Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?

dragon_2453844b

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc mất hơn 30% giá trị vốn hóa vào tháng 7, đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá hơn 3% vào tháng 8 và các số liệu kinh tế vĩ mô đầy thất vọng vào tháng 9, các tranh luận về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn và trung hạn lại trỗi dậy mạnh mẽ với hai câu hỏi phổ biến “Kinh tế Trung Quốc đang thực sự gặp vấn đề gì?” và “Liệu kinh tế Trung Quốc có sụp đổ hay không?”

Như để trả lời cho sự lo lắng của thị trường, tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính của nhóm G20 diễn ra vào tháng 9, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ) Chu Tiểu Xuyên trấn an các nhà kinh tế của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới rằng “Hiện tại, tỷ giá hối đoái của đồng NDT đang đi vào ổn định, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán gần như đã kết thúc, và thị trường tài chính đang cho thấy hy vọng bình ổn… mức độ vay nợ trên thị trường đã giảm nhiều, và chúng tôi nghĩ không còn rủi ro hệ thống”. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?”

Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu

05062012_economy_snail_article

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “A Tale of Two Theories”, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại gây thất vọng. Một năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sản xuất toàn cầu sẽ tăng 4% vào năm 2015. Bây giờ thì Quỹ dự đoán mức tăng 3,3% cho năm nay – gần giống mức tăng trưởng của năm 2013 và 2014, và thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2000-2007 đến hơn một phần trăm.

Trong khu vực Eurozone, tăng trưởng trong quý gần đây nhất không ấn tượng. Nhật quay về vùng âm. Brazil và Nga đang suy thoái. Thương mại toàn cầu đã chậm lại. Và việc kinh tế Trung Quốc chậm lại kèm theo những biến động thị trường mùa hè này đã tạo thêm những bất ổn.

Sự thật thì vẫn có những điểm sáng: Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh đang vượt quá mong đợi. Nước Mỹ đang phục hồi vững chắc. Châu Phi thì khá khả quan. Nhưng nhìn chung rất khó để phủ nhận rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu sức bật. Continue reading “Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu”

Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất

Phila Unemployment Project

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Fed up with the Fed”, Project Syndicate, 7/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ vào cuối tháng Tám hàng năm, thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà tài chính trên khắp thế giới lại hội ngộ tại Jackson Hole, Wyoming trong hội nghị chuyên đề về kinh tế của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Năm nay, họ được chào đón bởi một nhóm hầu hết là các bạn trẻ, trong đó nhiều người là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Nhóm người này không đến để biểu tình, mà để thông báo. Họ muốn cho những nhà hoạch định chính sách có mặt biết rằng những quyết định chính sách của họ sẽ ảnh hưởng tới cả người dân bình thường, chứ không chỉ tới các nhà tài chính, những người phải lo lắng về tác động của lạm phát tới giá trị của trái phiếu, hay lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các khoản đầu tư cổ phần của họ. Và chiếc áo phông xanh các bạn trẻ mặc được in một thông điệp rằng, đối với những công dân Mỹ này, thì chưa hề có sự phục hồi (kinh tế) nào hết. Continue reading “Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài

20150815_wbp505

Nguồn: What’s driving American firms overseas”, The Economist, 16/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty Mỹ đang trên đà dịch chuyển. Ngày 6 tháng 8 vừa qua, CF Industries, một nhà sản xuất phân bón, và tập đoàn Coca-Cola, một nhà sản xuất nước đóng chai, đồng thời nói rằng họ sẽ chuyển trụ sở tới Anh sau khi hoàn tất các cuộc sáp nhập với các doanh nghiệp không phải của Mỹ. Năm ngày sau, Terex, nhà sản xuất cần cẩu, tuyên bố một vụ sáp nhập trong đó bao gồm việc chuyển trụ sở được công nhận pháp lý từ Westport, Connecticut, thuộc vùng lân cận 3 tiểu bang của New York tới thị trấn tí hon Hyvinkää thuộc Phần Lan. Điều gì đang đẩy các doanh nghiệp này gói ghém và ra đi? Continue reading “Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài”

Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?

janet.jpg

Nguồn: Anders Borg, “Why the Fed Should Postpone Rate Hikes”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, khi các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới họp mặt tại Jackson Hole trong Hội nghị chuyên đề hàng năm về Chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là thị trường chứng khoán toàn cầu đang bất ổn hiện nay. Có nhiều lý do, nhưng một trong số chúng rõ ràng là kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất – có lẽ vào khoảng tháng 9.

Các căn cứ cho việc tăng lãi suất là xác đáng. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm là 3% trong năm 2015 và 2016, tương ứng là tỷ lệ lạm phát 0,1% và 1,5%. Khi một nền kinh tế dần ổn định, giảm bớt các biện pháp mở rộng là điều hợp lý, chẳng hạn như các biện pháp được áp dụng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Vì Fed rõ ràng đã tuyên bố sẽ đi theo các chính sách ít mở rộng hơn, nên uy tín của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không thực hiện việc tăng lãi suất. Continue reading “Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?”

Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu

oil-well-afghanist_2094169b

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Cheap Oil and Global Growth”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu dao động mạnh đang gây mất ổn định cho các nền kinh tế và các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc giá dầu giảm một nửa từ 110 đô-la xuống 55 đô-la một thùng vào năm ngoái là rõ ràng: Ả Rập Xê-Út quyết định mở rộng sản xuất để tăng thị phần trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng điều gì khiến giá dầu giảm hơn nữa trong vài tuần qua – xuống mức thấp tương đương thời kỳ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – và nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

Lời giải thích phổ biến là nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, với việc giá dầu tụt dốc là một điềm báo của suy thoái kinh tế ở cả Trung Quốc lẫn trên toàn cầu. Nhưng điều này là gần như chắc chắn sai, mặc dù nó có vẻ được xác nhận bởi sự tương quan chặt chẽ giữa các thị trường dầu và thị trường chứng khoán, nơi giá đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2009 không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở châu Âu và hầu hết các nền kinh tế mới nổi. Continue reading “Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu”

Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới

150824114352-01b-black-monday-restricted-super-169

Nguồn: Richard N. Haass, “The New “Two Chinas” Question”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với bất kì ai đã bước qua tuổi 60 và quan tâm theo dõi tình hình thế giới, cụm từ “hai Trung Quốc” gợi nhắc lại cuộc cạnh tranh nhằm giành được sự công nhận về ngoại giao giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, hay chính thức là giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc, giai đoạn sau 1949. Tới đầu những năm 1970, gần như mọi quốc gia đều đồng ý với yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng chỉ có mình nước này được công nhận là chính thể hợp pháp của Trung Quốc. Đơn giản là đại lục quá lớn và quá quan trọng cả về mặt kinh tế và chiến lược để bị cô lập.

Ngày nay, một vấn đề “hai Trung Quốc” mới, và rất khác biệt, đang xuất hiện. Nó tập trung vào việc liệu có thể hiểu Trung Quốc là một quốc gia mạnh, với một tương lai đầy hứa hẹn, bất chấp những khó khăn ngắn hạn, hay nên hiểu nước này là một quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng và triển vọng dài hạn không chắc chắn. Tóm lại, hiện nay người ta có thể thấy cả hai hình ảnh rất khác biệt về Trung Quốc. Nhưng hình ảnh nào sẽ chiếm ưu thế? Continue reading “Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới”

Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?

world-economy

Nguồn: Dani Rodrik, “The Real Heroes of the Global Economy”, Project Syndicate, 13/11/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nhà hoạch định chính sách kinh tế ngày nay nếu muốn tìm kiếm mô hình thành công để học hỏi theo thì rõ ràng có rất nhiều lựa chọn. Được dẫn dắt bởi Trung Quốc, hàng loạt các nước mới nổi và đang phát triển đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng cao kỷ lục trong thập niên vừa rồi, đặt ra tiền lệ để các nước khác đi theo. Dù nhìn chung các nền kinh tế phát triển cao đã và đang vận hành kém cỏi hơn nhiều, song cũng có những ngoại lệ nổi bật, ví dụ như Đức và Thụy Điển. Lãnh đạo các nước này thường nói: “Hãy làm như chúng tôi, và các bạn cũng sẽ phát triển”.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng mô hình tăng trưởng vốn được ca tụng của những nước này không thể nào lặp lại được trong mọi trường hợp, vì chúng phải dựa vào nguồn thặng dư thương mại lớn để kích thích các ngành sản xuất hàng hóa cũng như toàn bộ nền kinh tế. Thặng dư tài khoản vãng lai của Thụy Điển đã đạt mức trung bình rất cao là 7% GDP trong thập niên vừa qua; Đức cũng đạt mức trung bình là gần 6% trong cùng khoảng thời gian đó. Continue reading “Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?”

Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR

lead11

Nguồn: Andrew Sheng, “What price will China have to pay to make renminbi an international reserve currency?”, South China Morning Post, 10/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà ngân hàng và những trung tâm tài chính từ Hồng Kông đến Luân Đôn thèm thuồng hàng nghìn tỷ đô la trong các giao dịch mới, đến từ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ. Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Một cột mốc của việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ là việc tham gia vào câu lạc bộ của những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên. Continue reading “Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR”

Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”

Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?

rich-traveler-istock_0

Nguồn: Dani Rodrik, “A Class of its Own”, Project Syndicate, 10/07/2014.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

F.Scott Fitzgerald từng viết câu nổi tiếng: những người siêu giàu “rất khác bạn và tôi”. Sự giàu có của họ khiến họ “hoài nghi về những thứ chúng ta tin tưởng”, và khiến họ nghĩ “họ giỏi hơn chúng ta”. Nếu những lời đó đúng với ngày nay thì có thể là vì khi chúng được viết, vào năm 1926, bất bình đẳng ở Mỹ đã đạt tới mức độ tương tự như ngày nay.

Trong phần lớn giai đoạn từ đó tới nay, cụ thể là từ cuối Thế chiến II tới những năm 1980, bất bình đẳng ở các nước tiên tiến đã dịu đi. Khoảng cách giữa những người siêu giàu và phần còn lại của xã hội dường như nhỏ hơn – không chỉ về mặt thu nhập và của cải, mà còn về khía cạnh gắn bó và mục đích xã hội. Tất nhiên người giàu có nhiều tiền hơn nhưng họ dường như vẫn là một phần của cùng một xã hội như người nghèo, và họ công nhận rằng lý do địa lí và việc cùng quốc tịch khiến họ phải chia sẻ một số phận chung. Continue reading “Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?”

Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?

China stockmarket

Nguồn: Marie Charrel, “Les gagnants et les perdants du ralentissement chinois”, Le Monde, 03/08/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trong tháng 7, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 15%, bất chấp sự can thiệp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực bình ổn thị trường. Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này có thể tiếp diễn trong tháng 8 tới. Vào hôm thứ hai vừa qua (3/8), các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến kết thúc ngày giao dịch với mức giảm tương ứng là 1,11% và 2,72%.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán chỉ là một trong những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc. “Bắc Kinh đang lo sốt vó vì các biện pháp đã triển khai cho đến nay nhằm phục hồi tăng trưởng không còn tác dụng”, Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu thuộc Ngân hàng Natixis cho biết. Continue reading “Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?”

Tại sao giá vàng lại giảm?

20150725_blp501

Nguồn: “Why the gold price is falling”, The Economist, 20/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá vàng, chạm đáy thấp nhất trong vòng 5 năm vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, phản ánh thực tế cung và cầu hiện tại và kỳ vọng về tương lai. Kim loại màu vàng này phục vụ hai mục đích: nó là một loại hàng hóa (ví dụ như sử dụng trong đồ điện tử, nữ trang và nha khoa) và là nơi tích trữ giá trị – đặc biệt như một loại bảo hiểm đề phòng các biến động chính trị. Nhưng vàng không giống như những tài sản khác: nó không đem lại thu nhập, và phải mất chi phí để tích trữ nó. Vào thời điểm hiện tại, thứ kim loại ánh vàng này và những nhà đầu tư trung thành với nó đang gặp rắc rối. Giá vàng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính, nhưng chạm đỉnh vào năm 2011 và kể từ đó liên tục giảm. Một số người tin rằng giá vàng có thể xuống dưới mức 1.000 đô-la Mỹ một ounce trong năm nay. Continue reading “Tại sao giá vàng lại giảm?”

Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?

b428c__1x_1

Tác giả: Thanh Hương

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

Quặng sắt và nước Úc

Tháng trước, Gina Rinehart, người phụ nữ giàu nhất Úc, người đứng đầu đế chế mỏ Hancock của Perth đã gây sốc cho công nhân của bà ở vùng Tây Úc với tuyên bố: họ phải chấp thuận bị cắt khoảng 10% lương hoặc đối mặt với nguy cơ bị giảm biên chế.

Bà Rinehart, mà gia đình vốn làm giàu từ nguồn lợi khổng lồ từ khai thác quặng sắt, đã chứng kiến tài sản của mình teo tóp lại từ khi giá nguyên liệu thô bắt đầu tuột dốc vào năm ngoái. Tài sản của bà trùm khai thác mỏ nước Úc này ước tính rớt xuống còn khoảng 11 tỉ đô la từ khoảng 30 tỉ đô la chỉ ba năm trước, theo The Telegraph. Continue reading “Úc có thể trở thành một Hy Lạp mới?”

Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?

20150704_blp503

Nguồn:How capital controls work”, The Economist, 29/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 6, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras công bố kế hoạch cho phép lấy ý kiến người dân về lời đề nghị cứu trợ gần đây nhất của Châu Âu, trong cuộc trưng cầu dân ý được lên kế hoạch vào ngày 5 tháng 7. Kế hoạch này nhanh chóng châm ngòi cho một chuỗi những sự kiện: các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ hiện thời cho Hy Lạp sau ngày 30 tháng 6, thời điểm chương trình này sẽ hết hạn, và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ đặt hạn mức  đối với các khoản vay khẩn cấp của các ngân hàng Hy Lạp.

Trợ giúp thanh khoản khẩn cấp” (emergency liquidity assistance) đã thay thế dòng tiền đang chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng Hy Lạp do những người dân lo lắng rút các khoản tiết kiệm của mình. Đối mặt với việc mất những khoản cứu trợ bổ sung từ ECB – và viễn cảnh những két tiền gửi trống rỗng tại các ngân hàng — chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố ngày thứ hai, 29 tháng 6, vừa qua là ngày ngân hàng tạm đóng cửa và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Vậy những biện pháp đó sẽ hoạt động như thế nào? Continue reading “Các biện pháp kiểm soát vốn hoạt động như thế nào?”