Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất

XmSAsBE

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 3/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc. Continue reading “Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất”

Hatshepsut – Nữ pharaoh Ai Cập trị vì lâu nhất

Hatshepsut-queen-mummy

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là con gái của pharaoh (pha-ra-ông) Thutmose I, Hatshepsut trở thành vị pharaoh thứ năm của Ai Cập thuộc triều đại thứ mười tám. Trong suốt hơn 20 năm trị vì, bà dẫn dắt Ai Cập gây dựng lại ngành thương mại vốn tàn lụi từ những cuộc chiến tranh trước đó. Bà cũng cho xây dựng rất nhiều công trình, các tác phẩm điêu khắc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mặc dù bà không phải là người phụ nữ đầu tiên trị vì Ai Cập nhưng vẫn có thể xem bà là nữ pharaoh vĩ đại đầu tiên. Continue reading “Hatshepsut – Nữ pharaoh Ai Cập trị vì lâu nhất”

Frederick Douglass – Từ nô lệ đến nhà vận động bãi nô

frederick_douglass_cc_img

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 21/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Frederick Douglass là một nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi trong phong trào bãi nô. Ông hùng biện trước công chúng và dùng ngòi bút để bác bỏ suy nghĩ rằng do nô lệ thiếu năng lực trí tuệ nên họ cần có sự giám sát của chủ nô. Trong ba cuốn tự truyện và các bài giảng ở Châu Âu, Douglass giải thích về sự bất công của chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc. Ông đấu tranh cho sự bình đẳng và ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ. Ông được mời đến đàm thoại với các tổng thống Abraham Lincoln và Andrew Johnson. Continue reading “Frederick Douglass – Từ nô lệ đến nhà vận động bãi nô”

Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar

US Suu Kyi

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 19/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Aung San Suu Kyi vẫn đang miệt mài đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Myanmar. Năm 1988, bà quay trở lại quê hương sau hai thập niên vắng bóng trên chính trường và trở thành nhân vật nổi bật nhất đối đầu với chính quyền quân sự. Bà tiếp tục đi theo di sản của cha bà – Aung San – người đóng vai trò lớn khi Myanmar giành độc lập từ sự cai trị của thực dân. Năm 1991 bà được trao giải Nobel Hòa bình chính bởi sự đối đầu quyết liệt nhưng phi bạo lực của mình với chính quyền quân sự. Năm 2012, bà giành được một ghế trong nghị viện nước này. Continue reading “Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar”

Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền

desmond-tutu3

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Desmond Tutu là một giám mục Giáo hội Anh giáo, là người đã đấu tranh để chấm dứt chế độ apartheid (a-pác-thai) ở Nam Phi – chế độ phân biệt người da đen và da trắng. Ông đã chứng kiến người da đen ở Nam Phi chịu cảnh phân biệt đối xử và bị tước mọi quyền lợi, và đứng ra kêu gọi mọi người phản kháng một cách hòa bình. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hội đồng các Giáo hội Nam Phi (South African Council of Churches) đã yêu cầu chính phủ chấm dứt chế độ a-pác-thai. Sau năm 1994, khi chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ, Giám mục Tutu đứng đầu một ủy ban giúp hòa giải sự chia rẽ dân tộc sâu sắc ở Nam Phi. Sau đó Tutu tiếp tục đấu tranh để xây dựng một đất nước Nam Phi dân chủ, nơi mọi người đều được tự do. Ông cũng đấu tranh cho công lý khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền”

Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức

adolf-hitler

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những gì lãnh đạo nước Đức và đảng Quốc xã Adolf Hitler (1889-1945) làm trong những năm giữa thế kỷ hai mươi đã định hình sâu sắc diễn biến của lịch sử và dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Mặc dù Hitler là người đã vực dậy nền kinh tế và quân đội bết bát của Đức, nhưng việc đưa quân xâm chiếm lãnh thổ đã châm ngòi cho Thế chiến thứ hai – một cuộc xung đột khiến hàng chục triệu người thiệt mạng. Hitler cũng là người gây ra chương diệt chủng đen tối nhất trong lịch sử loài người –  nạn diệt chủng Holocaust, bi kịch của mười triệu người bị Đức Quốc xã giết hại, trong đó có tới sáu triệu người Do Thái. Continue reading “Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức”

John Calvin – Người đặt hạt giống cho Thần học Calvin

john-calvin

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 12/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

John Calvin khởi đầu một nhánh mới của đạo Tin lành bởi ông cho rằng Martin Luther chưa tiến hành đầy đủ cải cách với Nhà thờ Cơ đốc giáo. Calvin đưa ra đức tin vào thuyết tiền mệnh: ông cho rằng Chúa đã quyết định người nào sẽ lên thiên đường và kẻ nào phải xuống địa ngục. Một vài phái Tin lành khác sao chép lại những ý tưởng của Calvin và vẫn tiếp tục tuyên truyền chúng. Sự bất đồng quan điểm giữa các giáo phái dẫn đến các cuộc khủng bố, nội chiến và chiến tranh giữa các quốc gia. Cuối cùng, một vài nhóm đã tìm được tự do tôn giáo tại các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Continue reading “John Calvin – Người đặt hạt giống cho Thần học Calvin”

J. Robert Oppenheimer – Cha đẻ của bom hạt nhân

 Rhodes Oppenheimer

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 7/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một người tiên phong trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, những đóng góp của J. Robert Oppenheimer cho khoa học đã khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo trong thời đại cả thế giới phải đối mặt với tình trạng bất định. Nhờ vào tài năng của mình, Oppenheimer được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của Dự án Manhattan[1] và thay đổi hẳn chiến thuật của chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi bom nguyên tử được sử dụng (năm 1945 – ND), ông phát động một phong trào phản đối chế tạo bom hydro và đấu tranh nhằm hạn chế năng lượng và vũ khí hạt nhân. Continue reading “J. Robert Oppenheimer – Cha đẻ của bom hạt nhân”

Rachel Carson – Nhà hoạt động vì môi trường

RACHEL CARSON

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 4/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Rachel Carson dẫn đầu cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường. Trong cuốn sách có tựa đề ‘Silent Spring’ xuất bản năm 1962, Rachel Carson tranh luận rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và chất hóa học trong nông nghiệp có những hệ quả lâu dài còn chưa lường trước được. Tác phẩm của bà đã làm dấy lên làn sóng bảo vệ môi trường trên khắp nước Mỹ. Ngày nay, bà vẫn được coi là một người đi tiên phong: ngôn từ của bà đã khơi dậy sự cần thiết của nhận thức về môi trường.

Rachel Carson có niềm đam mê về sinh học khi đang theo học tại trường Đại học nữ sinh Pennsylvania. Năm 1932, Carson hoàn thành bằng thạc sỹ về động vật học từ Đại học John Hopkins khi làm việc cho viện hải dương học tại Wood Hole, Massachusetts. Continue reading “Rachel Carson – Nhà hoạt động vì môi trường”

Mẹ Teresa – “Vị thánh của những người khốn cùng”

mother_teresa_1016

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 29/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một nữ tu Công giáo, Mẹ Teresa (1910-1997) đã cống hiến cả đời mình nỗ lực vì người nghèo trên khắp thế giới. Bà sống giữa những con người bần cùng để có thể chăm sóc họ tốt hơn. Bà khởi đầu một dòng tu mới – Dòng Thừa sai bác ái (the Missionaries of Charity). Bà xây dựng các cô nhi viện, trường học và nhà ở cho người già và người bệnh giai đoạn cuối. Những việc làm của bà thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và bà được trao giải Nobel Hòa bình. Mẹ Teresa cũng thành lập nhiều tổ chức để giúp đỡ con người ở khắp các lục địa. Continue reading “Mẹ Teresa – “Vị thánh của những người khốn cùng””

Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới

Emperor-Meiji

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Triều đại Hoàng đế Mutsuhito – thời kỳ Minh Trị (tức nền hòa bình được khai sáng) – chứng kiến Nhật Bản từ một đất nước bị đe dọa bởi sự thống trị của Phương Tây trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới. Để đạt được điều này, ông đã phải đưa ra quyết định khó khăn khi áp dụng nhiều đường lối và phong tục của phương Tây ở một đất nước vốn dĩ rất tự hào về nền văn hóa bản địa của mình. Rất nhiều thủ lĩnh Phiên bang căm hận sự pha trộn những tư tưởng ngoại bang. Tuy nhiên bằng cách thi hành những thay đổi này, Nhật Hoàng đã sử dụng chính các phương thức của người phương Tây để bảo tồn ý chí và độc lập của Nhật trong bối cảnh ngoại xâm, bảo vệ đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Châu Âu và đưa Nhật trở thành một thế lực trên toàn cầu. Continue reading “Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới”

Horace Mann – Cha đẻ của trường học công

EQUALITY/MASSACHUSETTS

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 27/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Horace Mann (1796-1859) tin rằng quốc gia cần có một hệ thống giáo dục chính thống để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân bộc lộ được hết tiềm năng của mình. Ông tranh luận rằng mỗi đứa trẻ đều có quyền tiếp cận giáo dục công miễn phí do chính quyền địa phương cung cấp và được trả bằng tiền thuế. Ông đấu tranh để cải thiện và quy chuẩn hóa việc đào tạo giáo viên. Mann cho rằng những trường học công của ông sẽ mang lại sự ổn định về chính trị – xã hội và giáo dục công dân có khả năng giữ vững được chính quyền dân chủ. Continue reading “Horace Mann – Cha đẻ của trường học công”

Franklin Roosevelt – Người duy nhất đắc cử ba nhiệm kỳ tổng thống

FDR-A-Day-That-Will-Live-in-Infamy

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 26/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một luật sư, một chính khách và một tổng thống, Franklin Delano Roosevelt được nhớ đến với chính sách Kinh tế mới (New Deal) trong cuộc Đại Khủng hoảng. Cùng với sự hợp tác của Quốc hội, ông nỗ lực đem lại sự ổn định và những cải cách sâu rộng cho nền kinh tế. Khi kinh tế Mỹ dần cải thiện với các gói kích cầu thì thế giới lại bước vào chiến tranh. Bị giằng xé giữa việc giữ lập trường trung lập và đối mặt với chủ nghĩa phát xít đang lên, Roosevelt thi hành chính sách Cho vay – Cho thuê (Lend – Lease)* nhằm hỗ trợ Anh và Pháp. Sau trận Trân Châu Cảng, Roosevelt chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận. Nhờ tài ngoại giao của mình, Roosevelt đã khiến nước Mỹ nổi lên sau Thế chiến thứ hai với vị thế của một siêu cường. Continue reading “Franklin Roosevelt – Người duy nhất đắc cử ba nhiệm kỳ tổng thống”

Eleanor Roosevelt – Đệ nhất phu nhân đấu tranh vì nhân quyền

franklin-d-roosevelt-eleanor

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 24/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Eleanor Roosevelt là phu nhân Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Bà được nhớ đến như một người từ cương vị đệ nhất phu nhân trở thành một nhà hoạt động chính trị xã hội. Bà sử dụng vị thế của mình để thể hiện sự quan tâm đến tình cảnh của người nghèo trong cuộc Đại Khủng hoảng. Bà đấu tranh cho những nhóm người bị chối bỏ nhân quyền, bao gồm nhóm người Mỹ gốc Phi và gốc Á. Sau cái chết đột ngột của chồng, bà được Tổng thống Harry Truman lựa chọn làm đại biểu dự hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc. Cương vị này giúp bà nâng chương trình hoạt động vì nhân quyền lên tầm quốc tế.

Là cháu gái của (cố tổng thống) Theodore Roosevelt, Eleanor bà gặp khó khăn trong những năm tháng vị thành niên. Mẹ, cha và anh trai đều qua đời trước khi bà bước sang tuổi 15. Sau khi hoàn thành việc học gần London, bà trở về quê và gặp Franklin D. Roosevelt. Họ đính hôn rồi kết hôn vào ngày 17 tháng 3 năm 1905. Continue reading “Eleanor Roosevelt – Đệ nhất phu nhân đấu tranh vì nhân quyền”

Nelson Mandela – Biểu tượng chống phân biệt chủng tộc

nelson-mandela

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 23/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nelson Mandela (1918-2013) đấu tranh cho sự bình đẳng và dân chủ ở Nam Phi – điều mà phần lớn công dân da màu ở đất nước này không có được kể từ khi người Châu Âu đến xâm chiếm làm thuộc địa. Mandela là một nhà lãnh đạo vì nhân quyền xuất chúng và là nhân tố quan trọng dẫn đến sự chấm dứt chế độ Apartheid (A-pác-thai). Mặc dù bị giam giữ trong tù, ông vẫn tập hợp được sự ủng hộ cho một trong những phong trào nhân quyền nổi tiếng nhất trên thế giới. Là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, ông đã thống nhất một đất nước chia rẽ, và giúp nước này trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về cả kinh tế lẫn chính trị.

Nelson Mandela sinh ra trong bộ lạc Madiba ở Nam Phi. Tại trường học, ông được đặt tên thánh là Nelson. Khi học đại học, ông bắt đầu thực hiện khát vọng chấm dứt chế độ Apartheid ở Nam Phi qua việc tham gia các cuộc biểu tình và bất tuân dân sự. Continue reading “Nelson Mandela – Biểu tượng chống phân biệt chủng tộc”

Thiếp Mộc Nhi – Hoàng đế chinh phạt Trung Á

Equestrian statue of Amir Timur at Amir Timur Maydoni (square).

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 21/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Thiếp Mộc Nhi (tên tiếng Anh: Timur) là một vị tướng thành công, một người cai trị hùng mạnh, và là một nhà bảo trợ nghệ thuật. Trong thế kỷ thứ 14, ông đã xây dựng nên một đất nước rộng lớn ở vùng Trung Á. Thiếp Mộc Nhi đã lật đổ sự cai trị của Hãn Quốc Kim Trướng và xâm chiếm phần lớn nửa phía tây của đế chế Mông Cổ. Thiếp Mộc Nhi vừa được mô tả như một nhà lãnh đạo khai sáng, khuyến khích sự phát triển văn học, nghệ thuật và ngôn ngữ; lại vừa là một kẻ xâm lược tàn bạo, giết chóc hàng nghìn người để giành được nhiều lãnh thổ hơn. Những cuộc xâm lược của Thiếp Mộc Nhi đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Á, và biến hàng loạt các thành phố như Herat, Samarkand và Tashkent thành các trung tâm văn hóa và thương mại. Continue reading “Thiếp Mộc Nhi – Hoàng đế chinh phạt Trung Á”

John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng

John-Locke-660x350-1412917543

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 18/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế kỷ thứ 17, triết gia người Anh John Locke (1632-1704) không chỉ truyền cảm hứng cho nhiều nhà tư tưởng khác, như Jean-Jacques Rousseau và David Hume, mà còn ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng ở Mỹ, Pháp và Haiti. Nhiều bản hiến pháp trên thế giới phản ánh các lý thuyết của ông về chính phủ tự do và trách nhiệm bảo vệ những quyền tự nhiên của con người đối với cuộc sống, tự do và tài sản. Continue reading “John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng”

Benazir Bhutto – Nữ thủ tướng đầu tiên của Pakistan

131126155012-01-benazir-bhutto-horizontal-large-gallery

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 18/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sau khi hoàn thành việc học tại Mỹ và Anh, Benazir Bhutto nối bước cha mình lãnh đạo đất nước Pakistan. Trong thời kỳ Pakistan còn bị cai trị dưới chế độ độc tài quân sự, bà đã kêu gọi thành lập một chính phủ được bầu cử dân chủ. Năm 1988, bà trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia trẻ nhất khi được bầu làm thủ tướng Pakistan. Bà là biểu tượng cho nhân quyền cũng như sự bình đẳng ở Pakistan và các nước Hồi giáo khác. Bất chấp những đe dọa về mạng sống, bà dũng cảm quay trở lại Pakistan vào năm 2007. Sau khi bị ám sát, bà tiếp tục là biểu tượng cho những người Pakistan đang hướng đến nền dân chủ.

Benazir Bhutto rời Pakistan để theo học các trường Đại học Radcliff, Harvard và Oxford. Năm 1977, bà trở lại Pakistan khi cha bà – Zulifikar Ali Bhutto, thủ tướng Pakistan – bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự do Zia ul-Haq cầm đầu. Benazir bị cầm tù một thời gian ngắn. Continue reading “Benazir Bhutto – Nữ thủ tướng đầu tiên của Pakistan”

Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore

bg_960x600

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là người cha lập quốc của quốc gia-thành phố Singapore độc lập, Lý Quang Diệu (1923-2015) đã đưa nền kinh tế nước này từ thế giới thứ ba lên vị trí của một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ông giữ chức thủ tướng từ năm 1959 đến 1990. Thời kỳ nắm quyền không bị gián đoạn đã giúp ông hiện thức hóa tầm nhìn của mình. Ngay từ ban đầu, Lý Quang Diệu đã nhận ra Singapore cần có một nền kinh tế vững mạnh để tồn tại như một quốc gia độc lập, do đó ông tiến hành chương trình hiện đại hóa Singapore và biến nước này thành nước xuất khẩu lớn các sản phẩm hoàn thiện. Trong suốt 30 năm, Lý Quang Diệu đã thực hiện được mục tiêu hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển giáo dục đất nước mình. Continue reading “Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore”

Marshall – Thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ

GTY_thurgood_marshall_nt_130827_16x9t_608

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Thurgood Marshall (1908-1993) lãnh đạo phong trào nhân quyền tại Mỹ trong thế kỷ 20. Năm 1950, với tư cách là trưởng luật sư của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP), ông đã tranh tụng thành công trước Tòa án Tối cao trong vụ việc hai sinh viên Mỹ gốc Phi đã bị đối xử bất công khi bị hai trường đại học công từ chối. Vụ kiện nổi tiếng nhất của Marshall là vụ giữa Brown và Hội đồng giáo dục, theo đó kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt trong trường học ở Mỹ. Năm 1967, Marshall là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành thẩm phán Tòa án tối cao. Continue reading “Marshall – Thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ”