Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia

INDONESIA-INFRASTRUCTURE/ DTW102

Nguồn: Emirza Adi Syailendra, “Indonesia’s High Speed Rail: A China-Japan Scramble for Influence?”, RSIS Commentary, 09/12/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

So với Nhật Bản, Trung Quốc thể hiện sự vượt trội của mình trong dự án đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia, điều phản ánh tham vọng hiện thực hóa sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Động thái này có ý nghĩa gì đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?

Indonesia đã đưa ra quyết định lớn và rất quan trọng khi trao quyền xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung cho Trung Quốc thay vì Nhật Bản. Chính phủ Indonesia bối rối chọn lựa giữa Nhật Bản – “người bạn lâu năm đáng tin cậy” – và Trung Quốc – một cường quốc mới nổi – khi nước này đang chuẩn bị triển khai dự án đường sắt cao tốc vào đầu năm 2016 tới. Hai ‘gã khổng lồ’ trong khu vực Đông Á này trình ra những gói thỏa thuận rất cạnh tranh, trong đó mỗi bên đều đưa ra các điều khoản có lợi cho chính phủ Indonesia. Continue reading “Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia”

Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore


Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành!

Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình.

Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Continue reading “Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore”

Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc

Globe and China Flag for background

Nguồn: Malcolm Cook, “Southeast Asia’s China illusion”, Business World Online, 12/10/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm phổ biến thường không sáng suốt và mang tính ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Ngày nay, ở khắp Đông Nam Á, việc Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế tối quan trọng trong khu vực và sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên được coi là một thực tế đương nhiên không cần soát lại.

Quan niệm phổ biến này đang định hình cách các nhà lãnh đạo và phân tích chính trị trong khu vực nhìn nhận quan hệ của nước mình với Trung Quốc và các nước khác. Ứng cử viên tổng thống Philippines Jejomar C. Binay trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đầu năm nay đã sử dụng tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với Philippines để biện minh cho việc ông ủng hộ thái độ nhẹ nhàng hơn trong tranh chấp lãnh thổ tại biển Tây Philippines (tức Biển Đông – NBT), tập trung vào cách tiếp cận ưa thích của Trung Quốc là hợp tác cùng phát triển. Continue reading “Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc”

Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?

0,,15852863_303,00

Nguồn:Suu Kyi, long a symbol of dignified defiance, sounds a provocative note”, The New York Times, 17/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai thập kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng rạng rỡ của sự phản kháng bất bạo động một cách chân chính. Phần lớn khoảng thời gian đó bà bị quản thúc tại gia bởi các tướng lĩnh vốn đã cai trị Myammar trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, bà đang ở đỉnh cao của sự ngưỡng mộ và quyền lực tại quốc gia này vì đã lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đi tới thắng lợi lớn vào tháng này trong các cuộc bầu cử quốc hội làm đảo ngược cấu trúc quyền lực của Myanmar.

Bà đã đặt sự hòa giải với các tướng lĩnh ở một vị trí cao trong chương trình nghị sự, nhưng khi bà chuyển sang địa vị thống trị, ngôn từ của bà cũng đã trở nên khiêu khích.

Sự khiêu khích đầu tiên của bà đến ngay trước cuộc bầu cử ngày 8/11, khi bà gạt sang một bên quy định của Hiến pháp ngăn cản bà nắm quyền Tổng thống bởi vì bà là vợ của một người nước ngoài và mẹ của những đứa con sinh ra ở nước ngoài. Continue reading “Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”

Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P2)

89d6c1663e967105e2003a216ef343ff

Nguồn: Stéphanie Giry, “Autopsy of a Cambodian Election”, Foreign Affairs, September/October 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyền lực nhân dân?

Bên cạnh một vài bài phát biểu, Thủ tướng Hun Sen phần lớn giữ yên lặng trong những tuần sau bầu cử. Có những tin đồn về sự sửng sốt trong giới lãnh đạo của CPP (với câu hỏi sao cử tri có thể vô ơn với họ như vây?)  và cả về  những rạn nứt ngày càng tăng trong nội bộ Đảng. Tuy vậy, đảng CPP vẫn triển khai nhiệm vụ mới của mình với đầy đủ nghi thức, nhấn mạnh rằng bất kỳ khiếu nại nào về cuộc bầu cử phải được gửi đến các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trong số này không có một cái tên nào được cho là độc lập. Đảng CNRP phản đối bằng cách tuyên bố họ sẽ tẩy chay Quốc hội cho đến khi một cuộc điều tra được tiến hành. Và trong tháng 9, CNRP bắt dẫu dẫn đầu các cuộc biểu tình trong Công viên Tự do, một khu vực bê tông lát gạch thô ở giữa Phnom Penh, vốn do chính phủ xây dựng như là một địa điểm cho tự do ngôn luận. Continue reading “Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P2)”

Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)

4834828-3x2-940x627

Nguồn: Stéphanie Giry, “Autopsy of a Cambodian Election”, Foreign Affairs, September/October 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Campuchia Hun Sen ăn Tết Khmer, một kỳ nghỉ lễ tương tự như Tết Năm mới của người Do Thái (cùng diễn ra vào tháng 4) theo một cách rất riêng. Trong một buổi lễ tổ chức tại khu đền cổ Angkor, Hun Sen và đối thủ chính trị chính của mình, Sam Rainsy, cùng ăn một chiếc bánh gạo nếp khổng lồ đạt kỷ lục Guiness, nặng hơn bốn tấn. Quả lả một sự kiện lạ lùng,  bởi lẽ lần cuối cùng Sam Rainsy xuất hiện tại đây là tháng 9 năm 2013, khi cáo buộc Hun Sen là một kẻ dối trá và tráo trở.

Hôm đó, Sam Rainsy và 55 thành viên đắc cử của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập đã tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội khoá mới để phản đối những gian lận tại cuộc tổng tuyển cử trước đó, khi đảng CNRP thua cuộc một cách sít sao. Với khu đền cổ linh thiêng đằng sau là nơi chứng giám, đảng CNRP kêu gọi một cuộc điều tra, cam kết “không phản bội lại ý chí của nhân dân.” Continue reading “Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)”

Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản

JAPAN-POLITICS/

Nguồn: Takayuki Ogasawara, “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy for East Asia“, Asia-Pacific Review, Volume 22, Issue 1, 2015, pp. 34-45.

Biên dịch: Văn Cường

Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mekong kể từ những năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho “đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng một trật tự Đông Á dựa trên “những giá trị chung” chẳng hạn như dân chủ và nền pháp quyền, và khu vực Mekong có thể là “mắt xích yếu nhất” của ASEAN. Sau khi phác thảo công việc 20 năm của Nhật Bản để vun đắp sự hợp tác Mekong-Nhật Bản, tác giả cho rằng đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy nhanh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi. Continue reading “Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản”

Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015

ge2015-live-stream-data

Nguồn: Terence Chong, “Upcoming election: A tipping point for Singapore’s ruling PAP”, East Asia Forum, 06/09/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử năm 2015 của Singapore sẽ mang tính cạnh tranh nhất kể từ ngày quốc gia này giành được độc lập. Có 8 đảng đối lập cùng một số ứng cử viên độc lập chạy đua để giành 89 ghế trong quốc hội. Trong số 2,46 triệu cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 11/9, rất nhiều người đứng trước một câu hỏi quan trọng: tưởng thưởng cho Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đang cầm quyền vốn có những chính sách tái phân phối gần đây; hay đặt niềm tin vào Đảng Công nhân (WP) – đảng đối lập chính, để làm cho chính phủ cầm quyền phải lắng nghe công chúng nhiều hơn?

Cuộc bầu cử năm 2011 rõ ràng cho thấy sự không hài lòng của dân chúng. Chính sách nhập cư rộng mở đã dẫn tới việc hệ thống giao thông công cộng trở nên đông đúc và giá nhà tăng cao. Continue reading “Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015”

08/09/1954: SEATO được thành lập

Nguồn:SEATO established”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

Các bên tham gia ký hiệp ước, bao gồm Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Philippines, Pakistan, Thái Lan, và Hoa Kỳ, cam kết sẽ “hành động để chống lại các mối nguy hiểm chung” trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại bất kỳ quốc gia tham gia hiệp ước nào. Một nghị định thư riêng biệt gắn với Hiệp ước coi Lào, Campuchia, và “các lãnh thổ tự do thuộc thẩm quyền của Quốc gia Việt Nam [Nam Việt Nam]” là các khu vực chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước này. Continue reading “08/09/1954: SEATO được thành lập”

Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir

graphic_Daily Recitations of the Precepts_heza_111214

Nguồn: Dan Slater, “Malaysia’s mess is Mahathir-made”, East Asia Forum, 29/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ít nhất thì Najib Razak – vị Thủ tướng đang gặp rắc rối của Malaysia – đã đúng một điều. Mớ hỗn độn trong chính trị Malaysia hiện nay là sản phẩm của đối thủ lớn nhất của ông – Mahathir Mohamad – người đã dẫn dắt quốc gia Đông Nam Á này bằng nắm đấm sắt trong giai đoạn 1981–2003. Điều Najib không hiểu là Mahathir không hề tạo ra đống lộn xộn ấy bằng việc chỉ trích vai trò lãnh đạo của ông,[1] mà bằng chính cách Mahathir dọn đường cho Najib lên nắm quyền trong suốt những thập niên đương nhiệm của mình. Có thể Mahathir tin là ông có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng hiện thời bằng cách hạ bệ Najib. Nhưng lịch sử cần phán xét Mahathir chứ không phải ai khác, người chính là tác giả của cuộc suy thoái toàn quốc kéo dài và dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Continue reading “Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir”

Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định

MYANMAR SUUKYI/

Nguồn: Trevor Wilson, “Myanmar’s political destination still unknown”, East Asia Forum, 06/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến trình chuyển tiếp về mặt chính trị vào năm 2011 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015. Khoảng 30 triệu cử tri Myanmar – cả trong và ngoài nước – sẽ có tư cách tham gia bỏ phiếu tại một trong những sự kiện bầu cử một giai đoạn có quy mô lớn trên thế giới. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình dân chủ hóa của Myanmar thì vẫn chưa rõ.

Cuộc bầu cử năm 2010 được biết đến với gian lận tràn lan, và được xem là không đủ tự do và công bằng. Cuộc bầu cử năm 2015 sẽ được tổ chức theo những quy trình minh bạch và nghiêm ngặt hơn với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế, nhưng nó sẽ không nhất thiết được coi là hợp pháp khi quân đội vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động chính trị. Continue reading “Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định”

Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long

Nguồn: PM Lee’s National Day Message 2015“, Today Online, 08/08/2015.

Biên dịch: Phạm Quỳnh Trung

Đồng bào Singapore thân mến,

  1. Cách đây 50 năm, cũng vào buổi tối này, Singapore đứng trước một sự thay đổi to lớn. Chính phủ đã ký Hiệp ước tách Singapore khỏi Liên bang Malaysia. Các máy in bận rộn in Hiệp ước Phân tách và Bản Tuyên ngôn độc lập trên Công báo Chính Phủ. Chính quyền Malaysia nói với cảnh sát và sĩ quan các đơn vị quân đội Singapore bắt đầu nhận lệnh của chính quyền mới vào ngày kế tiếp. Tất cả điều này đều diễn ra trong bí mật. Ông cha của chúng ta đi ngủ mà hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra, cứ ngỡ mình vẫn còn là công dân Malaysia. Continue reading “Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long”

Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

001372acd7d31351d55e04

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.

Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực”

Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia

najib1mdb1

Nguồn: Bridget Welsh, “Corruption scandal divides Malaysia’s political elite”, East Asia Forum, 21/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Malaysia Najib Razak đang đối mặt với những cáo buộc mạnh mẽ liên quan đến biển thủ công quỹ, tham nhũng và thao túng bầu cử – những vấn đề đánh thẳng vào vai trò lãnh đạo cũng như tính chính danh của chính phủ của ông. Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) – đảng chính trị của Najib – và cả Malaysia lại sa vào một cuộc khủng hoảng nữa.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã lôi ra ánh sáng các vấn đề quản lý kinh tế sai, khiến danh tiếng các thể chế tài chính của Malaysia bị giảm sút. Số tiền được cho là nằm trong tài khoản ngân hàng của Najib (700 triệu USD) đã tạo ra nhiều cơn sốc. Các lãnh đạo UMNO biết rằng kể cả trong những vụ giải ngân bầu cử ồ ạt trong cuộc tổng tuyển cử 2013, số tiền cỡ đó cũng không thể nào rót hết xuống mạng lưới bảo trợ thân hữu của họ. Continue reading “Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia”

Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar

MYANMAR CHINA BORDER REBELS CONFLICT LBB20131

Nguồn: Leo Suryadinata, “Can the Kokang Chinese Problem in Myanmar be Resolved?,” ISEAS Perspective No. 37, 2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Vào ngày 09/02/2015, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), do Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng, hay còn gọi là Phone Kyar Shin hay Pheung Kya-shin) dẫn đầu, đột ngột quay về Laukkai, thủ phủ Kokang, bằng cuộc tấn công vào các lực lượng an ninh của chính phủ tại đây. Cuộc tấn công dữ dội đã khiến nhiều người Hoa ở Kokang phải bỏ chạy để lánh nạn sang lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột diễn ra vài ngày và cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề. Tuy thế, MNDAA đã không chiếm được Laukkai, bỏ chạy về phía biên giới và được cho là đã vào lãnh thổ Trung Quốc. Các lực lượng an ninh Myanmar đuổi theo và nã đạn vào khu vực mà họ tin là nơi trú ẩn của những người nổi loạn. Không quân Myanmar tham gia chiến đấu và vào ngày 13 tháng 3, một máy bay chiến đấu đã thả bom nhầm xuống phía lãnh thổ Trung Quốc, khiến năm dân thường Trung Quốc thiệt mạng và tám người dân khác bị thương (Xue Li, 2015). Bắc Kinh phản đối và Nay Pyi Daw đã xin lỗi (Tiezzi, 2015). Sau đó, hai bên tiến hành các cuộc gặp cấp cao để tìm kiếm giải pháp. Continue reading “Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar”

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

asean

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

ASEAN không phải tổ chức khu vực đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á. Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á (Association of Southeast Asia: ASA) ra đời, nối kết Liên bang Malaya (bây giờ là Malaysia và Xingapo), Philippin, và Thái Lan. Năm 1963, Indonesia, Liên bang Malaya, và Philippin còn thành lập tổ chức Maphilindo, trong một nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa 3 quốc gia này. Continue reading “Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”