Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”

Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot

505464449OH030_CAMBODIANS_A

Nguồn: Charles Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, Phnompenh Post, 29/5/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ.

“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot”

Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan

0,,18366594_303,00

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s delicate dance with the major powers,” East Asia Forum, 18/05/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thái Lan giờ đây đang đi trên sợi dây được căng giữa các nước lớn. Gần đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến thăm cấp cao tới Bangkok, được đón tiếp bởi chính phủ đảo chính của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Chuyến thăm của Medvedev cho thấy Thái Lan đang có chiến lược tranh thủ các cường quốc độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, nhằm thách thức những chỉ trích của phương Tây về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự ở Bangkok.

Đồng thời, chuyến thăm của Medvedev, cùng với các can dự cấp cao gần đây giữa Thái Lan và Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chính phủ quân sự đang có các toan tính. Nó không chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc mà còn đang chờ thời cơ nối lại quan hệ với phương Tây ngay khi có cơ hội. Cũng như những trường hợp thường thấy trong ngoại giao và chính trị với các nước lớn, chính phủ của Chan-o-cha đang tìm kiếm sự cân bằng ở đâu đó (giữa Nga và Trung Quốc với phương Tây). Continue reading “Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan

140523152934-thai-coup-1-horizontal-gallery

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s Stunted Transition“, Project Syndicate, 21/05/2015.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Tròn một năm sau cuộc đảo chính quân sự lần thứ 12 trong vòng 83 năm Thái Lan theo chính thể quân chủ lập hiến, trong khi phiên tòa gây tranh cãi về tội lơ là trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang diễn ra, tương lai của đất nước này đang đứng trước nguy cơ bất ổn nghiêm trọng. Trong những tháng tới, tồn tại song song với tình trạng yên tĩnh do quân đội áp đặt sẽ là nỗi lo lắng đang gia tăng trên khắp đất nước về điều gì sẽ xảy ra sau khi thời kỳ trị vì kéo dài gần 7 thập niên của Quốc vương Bhumibol Adulyadej chấm dứt. Liệu sự thỏa hiệp và dàn xếp giữa các bên – điều rất hiếm xảy ra trong những năm gần đây – có cho phép Thái Lan định hình lại trật tự  chính trị đầy tranh cãi, hiện được tạo dựng trên nền tảng là chế độ quân chủ tập trung và với sự lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa, nhằm phản ánh rõ nét hơn các nguyên tắc của nền dân chủ dựa trên bầu cử? Continue reading “Sự quá độ sau đảo chính gian nan của Thái Lan”

Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia

jdcambi25e

Nguồn: Milton Osborne, “Hun Sen’s Cambodia: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 134-36.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một thực tế đáng chú ý là trước khi cuốn sách xuất sắc của Sebastian Strangio được xuất bản năm 2014, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào về Hun Sen, cựu chiến binh Khmer Đỏ, chính trị gia đáng chú ý nhất của Campuchia và là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Tôi đưa ra nhận định này sau khi đã biết rõ về cuốn Strongman: The extraordinary life of Hun Sen [Lãnh đạo chuyên quyền: Cuộc đời đặc biệt của Hun Sen] (2013) của hai tác giả H.C và J.B. Metha, một cuốn sách dù hữu ích theo góc nhìn biên niên ký nhưng về cơ bản lại thần thánh hóa nhân vật.

Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiểu sử quan trọng của Hun Sen lại chưa xuất hiện trước đây, bên cạnh việc một bài viết “thẳng thắn và không sợ hãi” có thể khiến tác giả khó có thể được quay trở lại Campuchia. Continue reading “Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia”

Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”

Hội nhập ASEAN vẫn còn là ảo vọng

11727202623_91cfeb669a_b

Nguồn: Berry Desker, “ASEAN Integration Remains a Illusion,” East Asia Forum, 02/04/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với các nước ASEAN, điểm chuẩn để đánh giá chủ nghĩa khu vực thành công là sự hiệu quả của ASEAN trong việc đã đưa các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau hơn. Tình trạng ít có xung đột giữa các quốc gia được cho là nhờ ASEAN đã thành công trong việc xây dựng một sự nhận thức khu vực thấu đáo hơn trong giới hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong khi khu vực này vẫn đang thể hiện tốt từ khi Hiến chương ASEAN được thông qua hồi tháng 11 năm 2007, hội nhập vẫn còn là một khát vọng chưa được thỏa mãn.

Theo thống kê, 90% các mục tiêu của ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN – an ninh chính trị, kinh tế, và văn hóa xã hội – đã được hoàn thành. Continue reading “Hội nhập ASEAN vẫn còn là ảo vọng”

Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia

338DF03A-1E2B-415D-9DC5-DCBABAE76117_w640_r1_s

Nguồn: Madeleine Willis, “Truth and deception in Cambodian courtroom,” East Asia Forum, 14/2/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mâu thuẫn bên trong và xung quanh phòng xử án không phải là điều gì mới. Nhưng những sự việc hiện thời tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) cho thấy bên biện hộ sẽ còn phải thất vọng nhiều tại tòa án hỗn hợp[1] này. Với nhiều người, điểm khó khăn nhất chính là việc vừa phải cân bằng những thực tế về thể chế và chính trị nguy hiểm, vừa phải đảm bảo tòa án vẫn mang lại một số lợi ích cho xã hội Campuchia. Theo quan điểm của bên biện hộ, cách tiếp cận này đã dẫn đến tình trạng ngầm chấp nhận những sai phạm trong quá trình xét xử.

Vì vậy mà trong khi bản án hồi tháng 8/2014 đối với hai thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác chống lại loài người được công nhận rộng rãi là một thành công tới trễ của ECCC, thì ghi dấu trong quá trình xét xử lại là những nỗ lực không ngừng của bên biện hộ nhằm truất quyền tham gia xét xử của các thẩm phán vì cáo buộc thiên vị pháp lý và can thiệp chính trị nhiều lần. Tháng 12/2014, bên bị đã nộp đơn kháng cáo, và những vấn đề này chắc chắn sẽ tái xuất trong Vụ số 002/02.[2]  Continue reading “Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia”

Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ

Khmer Đỏ tiếp quản Phnom Penh

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”;  Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày chính quyền Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ sụp đổ (4-1978), nhiều báo mạng Trung Quốc đăng bài viết về cuộc diệt chủng xảy ra dưới chính quyền này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài có đầu đề “Vén bức màn bí mật về cuộc đại tàn sát do Khmer Đỏ tiến hành nhân danh cách mạng” (không thấy ghi tên tác giả). Vì bài rất dài nên chúng tôi lược bỏ một số đoạn không cần thiết lắm nhưng có chú thích, các đoạn còn lại thì dịch nguyên văn để bạn đọc hiểu chính xác ý tác giả.

Ba mươi năm trước đây chính quyền Campuchia Dân chủ do Khmer Đỏ xây dựng bị lật đổ bởi 10 vạn đại quân Việt Nam và bởi bộ đội của mình quay súng chống lại. Sau đó các tài liệu liên quan tới lịch sử  đẫm máu của chính quyền này dần dần được công bố, chủ yếu thấy trong lời kể của những người dân Campuchia tị nạn, phỏng vấn của các nhà báo phương Tây, điều tra của các học giả, và các tài liệu do chính phủ Việt Nam và chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam nâng đỡ chỉnh lý và công bố. Continue reading “Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ”

Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc

nushi20120624201220983

Nguồn: Richard Bernstein, “Thailand: Beautiful and Bitterly Divided”, The New York Review of Books, November 20, 2014 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Hồ Kinh Luân | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Bài liên quan: Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

Từ lâu Thái Lan đã mang hình ảnh một đất nước ôn hòa, ổn định, đó cũng là lý do chính khiến nước này luôn được xem như niềm hy vọng lớn cho tương lai ở khu vực Đông Nam Á, ít nhất là đối với người Mỹ. Đất nước Thái Lan tương đối thịnh vượng, phát triển không nhanh như nước láng giềng Trung Quốc nhưng ở tốc độ ấn tượng lên đến 7% một năm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu về xuất khẩu ổ cứng máy tính. Vấn đề bạo loạn của phiến quân Hồi giáo ở miền Nam cũng chỉ chủ yếu giới hạn ở một phần nhỏ của đất nước. Thái Lan phần lớn đồng nhất về mặt sắc tộc với Phật tử chiếm đa số và được cai trị bởi một vị Quốc vương được kính trọng, tại vị đã một thời gian rất dài. Continue reading “Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc”

Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia

cam-photo-front11

Nguồn: Vannarith Chheang, “Thailand’s Cambodian charm offensive”, East Asia Forum, 29/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Phạm Thị Khánh Ly

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia mới đây của Thủ tướng Thái Lan, ông Prayuth Chan-ocha thể hiện một phần cuộc chiến ngoại giao đầy khó khăn của chính quyền quân sự Thái Lan trong việc xây dựng và tăng cường tính chính danh của nó tại nước ngoài. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh các áp lực ngoại giao từ phía châu Âu và Mỹ không ngừng tăng  khi họ yêu cầu đất nước này nhanh chóng  khôi phục lại thể chế dân chủ.

Tính chính danh, an ninh và phát triển kinh tế là ba lợi ích cốt lõi của chính quyền Prayuth. Continue reading “Thái Lan “tấn công quyến rũ” Campuchia”

#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến

A girl of Myanmar heritage holds a placard during a pro-democracy rally in New Delhi

Nguồn: Larry Diamond (2012). “China and East Asian Democracy: The Coming Wave”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 1, pp. 5-13.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một làn sóng lớn mới đối với triển vọng dân chủ toàn cầu trong thập kỷ này, thì khu vực khởi nguồn rất có thể là Đông Á.

Với sự bùng nổ của hàng loạt phong trào thay đổi mang tính chất dân chủ trên khắp thế giới Ả Rập trong năm 2011, những nhà phân tích đầy hy vọng về triển vọng dân chủ toàn cầu đã tập trung sự chú ý vào khu vực Trung Đông. Ba chế độ Ả Rập chuyên quyền (Tunisia, Ai Cập và Libya) đã sụp đổ trong năm vừa qua. Ít nhất thì hai chế độ chuyên quyền nữa (Yemen và Syria) dường như cũng không thể tránh khỏi sự chấm dứt sớm. Các áp lực thay đổi dân chủ thực sự xuất hiện ngày càng nhiều ở Marốc, Jordan, Chính quyền Palestine và có thể là Kuwait. Các áp lực này cũng tồn tại dai dẳng ở cả Bahrain. Continue reading “#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến”

Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

POL POT

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: #159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp?  Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? Continue reading “Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng””

Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

thaiking

Tác giả: David Eimer | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một cuốn sách mới khẳng định giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã thao túng hoàng gia vì lợi ích riêng của họ, để mặc người dân trong giá lạnh.

Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy của hết cơn khủng hoảng chính trị này đến cơn khủng hoảng chính trị khác trong suốt tám năm qua. Thủ tướng bị lật đổ bởi các tòa án, các cuộc biểu tình chống lại chính quyền không qua bầu cử dẫn đến bạo lực đẫm máu kéo dài nhiều tuần trên đường phố Bangkok trong năm 2010, và đã có hai cuộc đảo chính quân sự, với cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào tháng Năm. Continue reading “Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?”

Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Gary Collinson & Christopher B. Roberts, “The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment”, National Security College Occasional Paper, No. 5, September 2013, pp. pp.34-39

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở thành chủ đề tâm điểm quan trọng của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả, chúng ta cần phải phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.

Vì vậy, bài viết này sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu tiên sẽ nghiên cứu cơ sở lịch sử dẫn đến một lập trường thống nhất tương đối của ASEAN trong vấn đề Biển Đông vào giai đoạn những năm 1990. Continue reading “Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông”

Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn

Thailand_2218936b

Tác giả: Pavida Pananond | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 ở Thái Lan, có vẻ như kinh doanh và chính trị đã gặp nhau ở một điểm. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực đều thở phào nhẹ nhõm khi quân đội lên nắm quyền, chấm dứt 6 tháng tuần hành đường phố chống chính phủ liên miên và gây suy yếu. Nhưng bất chấp sự lạc quan bước đầu của giới kinh doanh sau cuộc đảo chính cũng như hi vọng rằng thương mại sẽ bùng nổ, cuộc đảo chính mới đây của Thái Lan vẫn có thể gây nên những khó khăn về dài hạn. Continue reading “Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn”