Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore

Nguồn: Dewey Sim và Kok Xinghui, “ Singapore’s PM-in-waiting: what to know about Lawrence Wong, from his humble beginnings to his China ties,” South China Morning Post, 15/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vậy là cuối cùng cũng có một cái tên. Sau nhiều tháng suy đoán và xem ‘bói trà’ chính trị, vào hôm thứ Năm (14/04), người dân Singapore đã được thông báo rằng Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) đã sẵn sàng kế nhiệm Lý Hiển Long làm thủ tướng tiếp theo của đất nước.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Lý cho biết nhóm Thế hệ Thứ tư (4G) gồm các nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã ủng hộ ông Wong, 49 tuổi, và Nội các hiện tại – toàn bộ 83 người thuộc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) – cũng ủng hộ quyết định này. Continue reading “Những điều ít biết về Lawrence Wong, Thủ tướng tương lai của Singapore”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Tham vọng của Indonesia nhằm xây dựng một liên minh hàng hải cùng các quốc gia ASEAN là cách phản ứng phù hợp với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia mời các quan chức phụ trách an ninh hàng hải của năm quốc gia ASEAN (Brunei, Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam) tham dự cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022. Đại diện các nước sẽ cùng thảo luận về biện pháp ứng xử phù hợp trước thái độ quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Continue reading “Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?”

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Nguồn: Thomas Kean, How Myanmar’s Coup Has Reshaped Its Ethnic Conflicts, The Diplomat, 14/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Việc chế độ quân sự lên nắm quyền cũng đã giết chết tiến trình hòa bình kéo dài hàng thập niên qua tại Myanmar, giáng đòn cuối vào các cuộc đàm phán vốn dĩ đang trên đà xuống dốc, phần lớn là do quân đội và chính phủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi không muốn nhượng bộ các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số. Continue reading “Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Con trai của vị cựu độc tài Ferdinand Marcos và con gái của vị tổng thống dân túy đương nhiệm Rodrigo Duterte đang tìm cách củng cố quyền lực của liên minh giữa hai gia đình. Việc hình thành một liên minh giữa các “triều đại” này sẽ có những tác động đến bối cảnh chính trị của đất nước trong nhiều năm tới.

Trong gần một tuần, người dân Philippines đã chứng kiến ​​sự hỗn loạn chính trị chưa từng thấy trong suốt lịch sử của nền dân chủ bầu cử ở nước mình. Màn kịch chính trị xoay quanh việc ai sẽ là ứng cử viên tổng thống đại diện chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đảng chính thức của ông Duterte là PDP-Laban đã đăng ký được một thượng nghị sĩ đương nhiệm cho vị trí này, Ronald dela Rosa chỉ được coi là người giữ chỗ cho con gái ông, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte. Continue reading “Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines”

“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Continue reading ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris

Nguồn: Xirui Li và Dingding Chen, “Kamala Harris’ Southeast Asia Visit Shows Biden’s Southeast Asia Policy Still Lacks a Clear Roadmap, The Diplomat, 27/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Việc Hoa Kỳ mở rộng hợp tác với Đông Nam Á là một bước đi đáng hoan nghênh, nhưng vẫn còn đó câu hỏi về chiến lược dài hạn của nước này.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vừa khép lại chuyến công du Đông Nam Á, chuyến thăm nước ngoài thứ hai của bà kể từ khi nhậm chức. Sau một số tiếp xúc cấp cao với các nước Đông Nam Á trong hai tháng qua – bao gồm chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Indonesia, Campuchia và Thái Lan; chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines; cũng như việc Ngoại trưởng Antony Blinken tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng với ASEAN – chuyến thăm của Harris cho đến nay là minh chứng cao nhất về cam kết “ở lại” khu vực của Hoa Kỳ. Continue reading “Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thời Biden cũng như thời Trump, dựa trên quan hệ với ASEAN và “Bộ Tứ” (Quad) làm nền tảng cho cấu trúc an ninh khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi Trump coi trọng quan hệ song phương và coi nhẹ đồng minh thì Biden coi trọng quan hệ đa phương với đồng minh. Đó là bối cảnh của chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Singapore, Việt Nam, Philippines vào cuối tháng này.

Bối cảnh

Theo một khảo sát gần đây của viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute tại Singapore), 61,5% những người được hỏi ở khu vực đã ủng hộ liên kết với Mỹ, chứ không phải Trung Quốc. Sự trở lại của các quan chức ngoại giao kỳ cựu dưới thời Obama đã làm nhiều nước ASEAN kỳ vọng vào một “thời kỳ vàng son” trong quan hệ Mỹ-ASEAN. Continue reading “Mỹ nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEAN và Việt Nam  “

Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?

Nguồn: Richard Heydarian, “Why Biden has been a disappointment to Southeast Asia so far, South China Morning Post, 08/07/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

“Họ đã chẳng học được gì và cũng chẳng quên gì”, nhà ngoại giao Pháp Charles Maurice de Talleyrand-Périgord từng than thở như vậy trước việc Nhà Bourbon không có khả năng rút ra các bài học từ lịch sử. Chẳng bao lâu sau, nước Pháp đã bị cuốn vào một cuộc cách mạng khác, do cháu trai của Napoléon Bonaparte lãnh đạo, cuộc cách mạng này đã quét sạch hoàn toàn nền tảng chế độ cũ.

Hai thế kỷ sau, siêu cường số một thế giới đã thể hiện sự bất lực tương tự trong việc rút ra bài học, thậm chí từ những gì họ ghi nhớ một cách hoàn hảo. Và chính Đông Nam Á là nơi mà tình trạng hờ hững và quên lãng này được phô bày trọn vẹn. Continue reading “Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?”

Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương “Chuyển trục sang Châu Á”. Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy “muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á”. Continue reading “Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  “

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

Nhật ký Bắc Kinh (05/02/21): Phản ứng của TQ trước đảo chính ở Myanmar

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (04/02/2021) vừa qua an ninh được thắt chặt ở Đại sứ quán Myanmar tại Bắc Kinh.

Bốn lính vũ cảnh đứng gác, bình thường chỉ có hai người. Ngoài ra còn có hai cảnh sát trong một chiếc xe đậu trước cổng.

Không nghi ngờ gì: đại sứ quán đang được bảo vệ nghiêm ngặt hơn so với các đại sứ quán Indonesia và Afghanistan liền kề.

Hôm thứ Hai (01/02/2021), quân đội Myanmar đã tổ chức đảo chính, bắt giữ cố vấn nhà nước và nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, Aung San Suu Kyi. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/02/21): Phản ứng của TQ trước đảo chính ở Myanmar”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Why Biden should pursue “Minilateralsim” with ASEAN, Asia Maritime Transparency Initiative, 26/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Joseph Biden đã tiến hành phục hồi cam kết ngoại giao đa phương của Mỹ. Trong tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, ban lãnh đạo mới của Mỹ đã bắt tay vào một cuộc “tấn công quyến rũ” toàn cầu nhằm khôi phục các mối quan hệ quốc tế đã rạn nứt sau bốn năm theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương của Trump.

Trong vòng một tuần, Tổng thống Biden đã tổ chức các cuộc hội đàm quan trọng với những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nhà lãnh đạo thế giới, trong khi đó Ngoại trưởng Antony Blinken đã tổ chức các cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp thuộc nhóm cường quốc châu Âu “E3” gồm Pháp, Đức và Vương quốc Anh cũng như với các cường quốc thuộc Bộ Tứ (Đối thoại An ninh Tứ giác) gồm cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chưa kể, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Quad lần đầu tiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ngay sau đó là cuộc họp “hai cộng hai” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?”

Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Southeast Asia in the Age of Great-Power Rivalry”, Foreign Affairs, 03-04/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Khi tôi còn là một nhà ngoại giao của Singapore, tôi đã từng hỏi một người đồng cấp Việt Nam rằng sự thay đổi lãnh đạo sắp tới ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. “Mọi nhà lãnh đạo Việt Nam,” ông ấy trả lời, “phải hòa hợp với Trung Quốc, mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải đứng lên chống lại Trung Quốc, và nếu ông ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc thì ông ta không xứng đáng là lãnh đạo”.

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình, đội ngũ của ông ấy cũng nên chú ý đến điều đó. Đông Nam Á là tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở những mức độ khác nhau và theo những cách riêng của mình, mỗi quốc gia trong khu vực đã áp dụng cách tiếp cận đó đối với Trung Quốc – và cả với Hoa Kỳ. Continue reading “Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore

Nguồn: Aristyo Darmawan, “Resolving Indonesia and Singapore’s UNCLOS dispute”, East Asia Forum, 07/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong mấy năm qua, Indonesia và Singapore đã có tranh chấp về cách diễn giải Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – cụ thể là việc Singapore có hay không quyền truyền thống để tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng nước quần đảo của Indonesia.

Điều 51 quy định rằng “Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được  ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo”. Singapore lập luận rằng quyền tập trận quân sự truyền thống được bao hàm trong thuật ngữ “những hoạt động chính đáng” và Indonesia có nghĩa vụ cho Singapore quyền được tiến hành các hoạt động này. Continue reading “Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore”

Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar

Nguồn: Russell Goldman, “Myanmar’s Coup and Violence, Explained”, The New York Times, 12/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Bất ổn đang bao trùm Myanmar. Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ trên đường phố hay phong trào tổng đình công đã dần nhường chỗ cho các hoạt động bán quân sự chống lại những hành vi tàn bạo của quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.

Giới tướng lĩnh ban đầu đã kiềm chế trước làn sóng đầu tiên của các cuộc biểu tình, bất tuân dân sự và tổng đình công, nhưng rồi họ phản ứng lại ngày càng mạnh tay và cuối cùng leo thang thành một nỗ lực thô bạo nhằm dập tắt phong trào chống đối khiến hơn 600 người chết và hàng nghìn người bị thương tính đến thời điểm này. Continue reading “Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar”