Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc

4th plenum ccp

Tác giả: Timothy Heath, “Fourth Plenum: Implications for China’s Approach to International Law and Politics“, China Brief, Volume Vol.14, Issue No.22, 20/11/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 bế mạc gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tập trung các nỗ lực nhằm cải cách các thể chế và luật pháp quốc tế bên cạnh thúc đẩy các giá trị, nguyên tắc chính trị và lập luận pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu của Trung Quốc. Những định hướng này cho thấy nỗ lực ở quy mô rộng lớn hơn, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính quyền, nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tại châu Á. Tuy nhiên nó cũng đồng thời mở ra cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực song trùng lợi ích và mở rộng đối thoại trong những vấn đề còn tồn tại nhiều bất đồng. Continue reading “Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?

Screen shot 2012-10-24 at 10.48.00 PM

Nguồn: Ye Qiang & Jiang Zong-qiang, “China’s “Nine-dash Line” Claim: US Misunderstands”, RSIS Commentaries, 14/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tài liệu của Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ về yêu sách biển của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông được phát hành ngày 05/12/2014. Tài liệu này đã hiểu sai yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc.

Yêu sách 9 đoạn gây tranh cãi của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đã gây ra việc hiểu sai kéo dài trong Chính phủ Mỹ do sự lo lắng và việc xem đi xét lại vấn đề trong thời gian dài. Việc hiểu sai này về cơ bản bắt nguồn từ việc tồn tại các quan điểm khác nhau giữa Trung Quốc và phương Tây về các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ và vùng biển. Continue reading “Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?”

Cuộc chiến giành Bắc Cực

ALST-00005425-001

Nguồn: Carl Bildt, “The Battle for Santa Claus’s Home,” Project Syndicate, Dec. 24, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mấy năm trước, có một vị bộ trưởng Canada tự hào tuyên bố Ông già Noel là công dân của nước này. Xét cho cùng thì nhà và xưởng sản xuất đồ chơi của Ông già Noel nằm ở Bắc Cực, mà theo giải thích của vị bộ trưởng nọ thì Bắc Cực thuộc về Canada.

Dù chưa bình luận gì về vấn đề này, rõ ràng là Ông già Noel có thể chọn nhiều hộ chiếu khi đi khắp thế giới tối ngày 24 tháng 12. Năm 2007, một tàu ngầm mini do tư nhân tài trợ đã cắm một lá cờ Nga ngay dưới chỗ được coi là nhà của Ông già Noel. Và hai tuần sau đó, Đan Mạch, nước có chủ quyền đối với đảo Greenland, cũng đưa ra tuyên bố lãnh thổ của mình, và cũng bao trùm cả Bắc Cực. Continue reading “Cuộc chiến giành Bắc Cực”

Luật Quốc tế và Biển Đông

pen1

Nguồn: Truong-Minh Vu and Trang Pham, “International Law and the South China Sea,” The Diplomat, Dec. 22, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Văn bản lập trường của Trung Quốc được công bố hôm mùng 7 tháng 12 năm 2014 là một trong số ít các tài liệu mà qua đó Bắc Kinh chính thức bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề trên Biển Đông, cũng như về quá trình tố tụng mà Philippines đã khởi động tại Toà Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 1 năm 2013. Có thể động cơ (của Trung Quốc khi ra văn bản này) là hạn cuối cùng để đáp lại những cáo buộc của Philippines trước Tòa hôm 15 tháng 12 (mà họ đã bỏ qua).

Quan điểm của Trung Quốc về việc họ từ chối trình diện tại quá trình tố tụng trọng tài có thể được gói gọn trong bốn điểm chính có liên quan đến nhau. Continue reading “Luật Quốc tế và Biển Đông”

Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)

249733121_72980d6353_z

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Cho đến nay, trong nghiên cứu quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề can thiệp nhân đạo, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này. Theo định nghĩa được đại đa số các quốc gia chấp nhận thì can thiệp nhân đạo là hành động đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế, hoặc là hành động của nhiều quốc gia hoặc một liên minh thực hiện theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc sử dụng vũ lực trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ nước sở tại, với mục đích ngăn chặn và chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay luật nhân quyền quốc tế mà quốc gia bị can thiệp thực hiện đối với công dân của chính nước đó. Continue reading “Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)”

China: Maritime Claims in the South China Sea

25-nine-dashed-line-in-the-south-china-sea-579x382

Source: Office of Ocean and Polar Affairs, Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs, U.S. Department of State

Date of publication: December 5, 2014

Introduction

This study analyzes the maritime claims of the People’s Republic of China in the South China Sea, specifically its “dashed-line” claim encircling islands and waters of the South China Sea. Continue reading “China: Maritime Claims in the South China Sea”

#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế

2264359345

Nguồn: William W. Burke-White (2014). “Crimea and the International Legal Order”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 4, pp. 65-80.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Crimea đã thuộc về Nga. Tại thời điểm này, cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea sau đó đã là các sự kiện lịch sử, ngay cả khi biên giới lãnh thổ và tương lai chính trị của Ukraine vẫn còn đang bị tranh chấp. Dù vậy, khi sự chú ý của thế giới đã chuyển từ Sevastopol sang Kiev và nhiều cuộc khủng hoảng gần đây tại những nơi khác, một sự cân bằng chủ chốt giữa hai trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự pháp lý và chính trị quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai vẫn đang bị đe dọa.

Tại Crimea, Nga đã sử dụng luật  quốc tế một cách khôn ngoan, trong đó lợi dụng được sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc cơ bản nghiêm cấm chiếm đoạt lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và một nguyên tắc cơ bản không kém là quyền tự quyết để từ đó chiếm đoạt Crimea. Continue reading “#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế”

#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo

09-20-UNIFIL-day-of-peace

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 10), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Tôi từ chối chấp nhận ý tưởng đáng ngờ rằng lần lượt từng quốc gia sẽ phải trượt xuống chiếc thang của chủ nghĩa quân phiệt….

Martin Luther King, Jr. – Lãnh đạo phong trào quyền dân sự của Mỹ

 Một vài người rời đi bằng những chiếc xe moóc có thể làm nhà ở và những chiếc ô tô cũ han rỉ. Những người khác thì nhồi nhét nhau trên những chuyến tàu hay chiếc xe ba gác dùng để chở gia súc. Rất nhiều người nữa thì đi bộ khó nhọc. Ước tính 740.000 người tị nạn là  người Albani thiểu số tràn ra từ Kosovo trong tháng 3 năm 1999. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 ở Châu Âu mới xảy ra một cuộc di dân lớn như vậy. Continue reading “#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo”

#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?

Ushape

Nguồn: Masahiro Miyoshi (2012). “China’s “U-Shaped Line” Claim in the South China Sea: Any Validity Under International Law?”, Ocean Development & International Law, Vol. 43, No. 1, pp. 1-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thùy Anh, Phan Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Võ Ngọc Diệp

Bài liên quan: Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

Yêu sách gần đây của Trung Quốc về khu vực“đường chữ U” rộng lớn trên biển Đông, liên quan đến các quần đảo đang tranh chấp là Trường Sa và Hoàng Sa, đã làm dấy lên những chỉ trích nghiêm trọng không chỉ từ các quốc gia láng giềng, mà còn từ một số quốc gia ngoài khu vực. Yêu sách này cũng đã đưa đến hàng loạt các câu hỏi mang tính lý thuyết, bao gồm liệu các yêu sách danh nghĩa lịch sử (historic title claims) mà không có bằng chứng cụ thể có giá trị theo luật quốc tế hay không. Bài viết đi sâu nghiên cứu vấn đề này và các vấn đề khác xoay quanh tuyên bố “đường chữ U” của Trung Quốc. Continue reading “#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?”

Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?

Tác giả: Julian Ku | Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung

Hiến chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm các nước tham gia phòng vệ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo này.

Dạo này tôi đang ngập đầu trong các dự án và hoạt động khác nhau tại Đài Loan (hầu hết là liên quan đến chuyện ăn uống), để đến tận hôm nay tôi mới để ý đến một bài báo thú vị thu hút đến 110 bình luận của Zachary Keck về việc Nhật Bản mới đây quyết định diễn giải lại Hiến pháp để cho phép các hoạt động quân sự mở rộng ở nước ngoài sẽ giúp Nhật Bản hỗ trợ phòng vệ cho Đài Loan chống lại một cuộc tấn công từ Trung Quốc như thế nào. Đó là một bài báo hay, nhưng nó cũng khiến tôi nghĩ đến một điểm yếu thú vị chống lại lập luận của tác giả. Hầu như chắc chắn là luật pháp quốc tế nghiêm cấm bất cứ hành động quân sự nào của Nhật Bản (hoặc Hoa Kỳ) nhằm bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?”

Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Với một nước nhỏ, luật quốc tế là phương tiện tối ưu chống lại bá quyền. Thời đại hiện nay đã khác trước, ít nhất là luật lệ đã có những sức nặng riêng của nó mà không phải lúc nào nước lớn cũng có thể phớt lờ. Cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn.

Khi Trung Quốc khước từ đàm phán

Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển 1982. Theo Công ước, biện pháp tiên quyết để giải quyết vấn đề tranh chấp của các thành viên được nêu rõ tại điều 279 là phải sử dụng các biện pháp hòa bình. Các biện pháp hòa bình này được quy định tại điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ việc đàm phán giữa các bên tranh chấp đến các biện pháp có sự can thiệp từ một bên thứ thứ là trọng tài quốc tế hay tòa án quốc tế. Continue reading “Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam”

Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào

Tác giả: Tô Văn Trường

Việt Nam chúng ta tuy có đông dân, nhưng kinh tế, và nhiều mặt còn chưa phù hợp với vai trò mà chúng ta nên có trong một thế giới sôi động ngày nay. Người làm chính trị có thể coi như lái thuyền giữa biển khơi, sự tỉnh táo, linh hoạt, là không thể thiếu.

Sự kiện giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou (HS) 981 của Trung Quốc ngang nhiên đặt vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hơn tháng này kèm theo các hành động ngang ngược tấn công bằng vòi rồng phun nước, đâm thủng các thuyền chấp pháp và ngư dân của ta gây nên làn sóng phẫn nộ phản đối của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Có nhiều ý kiến khác nhau về kiện hay không kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và thời điểm kiện cần chờ ý kiến của Bộ Chính trị? Continue reading “Phải kiện Trung Quốc nhưng kiện cái gì, như thế nào và khi nào”

#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama

Nguồn: Trevor McCrisken (2013). “Obama’s Drone War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 97-122.

Biên dịch: Đinh Lê Na | Hiệu đính: Lâm Vũ

Ngay vào đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả và chính trực hơn so với người tiền nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta phải tuân thủ các giá trị của mình một cách nghiêm cẩn giống như cách chúng ta bảo vệ sự an toàn của bản thân  – không có bất kỳ một ngoại lệ nào”, và ra lệnh cho các cơ quan của Mỹ chấm dứt việc sử dụng biện pháp tra tấn (đối với tù binh – ND) và đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guantanamo (Cuba).[1] Việc đạt được mục tiêu thứ hai đã được chứng minh là rất khó về mặt chính trị lẫn thực tế, Continue reading “#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông

Nguồn: Donald R. Rothwell (2013). “The 1982 UN convention on the Law of the Sea and its relevance to maritime disputes in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 13-17.>>PDF

Biên dịch: Trần Kiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)[1] là một văn kiện pháp lý quốc tế chủ chốt. Công ước xác định phạm vi và kích thước của các vùng biển khác nhau cũng như cung cấp các cơ chế để phân định ranh giới các vùng biển đó. Tất cả các nước Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông đều là thành viên của UNCLOS. UNCLOS phân biệt Continue reading “#129 – Công ước Luật Biển 1982 và khả năng áp dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông”

#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Nguồn: Clive Schofield[1] (2013). “Increasingly contested waters? Conflicting maritime claims in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper  No. 5, pp. 8-12.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên Continue reading “#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông”

#116 – Trách nhiệm bảo vệ

Nguồn: Gareth Evans & Mohamed Sahoun (2002). “The Responsibility to Protect”, Foreign Affairs, Vol. 81, No. 6, pp. 99-110.[1]

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Lời giới thiệu: Trong hơn 10 năm qua, khái niệm Trách nhiệm bảo vệ (the Responsibility to Protect – R2P) dù còn gây tranh cãi nhưng đã dần trở thành một quy chuẩn được thừa nhận ngày càng rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Về cơ bản, quy chuẩn này cho rằng khi một quốc gia không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự. Quy chuẩn này vì vậy đã thách thức nguyên tắc chủ quyền quốc gia lâu nay, coi chủ quyền quốc gia là một “trách nhiệm” chứ không phải  là một đặc quyền bất khả xâm phạm. Nghiencuquocte.net xin giới thiệu bài viết tóm lược các điểm chính của Trách nhiệm bảo vệ. Đồng tác giả Gareth Evans, nguyên Ngoại trưởng Australia, là một trong những người đầu tiên đề xướng ra khái niệm này.   

Continue reading “#116 – Trách nhiệm bảo vệ”

#97 – Các điều ước không được phê chuẩn, nền chính trị quốc nội và Hiến pháp Hoa Kỳ

Nguồn: Curtis A. Bradley (2007). “Unratified Treaties, Domestic Politics, and the U.S. Constitution”, Harvard International Law Journal, Vol. 48, No. 2 (Summer), pp. 307- 336.>>PDF

Biên dịch: Từ Minh Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Nhiều nhà bình luận ủng hộ quan điểm mở rộng ảnh hưởng của luật pháp quốc tế cũng đồng tình với quan điểm hạn chế quyền hành pháp của chính phủ các quốc gia. Các nhà bình luận này không nhận ra rằng có một sự mâu thuẫn tiềm tàng giữa hai quan điểm trên. Trong bài viết này, tôi sẽ xem xét một ví dụ minh chứng cho mâu thuẫn có thể xảy ra đó: hiệu lực pháp lý của các điều ước quốc tế đã được ký nhưng không được phê chuẩn. Continue reading “#97 – Các điều ước không được phê chuẩn, nền chính trị quốc nội và Hiến pháp Hoa Kỳ”

#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Nguồn: Stephen D. Krasner (2001). “Think Again: Sovereignty”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 20-29.

Biên dịch: Trần Thị Diệu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan điểm về nhà nước như một thực thể tự trị và độc lập đang sụp đổ dưới “đòn công kích” kết hợp của các liên minh tiền tệ, CNN, Internet và các tổ chức phi chính phủ. Nhưng những ai tuyên bố về sự diệt vong của“chủ quyền” dường như đã hiểu sai lịch sử. Các quốc gia – dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ và cho đến lúc này đã thích nghi với những thách thức mới, ngay cả thách thức đặt ra bởi toàn cầu hóa. Continue reading “#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền”

#51 – Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Nguồn: Hao Duy Phan, “Reparations to Victims of Gross Human Rights Violations: The Case of Cambodia”, East Asia Law Review, Vol 4,  pp. 277-298.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Thanh Tùng

Cộng đồng thế giới đã giới thiệu nhiều công cụ pháp lý khác nhau liên quan đến việc bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại Campuchia, vấn đề bồi thường cho những vi phạm nghiêm trọng và có tính hệ thống liên quan đến nhân quyền của chế độ Khmer Đỏ vẫn chưa có lời giải đáp, dù Tòa án Đặc biệt của Campuchia nhằm Truy tố các Tội ác dưới thời Campuchia Dân chủ đã được thành lập. Trong trường hợp phức tạp như tại Campuchia, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề bồi thường vẫn chưa được giải đáp. Bài báo này sẽ xem xét vấn đề đó và đưa ra một vài đề xuất về một chương trình bồi thường khả thi và hiệu quả cho các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. Continue reading “#51 – Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia”