cuộc đàm phán thương mại. Continue reading “Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”

Giấc mơ Trung Hoa trong thử thách

china-outbound-investment-record.si

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Phạm Sỹ Thành

Nỗ lực kết nối châu Á và trục Á-Âu

Các dự án “cơ sở hạ tầng” khổng lồ, xuyên biên giới, băng qua các châu lục, nối kết các nền kinh tế, văn hóa, tiểu vùng địa lý với nhau đang là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời thế hệ lãnh đạo thứ 5. Hiểu theo nghĩa phần cứng đó là bến cảng, đường cao tốc, thủy điện, đường ray, sân bay, đường dẫn cáp quang, băng truyền internet v.v. Hiểu theo nghĩa mềm nó là các thể chế nền tảng hỗ trợ cho hoạt động thương mại, tiền tệ-tài chính, các ngân hàng phát triển với các khoản đầu tư tại khu vực, v.v… Continue reading “Giấc mơ Trung Hoa trong thử thách”

Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?

asian-infrastructure-investment-bank-800x534

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Will China’s Infrastructure Bank Work?”, Project Syndicate, 06/04/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Khi Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chính quốc tế mới trị giá tới 50 tỉ USD là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), phần lớn các cuộc tranh luận đều tập trung vào những nỗ lực vô vọng của nước Mỹ nhằm ngăn chặn các nền kinh tế phát triển khác tham gia vào ngân hàng này. Có quá ít người chú ý đến việc tìm hiểu xem tại sao việc cho vay phát triển đa phương lại thất bại nhiều như thế, và liệu chúng ta có thể làm gì để tăng cường hiệu quả của hoạt động này hay không.

Có lẽ thành tựu nhất quán nhất của các cơ chế (viện trợ) phát triển đa phương là chúng đóng vai trò như các ngân hàng “tri thức” giúp các khu vực chia sẻ kinh nghiệm, các quy chuẩn chung, và tri thức kĩ thuật với nhau. Ngược lại, thất bại lớn nhất của chúng là việc cấp vốn cho các dự án hoành tráng đem lại lợi ích cho giới tinh hoa hiện thời, nhưng lại không cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường, xã hội và phát triển một cách thích đáng. Continue reading “Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?”

Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

?

Nguồn: Javier Solana, “China and Global Governance”, Project Syndicate, 30/3/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rõ ràng biến động địa chiến lược nổi bật nhất trong hai thập niên vừa qua là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy vậy, phương Tây lại không thể chấp nhận việc Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh của nước này trong hệ thống quản trị toàn cầu ngày nay, chưa nói đến các nền kinh tế lớn mới nổi khác. Nhưng điều này có khả năng sẽ phải thay đổi.

Hiện nay, Trung Quốc dựa vào các dàn xếp song phương để tăng cường can dự vào các quốc gia khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Được hậu thuẫn bởi lượng dự trữ ngoại hối 3,8 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đã cung cấp các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đổi lấy hàng hóa, qua đó biến mình trở thành nước cung cấp tài chính lớn nhất cho các nước đang phát triển, với việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hiện đã cho vay nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới. Continue reading “Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”

Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong

AIIB

Nguồn: Tomoo Kikuchi & Takehiro Masutomo, “Japan should influence the Asian Infrastructure Investment Bank from within”, East Asia Forum, 18/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản nên nghiêm túc xem xét việc gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, bất chấp sự phản đối trong nước.

AIIB lần đầu tiên được đề xuất bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013. Và đến tháng 10 năm 2014, Bắc Kinh đã thu nạp được 21 thành viên sáng lập. Việc đàm phán chi tiết hơn về cơ cấu quản trị của Ngân hàng dự kiến sẽ được hoàn thành khi ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.

Một nhà cựu ngoại giao cấp cao của Nhật Bản dự đoán rằng AIIB có thể thất bại do các thể lệ kém và các dự án không sinh lời. Ông so sánh AIIB với các ngân hàng cho vay dưới chuẩn (subprime lender), cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp có kết quả hoạt động yếu kém nhưng có nhu cầu vốn cao. Continue reading “Nhật Bản nên ảnh hưởng lên AIIB từ bên trong”

Trung Quốc với AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Phạm Sỹ Thành

Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) là một cơ hội để Trung Quốc xây dựng vai trò lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, AIIB cũng thử thách năng lực điều phối các vấn đề mang tính quốc tế của Trung Quốc.

Những câu hỏi về quản trị và điều phối

Trước hết, cho đến nay, dường như nội bộ Trung Quốc vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mục tiêu, vai trò và cách thức vận hành của AIIB. Những tuyên bố trái chiều phát đi từ Trung Quốc về việc quốc gia này có giữ quyền phủ quyết trong AIIB hay không đã cho thấy điều đó. Hay như những tranh luận về việc AIIB nên là một định chế đa phương, đóng vai trò như một ngân hàng phát triển của khu vực hay là một định chế do Trung Quốc chi phối và phục vụ cho các nhu cầu của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc với AIIB”

Tầng lớp trung lưu mạnh mẽ của châu Á

article-2245987-165DD882000005DC-500_634x435

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s Almighty Middle Class”, Project Syndicate, 19/03/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù có sự bất định về kinh tế mới đây, tầng lớp trung lưu của châu Á vẫn phát triển một cách nhanh chóng. Trong những thập niên tới, phân khúc dân số đang phát triển nhanh chóng này sẽ có vai trò như một yếu tố chủ chốt trong việc phát triển kinh tế và chính trị trong khu vực, với những tác động to lớn  đối với phần còn lại của thế giới.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính rằng tầng lớp trung lưu trên thế giới (nghĩa là các hộ gia đình có chi tiêu từ 10 đến 100 USD/người/ngày, trong năm 2005 theo ngang giá sức mua) tăng từ 1,8 tỷ người trong năm 2009 lên 4,9 tỷ năm 2030. Dự tính 2/3 số dân này sẽ sinh sống tại châu Á, tăng lên từ mức 28% của năm 2009, với Trung Quốc là nơi chiếm phần lớn nhất. Thật vậy, nếu Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu và nâng cấp công nghệ cần thiết để giữ vững được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì tầng lớp trung lưu của nó từ 157 triệu người vào năm 2009 sẽ vượt 1 tỷ người vào năm 2030. Continue reading “Tầng lớp trung lưu mạnh mẽ của châu Á”

Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?

Nguồn: www.chinadaily.com.cn

Nguồn: Jim O’Neill, “Making Space for China”, Project Syndicate, 17/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Vương quốc Anh đồng ý trở thành một thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng vào đầu tháng 3, phần lớn các tiêu đề báo chí không phải tập trung vào sự kiện này mà vào những bất đồng giữa Anh và Mỹ do quyết định này gây ra.

Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố thúc giục chính phủ Anh “sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy đưa ra các tiêu chuẩn cao“ (đối với AIIB). Một viên chức cấp cao của Mỹ còn được trích lời là đã buộc bội Anh “liên tục thỏa hiệp với Trung Quốc, vốn không phải là cách tốt nhất để can dự với một cường quốc đang lên”. Tuy nhiên trên thực tế, chính Hoa Kỳ mới đang áp dụng một hướng tiếp cận sai lầm. Continue reading “Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?”

Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

image-826593-breitwandaufmacher-vbce

Nguồn: Nikolaus Blome, Sven Böll, Katrin Kuntz, Dirk Kurbjuweit, Walter Mayr, Mathieu von Rohr, Christoph Scheuermann, Christoph Schult, “German Power in the age of the Euro crisis”, Spiegel Online International, 23/03/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 30/5/1941 là ngày mà Manolis Glezos đã nhạo báng Adolf Hitler khi ông và một người bạn của mình lẻn lên nóc thành cổ Acropolis ở Athens, tháo xuống rồi xé toạc lá cờ “Chữ vạn ngược” được quân Đức Quốc Xã treo lên 4 tuần trước đó khi chúng chiếm đóng Hy Lạp. Hành động này đã làm ông và người đồng chí của mình trở thành những người hùng.

Vào thời điểm đó, Glezos là một chiến binh kháng chiến. Nhưng hôm nay, người đàn ông sắp bước sang tuổi 93 hiện đang là một nghị viên thuộc đảng cầm quyền Syriza đại diện cho Hy Lạp tại Nghị Viện Châu Âu. Ngồi ở văn phòng của mình trên tầng ba, tòa nhà Willy Brandt, Brussel, ông kể lại câu chuyện về cuộc chiến chống lại phát xít ngày xưa cũng như cuộc chiến với nước Đức hiện đại. Mái tóc bạc bù xù khiến nhiều người ví von ông giống như là Che Guevara lúc về già. Từng nếp nhăn trên khuôn mặt của người chiến sĩ một thời lột tả những thăng trầm của cả một thế kỷ trôi qua trên lục địa già. Continue reading “Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?”