Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường

china-stock-exchange

Nguồn: Jeffrey Frankel, “China Confronts the Market”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Như Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những vấn nạn kinh tế của Trung Quốc hiện nay đa phần được nhìn nhận qua một lăng kính duy nhất: chính phủ đã không để cho thị trường hoạt động (tự do). Nhưng quan điểm đó đã khiến các nhà quan sát nước ngoài hiểu sai một số diễn tiến quan trọng nhất trong năm nay trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.

Chắc chắn là chính quyền Trung Quốc đã can thiệp mạnh mẽ (vào thị trường) bằng nhiều biện pháp khác nhau. Từ năm 2004 đến năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã mua hàng nghìn tỷ đô la làm dự trữ ngoại hối, qua đó ngăn đồng nhân dân tệ không tăng giá đến mức như khi được thả nổi. Gần đây hơn, các nhà chức trách đã triển khai mọi biện pháp mà họ có thể có trong một nỗ lực vô hiệu nhằm cố gắng hạn chế sự lao dốc của giá cổ phiếu. Continue reading “Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?

dragon_2453844b

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc mất hơn 30% giá trị vốn hóa vào tháng 7, đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá hơn 3% vào tháng 8 và các số liệu kinh tế vĩ mô đầy thất vọng vào tháng 9, các tranh luận về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn và trung hạn lại trỗi dậy mạnh mẽ với hai câu hỏi phổ biến “Kinh tế Trung Quốc đang thực sự gặp vấn đề gì?” và “Liệu kinh tế Trung Quốc có sụp đổ hay không?”

Như để trả lời cho sự lo lắng của thị trường, tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính của nhóm G20 diễn ra vào tháng 9, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ) Chu Tiểu Xuyên trấn an các nhà kinh tế của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới rằng “Hiện tại, tỷ giá hối đoái của đồng NDT đang đi vào ổn định, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán gần như đã kết thúc, và thị trường tài chính đang cho thấy hy vọng bình ổn… mức độ vay nợ trên thị trường đã giảm nhiều, và chúng tôi nghĩ không còn rủi ro hệ thống”. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?”

Thời của khủng hoảng toàn cầu

Surviving-The-Financial-Crisis

Nguồn: Harold James, “Globalized Crisis”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu phải kể một mặt tốt của cuộc khủng hoảng vốn đã làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 thì có lẽ đó là việc nó đã không xảy ra cùng lúc ở mọi nơi. Cú sốc đầu tiên là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, sự cố mà người châu Âu phản ứng lại bằng sự tự mãn về khả năng phục hồi cao của mô hình xã hội của họ. Rồi đến năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ, thì đến lượt người Mỹ hoan hỉ, trong khi các nước châu Á cho rằng phúc lợi quá đáng chính là gốc rễ của vấn đề.

Hiện nay, thế giới đang bị ám ảnh bởi suy thoái ở Trung Quốc và những bất ổn của thị trường chứng khoán tại đây. Thật vậy, đối với một số người, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc có thể là một phiên bản hiện đại của vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929 – một cú sốc làm rung chuyển thế giới. Và không chỉ có nền kinh tế Trung Quốc gặp bất ổn; Nga và Brazil còn đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Continue reading “Thời của khủng hoảng toàn cầu”

Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu

05062012_economy_snail_article

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “A Tale of Two Theories”, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại gây thất vọng. Một năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sản xuất toàn cầu sẽ tăng 4% vào năm 2015. Bây giờ thì Quỹ dự đoán mức tăng 3,3% cho năm nay – gần giống mức tăng trưởng của năm 2013 và 2014, và thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2000-2007 đến hơn một phần trăm.

Trong khu vực Eurozone, tăng trưởng trong quý gần đây nhất không ấn tượng. Nhật quay về vùng âm. Brazil và Nga đang suy thoái. Thương mại toàn cầu đã chậm lại. Và việc kinh tế Trung Quốc chậm lại kèm theo những biến động thị trường mùa hè này đã tạo thêm những bất ổn.

Sự thật thì vẫn có những điểm sáng: Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh đang vượt quá mong đợi. Nước Mỹ đang phục hồi vững chắc. Châu Phi thì khá khả quan. Nhưng nhìn chung rất khó để phủ nhận rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu sức bật. Continue reading “Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu”

Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?

nasdaq0952

Ngun: Simon Johnson, “The US Still Runs the World,” Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những đồn thổi về sự tàn lụi của quyền lực nước Mỹ thường bị thổi phồng rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là vượt trội hơn Mỹ trong khi ngày nay Liên Xô không còn tồn tại. Trong những năm 1980, Nhật Bản được nhìn nhận đã gần vượt qua Mỹ thì hiện tại, sau hơn hai thập niên trì trệ của nước Nhật, sẽ không ai tính đến viễn cảnh này nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được xem như đã đưa châu Âu trở thành một chủ thể vượt trội hơn trên trường quốc tế thì ngày nay kinh tế châu Âu thường xuyên là tiêu điểm của thế giới, nhưng không phải theo chiều hướng tốt đẹp.

Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho tới gần đây, trong cách nhìn của nhiều người, Trung Quốc sẽ, nếu không phải là đã, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt toàn cầu. Ngày nay, những nghi ngờ về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (bao gồm cả Mỹ) phải lo lắng. Continue reading “Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?”

Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất

Phila Unemployment Project

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Fed up with the Fed”, Project Syndicate, 7/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ vào cuối tháng Tám hàng năm, thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà tài chính trên khắp thế giới lại hội ngộ tại Jackson Hole, Wyoming trong hội nghị chuyên đề về kinh tế của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Năm nay, họ được chào đón bởi một nhóm hầu hết là các bạn trẻ, trong đó nhiều người là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Nhóm người này không đến để biểu tình, mà để thông báo. Họ muốn cho những nhà hoạch định chính sách có mặt biết rằng những quyết định chính sách của họ sẽ ảnh hưởng tới cả người dân bình thường, chứ không chỉ tới các nhà tài chính, những người phải lo lắng về tác động của lạm phát tới giá trị của trái phiếu, hay lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các khoản đầu tư cổ phần của họ. Và chiếc áo phông xanh các bạn trẻ mặc được in một thông điệp rằng, đối với những công dân Mỹ này, thì chưa hề có sự phục hồi (kinh tế) nào hết. Continue reading “Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

#260 – Kinh tế chính trị quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

international-trade

Nguồn: Ngaire Woods, “International Political Economy in an Age of Globalization”, in John Baylis & Steve Smith (ed), The Globalisation of World Politics, Third edition (Oxford: Oxford University Press, 2006), Chapter 14, pp. 325­ – 348.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Kinh tế chính trị quốc tế nói về sự tác động lẫn nhau giữa kinh tế và chính trị trong các vấn đề của thế giới. Câu hỏi cốt lõi của kinh tế chính trị quốc tế là: Điều gì chi phối và giải thích các sự kiện trong nền kinh tế thế giới? Đối với một số người, điều đó chính là cuộc chiến giữa “nhà nước với thị trường”. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Các thị trường của nền kinh tế thế giới không giống như chợ trời trên đường phố địa phương, nơi tất cả mọi thứ đều có thể được trao đổi mua bán một cách công khai  và cạnh tranh. Tương tự như vậy, các chính trị gia không thể cai trị nền kinh tế toàn cầu nhiều như họ mong muốn. Các thị trường thế giới, và các quốc gia, các công ty địa phương, và các công ty đa quốc gia buôn bán và đầu tư trên các thị trường đó đều được quy định bởi các tầng nấc quy định, chuẩn tắc, pháp luật, các tổ chức và thậm chí là các thói quen khác nhau. Các nhà khoa học chính trị gọi các đặc điểm của hệ thống này là các “thể chế”. Kinh tế chính trị quốc tế cố gắng giải thích những gì tạo ra và duy trì sự tồn tại của các thể chế, cũng như những tác động của các thể chế lên nền kinh tế thế giới. Continue reading “#260 – Kinh tế chính trị quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”

Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài

20150815_wbp505

Nguồn: What’s driving American firms overseas”, The Economist, 16/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty Mỹ đang trên đà dịch chuyển. Ngày 6 tháng 8 vừa qua, CF Industries, một nhà sản xuất phân bón, và tập đoàn Coca-Cola, một nhà sản xuất nước đóng chai, đồng thời nói rằng họ sẽ chuyển trụ sở tới Anh sau khi hoàn tất các cuộc sáp nhập với các doanh nghiệp không phải của Mỹ. Năm ngày sau, Terex, nhà sản xuất cần cẩu, tuyên bố một vụ sáp nhập trong đó bao gồm việc chuyển trụ sở được công nhận pháp lý từ Westport, Connecticut, thuộc vùng lân cận 3 tiểu bang của New York tới thị trấn tí hon Hyvinkää thuộc Phần Lan. Điều gì đang đẩy các doanh nghiệp này gói ghém và ra đi? Continue reading “Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài”

Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?

janet.jpg

Nguồn: Anders Borg, “Why the Fed Should Postpone Rate Hikes”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, khi các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới họp mặt tại Jackson Hole trong Hội nghị chuyên đề hàng năm về Chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là thị trường chứng khoán toàn cầu đang bất ổn hiện nay. Có nhiều lý do, nhưng một trong số chúng rõ ràng là kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất – có lẽ vào khoảng tháng 9.

Các căn cứ cho việc tăng lãi suất là xác đáng. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm là 3% trong năm 2015 và 2016, tương ứng là tỷ lệ lạm phát 0,1% và 1,5%. Khi một nền kinh tế dần ổn định, giảm bớt các biện pháp mở rộng là điều hợp lý, chẳng hạn như các biện pháp được áp dụng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Vì Fed rõ ràng đã tuyên bố sẽ đi theo các chính sách ít mở rộng hơn, nên uy tín của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không thực hiện việc tăng lãi suất. Continue reading “Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?”

Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu

oil-well-afghanist_2094169b

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Cheap Oil and Global Growth”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu dao động mạnh đang gây mất ổn định cho các nền kinh tế và các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc giá dầu giảm một nửa từ 110 đô-la xuống 55 đô-la một thùng vào năm ngoái là rõ ràng: Ả Rập Xê-Út quyết định mở rộng sản xuất để tăng thị phần trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng điều gì khiến giá dầu giảm hơn nữa trong vài tuần qua – xuống mức thấp tương đương thời kỳ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – và nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

Lời giải thích phổ biến là nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, với việc giá dầu tụt dốc là một điềm báo của suy thoái kinh tế ở cả Trung Quốc lẫn trên toàn cầu. Nhưng điều này là gần như chắc chắn sai, mặc dù nó có vẻ được xác nhận bởi sự tương quan chặt chẽ giữa các thị trường dầu và thị trường chứng khoán, nơi giá đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2009 không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở châu Âu và hầu hết các nền kinh tế mới nổi. Continue reading “Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu”

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”

Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới

150824114352-01b-black-monday-restricted-super-169

Nguồn: Richard N. Haass, “The New “Two Chinas” Question”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với bất kì ai đã bước qua tuổi 60 và quan tâm theo dõi tình hình thế giới, cụm từ “hai Trung Quốc” gợi nhắc lại cuộc cạnh tranh nhằm giành được sự công nhận về ngoại giao giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, hay chính thức là giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc, giai đoạn sau 1949. Tới đầu những năm 1970, gần như mọi quốc gia đều đồng ý với yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng chỉ có mình nước này được công nhận là chính thể hợp pháp của Trung Quốc. Đơn giản là đại lục quá lớn và quá quan trọng cả về mặt kinh tế và chiến lược để bị cô lập.

Ngày nay, một vấn đề “hai Trung Quốc” mới, và rất khác biệt, đang xuất hiện. Nó tập trung vào việc liệu có thể hiểu Trung Quốc là một quốc gia mạnh, với một tương lai đầy hứa hẹn, bất chấp những khó khăn ngắn hạn, hay nên hiểu nước này là một quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng và triển vọng dài hạn không chắc chắn. Tóm lại, hiện nay người ta có thể thấy cả hai hình ảnh rất khác biệt về Trung Quốc. Nhưng hình ảnh nào sẽ chiếm ưu thế? Continue reading “Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới”

Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?

world-economy

Nguồn: Dani Rodrik, “The Real Heroes of the Global Economy”, Project Syndicate, 13/11/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nhà hoạch định chính sách kinh tế ngày nay nếu muốn tìm kiếm mô hình thành công để học hỏi theo thì rõ ràng có rất nhiều lựa chọn. Được dẫn dắt bởi Trung Quốc, hàng loạt các nước mới nổi và đang phát triển đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng cao kỷ lục trong thập niên vừa rồi, đặt ra tiền lệ để các nước khác đi theo. Dù nhìn chung các nền kinh tế phát triển cao đã và đang vận hành kém cỏi hơn nhiều, song cũng có những ngoại lệ nổi bật, ví dụ như Đức và Thụy Điển. Lãnh đạo các nước này thường nói: “Hãy làm như chúng tôi, và các bạn cũng sẽ phát triển”.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng mô hình tăng trưởng vốn được ca tụng của những nước này không thể nào lặp lại được trong mọi trường hợp, vì chúng phải dựa vào nguồn thặng dư thương mại lớn để kích thích các ngành sản xuất hàng hóa cũng như toàn bộ nền kinh tế. Thặng dư tài khoản vãng lai của Thụy Điển đã đạt mức trung bình rất cao là 7% GDP trong thập niên vừa qua; Đức cũng đạt mức trung bình là gần 6% trong cùng khoảng thời gian đó. Continue reading “Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?”

Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin

Putin

Nguồn: Paul R.Gregory, “Putin in the Dock”, Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chỉ đọc tin trên những trang truyền thông quốc tế, ai đó có thể nghĩ rằng hai năm vừa qua là hai năm tốt đẹp đối với tổng thống Nga Vladimir Putin. Chiến dịch của ông tại Ukraine hầu như đã đạt được mục đích chính; Nga đã giành được quyền kiểm soát Crimea và làm bất ổn phần lớn các khu vực còn lại của đất nước này. Giá dầu sụt giảm có thể đã tàn phá nền tài chính của Nga, nhưng cho đến nay uy tín (trong nước) của Putin dường như vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Thế nhưng hàng loạt những vụ thua kiện ít được bình luận đến có thể tác động đáng kể đến vận mệnh của Putin. Ví dụ, vào năm 2014, Tòa án Nhân quyền Châu Âu ( ECHR) đã đưa ra 129 cáo buộc chống lại Nga, và vào tháng Giêng, Hội đồng Châu Âu đã tước quyền bỏ phiếu của Nga vì sự vi phạm luật pháp quốc tế của nước này. Khi những phán quyết ngày càng chồng chất, chúng bắt đầu đe dọa vị thế trên trường quốc tế của Nga, tình hình tài chính của đất nước và cả bản thân Putin. Continue reading “Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin”

Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR

lead11

Nguồn: Andrew Sheng, “What price will China have to pay to make renminbi an international reserve currency?”, South China Morning Post, 10/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà ngân hàng và những trung tâm tài chính từ Hồng Kông đến Luân Đôn thèm thuồng hàng nghìn tỷ đô la trong các giao dịch mới, đến từ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ. Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Một cột mốc của việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ là việc tham gia vào câu lạc bộ của những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên. Continue reading “Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR”

Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm

5v7fb9jb-1369273637

Nguồn: Dani Rodrik, “The Perils of Premature Deindustrialization,” Project Syndicate, 11/10/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay đều phát triển từ con đường công nghiệp hóa quen thuộc. Sự tiến bộ của các ngành công nghiệp chế tạo  – ví dụ như dệt may, thép, sản xuất ô tô  – đã nổi lên từ tàn dư của những ngành nghề truyền thống và hệ thống phường hội, chuyển đổi những xã hội nông nghiệp sang thành thị. Nông dân trở thành công nhân nhà máy, một quá trình tạo cơ sở cho không chỉ sự gia tăng chưa từng có về năng lực sản xuất kinh tế, mà còn cho một cuộc cách mạng lớn trong các tổ chức xã hội và chính trị. Phong trào lao động đã dẫn tới chính trị quần chúng, và cuối cùng là dân chủ chính trị.

Theo thời gian, ngành công nghiệp chế tạo nhượng lại vị thế cho ngành dịch vụ. Ở Anh, nơi ra đời cuộc Cách mạng công nghiệp, số nhân công trong lĩnh vực chế tạo đạt mức cao nhất 45% trước Thế chiến I, sau đó giảm xuống còn khoảng 30% và duy trì cho đến đầu những năm 1970 trước khi giảm mạnh. Ngành chế tạo hiện chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Continue reading “Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone

germany-leading-the-eurozone-out-of-stagnation

Nguồn: Harold James, “Rule, Germania”, Project Syndicate, 30/7/2015

Biên dịch: Trần Văn Thắng, Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đề tài xuyên suốt – và thực sự là nét chủ đạo – trong cách thức các nhà lãnh đạo nước Đức thảo luận về khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), là họ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc. Theo sau điệp khúc này là một đoạn đồng ca từ những nước còn lại trong liên minh tiền tệ này, đòi hỏi được biết lý do tại sao nước Đức lại thực thi đường lối cứng nhắc như vậy. Câu trả lời phản ánh cách thức hệ thống chính phủ liên bang Đức định hình quá trình hoạch định chính sách của nước này cũng như kinh nghiệm lịch sử của họ với các cuộc khủng hoảng nợ. Continue reading “Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone”