Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người

cimage_14faaec2b3-thumbc

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Tù nhân của địa lý

Jared Diamond (người Mỹ, sinh năm 1937) hiện là giáo sư địa lí của trường đại học California tại Los Angeles (UCLA). Tuy ông có bằng tiến sĩ về sinh lí học, nhưng kiến thức của ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ, khảo cổ, đến động vật học, y học.  Ông cũng không phải là một học giả “tháp ngà”: ông đã đi khắp châu lục, thậm chí sống nhiều năm ở những nơi gần như “tận cùng thế giới” (như đảo Tân Ghi-nê, đảo Phục Sinh).   Hai cuốn sách của ông (một cuốn ra năm 1997, đoạt giải Pulitzer, thuộc hàng “best seller”, và một cuốn vừa ra cuối năm 2004) đã đặt ông vào hàng ngũ những nhà tư tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ. Continue reading “Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài người”

Lịch sử bí mật của khủng hoảng tài chính

155857-c528b8b0-51cb-11e4-9f42-13e1f1f0e337

Tác giả: Harold James | Biên dịch: Nguyễn Đình Quý

Tiểu thuyết Ảo mộng tiêu tan (Lost illusions) nổi tiếng của Balzac kết thúc bằng việc chỉ ra sự khác nhau giữa “lịch sử chính thức”, vốn “toàn sự dối trá”, với “lịch sử bí mật” – tức câu chuyện có thật. Trước đây người ta có thể làm lu mờ đi sự thật bê bối của lịch sử trong một thời gian dài, thậm chí là mãi mãi. Tuy nhiên điều đó không còn có thể xảy ra nữa.

Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong lịch sử cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lịch sử chính thức phác họa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu và một số ngân hàng trung ương lớn khác là đã thực hiện các hoạt động có phối hợp để giải cứu hệ thống tài chính thế giới thoát khỏi thảm họa. Continue reading “Lịch sử bí mật của khủng hoảng tài chính”

Chính trị dầu lửa

10262153_866970069993345_2599219049952750966_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Về các diễn biến an ninh, chính trị hiện nay, những điều được bàn và trao đổi thường xuyên là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, khủng hoảng ở miền Đông Ucraina, Mỹ xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc trỗi dậy… Điều đó đúng, không sai. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế cũng như các các tác động của kinh tế đối với an ninh, chính trị lại ít được bàn đến. Thực ra, trên bình diện quốc gia và quốc tế, kinh tế chính là chính trị và làm chính trị cũng vì mục tiêu kinh tế là chính.

Đáng chú ý là một diễn biến kinh tế quan trọng, bắt đầu từ vài tháng vừa qua nhưng lại ít được xem xét đúng mực cả về khía cạnh kinh tế, lẫn chính trị và an ninh, đó là: giá dầu giảm từ mức 114 USD/thùng trong tháng 6/2014 xuống còn 83 USD/thùng vào ngày 17/10/2014 và vẫn đang tiếp tục giảm. Continue reading “Chính trị dầu lửa”

#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia

Well-Known World Brand Logotypes

Nguồn: Leon Grunberg, “The IPE of Multinational Corporations”, in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Các công ty đa quốc gia là các nhân tố chính làm thay đổi khung cảnh kinh tế và chính trị quốc tế. Là những tổ chức hiện diện rộng khắp với quyền lực và tính di động cao, chúng gây ra cả sự nể phục lẫn sợ hãi. Mục đích của chương này là trình bày khái niệm các công ty đa quốc gia là gì, đến từ đâu, đầu tư vào đâu, và đánh giá tác động của chúng đối với các quốc gia và giới công nhân trên toàn cầu.  Continue reading “#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia”

#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế

d3a8f034-1a61-47a0-98ca-cad45eaf7715Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “The International Monetary System,” in D. N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 133-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quát

Nền kinh tế chính trị quốc tế bao gồm các quốc gia và thị trường được liên kết bởi những mối quan hệ tương tác hoặc các cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hoạt động và tác động của chúng. Cấu trúc tài chính miêu tả tập hợp những quan hệ tiền tệ hoặc tài chính mà trong khuôn khổ đó các quốc gia và thị trường tồn tại. Những mối quan hệ tài chính này ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến tất cả những thể loại tương tác giữa các quốc gia và các thị trường. Continue reading “#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế”

Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu

woreuprotest

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Nếu thực tế không khớp với lý thuyết, hãy thay đổi lý thuyết ấy đi”. Tuy nhiên, giữ nguyên lý thuyết và thay đổi các bằng chứng thì thường dễ dàng hơn – và Thủ tướng Đức Angela  Merkel và các nhà lãnh đạo châu Âu khác ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng có vẻ tin chắc như vậy. Mặc dù các bằng chứng hiện hữu vẫn đang sờ sờ trước mặt họ, họ tiếp tục phủ nhận thực tế.

Chính sách thắt lưng buộc bụng đã thất bại. Tuy nhiên, những người bảo vệ chính sách này đang mong muốn tuyên bố thắng lợi dựa trên cơ sở một bằng chứng yếu nhất có thể: nền kinh tế không còn ở tình trạng suy sụp, do đó hẳn là chính sách thắt lưng buộc bụng đang phát huy vai trò! Continue reading “Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu”

Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Eurozone

European-Central-Bank_620x350

Tác giả: Adair Turner | Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Bài liên quan: Kinh tế chính trị của đồng Euro / Khủng hoảng nợ công châu Âu

Bài phát biểu gần đây của chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tại buổi họp mặt hàng năm của các thống đốc ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming, đã kích thích mối quan tâm lớn. Tuy nhiên, hàm ý trong bài phát biểu của ông thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nhiều so với những gì nhiều người cảm nhận ban đầu. Để tránh sự đổ vỡ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, các nước sẽ phải tránh suy thoái bằng việc tăng thâm hụt ngân sách với nguồn tiền từ ECB. Câu hỏi duy nhất là thực tế này sẽ được thừa nhận công khai đến đâu. Continue reading “Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Eurozone”

Người giàu nắm quyền như thế nào?

religion_02_temp-1352632194-509f8782-620x348

Tác giả: Dani Rodrik | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi

Chuyện người giàu có nhiều quyền lực chính trị hơn kẻ nghèo vốn dĩ không phải mới mẻ, ngay cả tại những nước dân chủ nơi mỗi người chỉ có một lá phiếu trong các kỳ bầu cử. Tuy nhiên, mới đây, hai nhà khoa học chính trị là Martin Gilens của Đại học Princeton và Benjamin Page của Đại học Northwestern đã công bố những phát hiện đầy thuyết phục về nước Mỹ. Những phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự vận hành của các nền dân chủ ở Mỹ và những nơi khác.

Nghiên cứu của hai tác giả trên được dựa theo công trình trước đây của Gilens, người đã cẩn thận tổng hợp các cuộc thăm dò ý kiến cử tri về gần 2.000 vấn đề chính sách từ năm 1981 đến năm 2002. Bộ đôi này sau đó đã kiểm nghiệm xem liệu chính phủ liên bang Mỹ có lựa chọn các chính sách đó trong vòng 4 năm sau cuộc khảo sát hay không, và tìm hiểu mức độ gần gũi giữa kết quả lựa chọn chính sách với nguyện vọng của các cử tri có những mức thu nhập khác nhau. Continue reading “Người giàu nắm quyền như thế nào?”

Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia

VietnamEconomy-621x321

Title: Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia

Author: Rina Bhattacharya

Source: Journal of Asian Economics 34 (2014) 16–26

Abstract: This paper provides an overview of inflation developments in Vietnam in the years following the doi moi reforms, and uses empirical analysis to answer two key questions: (i) what are the key drivers of inflation in Vietnam, and what role does monetary policy play? and (ii) why has inflation in Vietnam been persistently higher than in most other emerging market economies in the region? It focuses on understanding the monetary policy transmission mechanism in Vietnam, and in understanding the extent to which monetary policy can explain why inflation in Vietnam has been higher than in other Asian emerging markets over the past decade. Continue reading “Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia”

Điều gì giúp hình thành Hệ thống Bretton Woods?

BRETTON-articleLarge

Tác giả: Harold James & Domenico Lombardi | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Việc tổ chức kỷ niệm 70 năm Hội nghị Bretton Woods, hội nghị đã thành lập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gần với những ngày kỷ niệm lịch sử như cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào  Normandy cho thấy các nhà tổ chức đã tham vọng như thế nào. Thật vậy, trong bối cảnh khá lộn xộn thời đó, hội nghị đã nhắm tới việc tạo ra một khung khổ tiền tệ quốc tế ổn định có thể xem như một hòn đá tảng của một trật tự thế giới hòa bình. Và nó đã thành công – ít nhất là trong một thời gian.

Bretton Woods vẫn giữ được sự hấp dẫn mạnh mẽ của nó, bằng chứng là ít nhất ba cuốn sách gần đây về đề tài này đã đạt được thành công thương mại đáng kể. Điều gì làm cho một sự kiện mà trong đó một nhóm chủ yếu toàn đàn ông nói về tiền bạc lại thu hút đến như vậy? Continue reading “Điều gì giúp hình thành Hệ thống Bretton Woods?”

Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

20140802_EUD001_0

Tác giả: Lê Hùng (tổng hợp)

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga do cáo buộc là Nga có những hành động can thiệp tại Đông Ukraina. Những biện pháp trừng phạt mới này sẽ bao gồm: hạn chế các ngân hàng và doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hạn chế xuất khẩu vào Nga các mặt hàng công nghệ cao, cấm đi lại và đóng băng tài sản với nhiều quan chức cấp cao của Nga.

Những tuyên bố trên ngay lập tức có tác dụng. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – đô la Mỹ ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 đô la Mỹ (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro. Continue reading “Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử”

Piketty và trường hợp Trung Quốc

_63517166_china_rich-poor_getty

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Trong cuốn sách bán chạy nhất của ông “Tư bản trong thế kỉ 21”, Thomas Piketty[1] chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thông qua một số cơ chế, tất cả những cơ chế đó đều dựa trên quan điểm cho rằng r (lợi nhuận từ vốn) giảm chậm hơn so với g (tăng trưởng thu nhập). Trong khi cuộc tranh luận về tác phẩm của Piketty phần lớn tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến, khái niệm cơ bản này lại phù hợp với tình hình kinh tế của Trung Quốc gần đây, và vì vậy xứng đáng được xem xét kĩ lưỡng hơn. Continue reading “Piketty và trường hợp Trung Quốc”

#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?

Bundesarchiv_DVM_10_Bild-23-61-17,_Untergang_der_-Lusitania-

Nguồn: G. Edward Griffin, “Sinking Lusitania”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 12.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Vai trò của J.P. Morgan trong việc cấp những khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến I; việc những khoản vay này gặp rủi ro vào thời điêm Đức gần như chắc chắn chiến thắng; việc từ bỏ một con tàu Anh và hy sinh những hành khách Mỹ – một chiến lược để kéo Mỹ vào cuộc chiến; Sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để trả cho các khoản vay.

Nguồn gốc của Thế chiến I thường được quy cho sự kiện Hoàng tử Francis Ferdinard của Đế chế Áo- Hung bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục đối với nước Áo nhưng chưa đủ là lý do để đưa thế giới lún sâu vào một cuộc xung đột chết chóc khiến hơn 10 triệu người bị chết và 20 triệu người bị thương. Trẻ con trong tuổi đi học ở Mỹ được dạy rằng Chú Sam nhảy vào cuộc chiến “để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Nhưng như chúng ta sắp thấy sau đây, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những người mang những mục tiêu ít tính lý tưởng hơn nhiều. Continue reading “#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?”

#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ

this_one_142662286

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter one: The origins and use of currency power”, Adelphi Series, 53:439, pp. 17-44.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

“Các cường quốc đều có những đồng tiền vĩ đại”

                                                                   Robert Mundell

Khả năng triển khai sức mạnh về quân sự, kinh tế và tiền tệ là một đặc điểm tiêu biểu của những quốc gia hàng đầu. Mỗi một khía cạnh của sức mạnh đều tăng cường cho những khía cạnh còn lại. Chẳng phải ngẫu nhiên khi mà khoảng 150 năm trở lại đây, đất nước nào có đồng tiền thống trị thế giới cũng là quốc gia có lực lượng hải quân hùng hậu nhất. Continue reading “#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ”

#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh

rothschild

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Rothschild Formula”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 11.

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Sự trỗi dậy của gia tộc Rothschild ở châu Âu; truyền thống của các nhà tài chính trong việc thu lợi từ cả hai phía của xung đột vũ trang; công thức chuyển chiến tranh thành nợ và chuyển nợ quay ngược lại chiến tranh.

Cho đến giờ chúng ta đã theo sát các nhà khoa học chính trị và tiền tệ trong chủ đề về tiền cùng với lịch sử thao túng nó. Bây giờ ta sẽ vòng lại một chút dọc theo con đường song song để xem xét cùng khung cảnh lịch sử đó dưới một góc độ khác. Continue reading “#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh”

Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm

Shanghai financial district

Tác giả: Daniel Kollar | Biên dịch: Cảnh Mai Hương

Trong khi Giấc Mộng Trung Hoa là lý tưởng và bình lặng thì Thực Tế Trung Hoa có nhiều khả năng sẽ trở thành ác mộng. Mới gần đây, Trung Quốc đã phải chịu bẽ mặt với lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu công ty, kéo theo đó là sự vỡ nợ của trái phiếu “rác” hay trái phiếu có lợi tức cao. Trong các tháng tới đây, một số lượng lớn các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tới kì hạn thanh toán – trong đó một lượng không nhỏ sẽ không có khả năng trả đủ lãi suất chứ chưa nói đến tiền gốc ban đầu. Continue reading “Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm”

#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?

Ushape

Nguồn: Masahiro Miyoshi (2012). “China’s “U-Shaped Line” Claim in the South China Sea: Any Validity Under International Law?”, Ocean Development & International Law, Vol. 43, No. 1, pp. 1-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thùy Anh, Phan Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Võ Ngọc Diệp

Bài liên quan: Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

Yêu sách gần đây của Trung Quốc về khu vực“đường chữ U” rộng lớn trên biển Đông, liên quan đến các quần đảo đang tranh chấp là Trường Sa và Hoàng Sa, đã làm dấy lên những chỉ trích nghiêm trọng không chỉ từ các quốc gia láng giềng, mà còn từ một số quốc gia ngoài khu vực. Yêu sách này cũng đã đưa đến hàng loạt các câu hỏi mang tính lý thuyết, bao gồm liệu các yêu sách danh nghĩa lịch sử (historic title claims) mà không có bằng chứng cụ thể có giá trị theo luật quốc tế hay không. Bài viết đi sâu nghiên cứu vấn đề này và các vấn đề khác xoay quanh tuyên bố “đường chữ U” của Trung Quốc. Continue reading “#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?”

#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực

business-comment_04_temp-1338448209-4fc71951-620x348

Nguồn: Walter Mattli (2000). “Sovereignty Bargains in Regional Integration”, International Studies Review, Vol. 2, No. 2, pp. 149-180.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Giới thiệu

Mô hình nhà nước Westphalia thường được định nghĩa là một hệ thống quyền lực chính trị dựa trên lãnh thổ và quyền tự trị. Tính lãnh thổ hàm ý rằng quyền lực chính trị được xác định dựa trên một không gian địa lý nhất định, và quyền tự trị có nghĩa là không một chủ thể bên ngoài nào có thể có quyền lực trong biên giới của một quốc gia (Krasner 1990: 115 – 116). Như Stephen Krasner (1990) đã chỉ ra gần đây, những sự xâm phạm chống lại mô hình Westphalia – thông qua các hiệp định, giao ước, cưỡng ép, hay áp đặt – đã trở thành một đặc điểm lâu bền của môi trường quốc tế.[1] Continue reading “#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?

Tác giả: Julian Ku | Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung

Hiến chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm các nước tham gia phòng vệ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo này.

Dạo này tôi đang ngập đầu trong các dự án và hoạt động khác nhau tại Đài Loan (hầu hết là liên quan đến chuyện ăn uống), để đến tận hôm nay tôi mới để ý đến một bài báo thú vị thu hút đến 110 bình luận của Zachary Keck về việc Nhật Bản mới đây quyết định diễn giải lại Hiến pháp để cho phép các hoạt động quân sự mở rộng ở nước ngoài sẽ giúp Nhật Bản hỗ trợ phòng vệ cho Đài Loan chống lại một cuộc tấn công từ Trung Quốc như thế nào. Đó là một bài báo hay, nhưng nó cũng khiến tôi nghĩ đến một điểm yếu thú vị chống lại lập luận của tác giả. Hầu như chắc chắn là luật pháp quốc tế nghiêm cấm bất cứ hành động quân sự nào của Nhật Bản (hoặc Hoa Kỳ) nhằm bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?”